Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)
2. Các doanh nghiệp EU đến Việt Nam
Từ ngày 4-11-2008, một đoàn hơn 150 doanh nghiệp I-ta-li-a từ nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, ngân hàng đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để tìm cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chuyến thăm do Viện Ngoại thương, Liên đoàn giới chủ Công nghiệp và Hiệp hội ngân hàng I-ta-li-a đồng tổ chức với sự cộng tác của Bộ Phát triển kinh tế, Câu lạc bộ 15 tập hợp các tập đoàn kinh tế lớn của I-ta-li-a. Các doanh nghiệp I-ta-li- có 1.500 cuộc gặp gỡ với khoảng 600 doanh nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này, hãng Piaggio khai trương cơ sở sản xuất lắp ráp xe máy tại Việt Nam và cũng là dự án đầu tư lớn nhất của I-ta-li-a tại Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng nhưng vẫn còn ít được biết đến. Với 84 triệu dân, tỷ lệ tăng trưởng cao và đã thông qua một chương trình cải cách quan trọng, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp I-ta-li-a.
3. Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
Thủ tướng Hun Sen |
Ngày 4-11-2008, nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam. Cùng đi với Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen có nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Cam-pu-chia. Chiều 4-11-2008, tại trụ sở Trung ương Ðảng, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã tiếp và nói chuyện thân mật với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chi-a Hun Sen. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen là sự kiện quan trọng, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Cam-pu-chi-a, là dấu mốc quan trọng góp phần đưa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Cam-pu-chi-a ngày càng phát triển. Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã có sự hy sinh to lớn, giúp nhân dân Cam-pu-chi-a thoát khỏi thảm họa diệt chủng, để đất nước Cam-pu-chi-a phát triển như ngày nay.
4. Đoàn Hạ viện Cộng hoà Séc thăm Việt Nam
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh
và Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hoà Séc,
Chủ tịch Ðảng Cộng sản Séc - Mô-ra-va
Vôi-têch Phi-lip |
5. Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009
Ngày 6-11-2008, với tỷ lệ 87,63% đại biểu tán thành, kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII đã thông qua toàn văn Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Theo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát năm 2009 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Theo Nghị quyết, một số chỉ tiêu chủ yếu đã được Quốc hội thông qua là: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%. Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm ngư nghiệp tăng 2,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%, khu vực dịch vụ tăng 7,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 39,5% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 15%. Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ chính trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.
6. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kiểm tra việc khắc phục tình trạng úng ngập tại Hà Nội
Ngày 6-11-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi kiểm tra việc giải quyết tình trạng úng ngập trên địa bàn Hà Nội, đến thăm nhân dân ở khu vực úng ngập thuộc phường Ðịnh Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Cùng đi với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, lãnh đạo các ngành chức năng của Hà Nội. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biểu dương tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các cán bộ, công nhân đang vận hành Trạm bơm Yên Sở để nhanh chóng giảm thiểu thiệt hại do úng ngập. Các lực lượng bộ đội, công an và nhân dân đã tích cực tham gia công tác bảo vệ Trạm bơm Yên Sở không bị ngập, bảo đảm việc tiêu nước nhanh ra sông Hồng, chống úng ngập cho thành phố. Chủ tịch nước cũng đánh giá cao nỗ lực của các cấp lãnh đạo Hà Nội trong việc chỉ đạo công tác khắc phục úng ngập. Từ thực tế đợt mưa lớn vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại quy hoạch thoát úng ngập trên địa bàn, các ngành, các cấp của Hà Nội cần triển khai ngay công tác vệ sinh môi trường tại các khu vực úng ngập, không để xảy ra dịch bệnh. Các ngành chức năng cần nỗ lực hơn nữa để sớm ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là những nơi còn úng ngập, và đề phòng có mưa lớn tiếp tục trong những ngày tới.
7. Đối thoại chiến lược Việt - Nga lần thứ nhất
Ngày 6-11-2008, tại Hà Nội diễn ra Đối thoại chiến lược lần thứ nhất giữa Việt Nam và Liên bang Nga, được hình thành theo thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 9-2007. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh dẫn đầu. Đoàn Nga do Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga A. I.Đê-nhi-xốp dẫn đầu. Tại cuộc đối thoại, hai bên đã trao đổi sâu rộng về tình hình quốc tế và các khu vực, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương; các thách thức đối với an ninh và phát triển trên thế giới cũng như đối với Việt Nam và Liên bang Nga, trong đó có an ninh kinh tế. Hai bên cũng thảo luận các biện pháp tăng cường phối hợp hành động trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần củng cố hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung.
8. Hội nghị cấp cao các nước Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma - Việt Nam (CLMV)
Ngày 6-11-2008, kết thúc tốt đẹp Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 4 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với sự tham dự của Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Xen, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bua-xỏn Búp-phả-vanh, Thủ tướng Liên ban Mi-an-ma Thên Xên và Phó Tổng Thư ký ASEAN Xô-ung Rát-cha-vi. Thủ tướng (CLMV) đã nhất trí thông qua Danh mục dự án Hợp tác CLMV gồm 58 dự án và giao cho các quan chức cao cấp cụ thể hóa và thống nhất các dự án ưu tiên kêu gọi tài trợ. Thủ tướng các nước hoan nghênh và đánh giá cao chương trình học bổng CLMV do Việt Nam đề xuất dành cho sinh viên, học sinh các nước Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma. Thủ tướng các nước hài lòng nhận thấy hợp tác CLMV trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ, định hình được cơ chế hợp tác và chuyển sang giai đoạn triển khai các chương trình và dự án hợp tác cụ thể. Thủ tướng các nước đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao CLMV 4, khẳng định cam kết và quyết tâm chính trị tăng cường hợp tác CLMV, đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp lớn để thúc đẩy một cách hiệu quả hợp tác CLMV. Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 5 sẽ được tổ chức tại Cam-pu-chia vào năm 2010.
9. Kỷ niệm 91 năm Cách mạng Tháng Mười Nga
|
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009  (09/11/2008)
Thông cáo số 19 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (09/11/2008)
Bộ Tài chính cho phép giảm giá xăng 1.000 đồng  (09/11/2008)
Phát triển khu đô thị mới với tầm tư duy mới  (08/11/2008)
Phát triển khu đô thị mới với tầm tư duy mới  (08/11/2008)
IMF: Các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng âm  (08/11/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên