Siết chặt quy định thành lập ngân hàng mới
Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo dự thảo nghị định mớivề thành lập và quản trị ngân hàng, theo hướng áp dụng những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn đối với việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, cho biết theo dự thảo thì vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần mới sẽ là 3.000 tỉ đồng, gấp 3 lần vốn điều lệ quy định cho một ngân hàng thương mại cổ phần hiện hữu vào cuối năm nay.
Ngoài ra, mỗi ngân hàng phải có ít nhất 100 cổ đông, trong đó mỗi doanh nghiệp là cổ đông sáng lập phải có ít nhất 500 tỉ đồng vốn chủ sở hữu và phải đảm bảo làm ăn có lãi trong 3 năm liên tiếp trước khi xin thành lập ngân hàng.
Với điều kiện mới này, gần như chỉ các tập đoàn kinh tế mới có đủ điều kiện vốn chủ sở hữu 500 tỉ đồng, trong khi Chính phủ đang có chủ trương hạn chế các tổng công ty nhà nước và các tập đoàn kinh tế đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. "Cơ hội dành cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc mở ngân hàng là rất ít," ông Lê Xuân Nghĩa khẳng định.
Việc nâng vốn điều lệ các ngân hàng thành lập mới lên 3.000 tỉ đồng đã được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ.
"Thông điệp ở đây rất rõ ràng, Ngân hàng Nhà nước muốn hạn chế số lượng ngân hàng mới, hay đúng hơn là những ngân hàng nhỏ gia nhập thêm vào thị trường ngân hàng nội địa, nhất là khi nỗi quan ngại về sự bất ổn kinh tế toàn cầu đang lan rộng," ông Võ Trí Thành ở Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương nhận xét.
“Những điều kiện này thực sự khắt khe nhưng rất tốt”, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu Nguyễn Thanh Toại đánh giá. "Chỉ riêng việc xây dựng hệ thống core-banking (ngân hàng lõi điện tử) cho mộtngân hàng thương mạiđã tốn 4 triệu USD (trên 65 tỉ đồng). Đó là chưa kể đến các chi phí kèm theo. Nếu ngân hàng mới không có tiềm năng, không đủ năng lực thì nó sẽ khó tồn tại sau khi đi vào hoạt động," ông Toại bình luận.
Trong dự thảo mới, Ngân hàng Nhà nước cũng tập trung xây dựng khung giám sát hệ thống cho các ngân hàng thương mại và xác định quyền lợi của cổ đông.
Theo ông Nghĩa, nhiệm vụ chính của Hội đồng quản trị hiện nay là bàn và quyết định các vấn đề liên quan đến tín dụng, đại hội cổ đông và phân chia cổ tức. Với những nhiệm vụ sắp tới thì Hội đồng quản trị sẽ không còn thời gian để can thiệp vào quyền và công việc của tổng giám đốc ngân hàng nữa. Ngoài ra, ngân hàng mới phải đáp ứng được các tiêu chí chuẩn về quản trị rủi ro và giám sát theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việt Nam hiện có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần và 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, đã có thêm hai ngân hàng thương mại cổ phần đi vào hoạt động là Liên Việt và Tiên Phong.
Tính đến tháng 8-2008, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được tổng cộng 37 bộ hồ sơ xin thành lập mới ngân hàng thương mại. Trong số các hồ sơ trên, đến nay mới chỉ có Liên Việt và Tiên Phong được chấp nhận thành lập và đã đi vào hoạt động, cùng Bảo Việt Bank được Thủ tướng chấp thuận thành lập.
Từ tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố tạm ngừng nhận hồ sơ và cấp phép thành lập ngân hàng mới để ra soát và điều chỉnh các quy định về việc thành lập ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xin phép thành lập ngân hàng khi dự thảo mới nói trên được Chính phủ thông qua./.
Trường Đại học An ninh Nhân dân long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh  (10/10/2008)
Vì sao chủ nghĩa tư bản điều chỉnh không tránh được khủng hoảng chu kỳ?  (10/10/2008)
Quân khu IV triển khai học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X)  (10/10/2008)
Trên 400 triệu USD đầu tư xây dựng Khu Y tế kỹ thuật cao tại Thành phố Hồ Chí Minh  (10/10/2008)
Xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ” trên quê hương Bác  (10/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên