Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
TCCS - Xác định bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng cốt lõi, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh, cả khu vực và quốc gia, ngành năng lượng đã và đang trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian qua.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11-2-2020, của Bộ Chính trị, về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bà Rịa - Vũng Tàu đã cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung ứng điện và khí thiên nhiên kịp thời, đầy đủ, ổn định, an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh và vùng Đông Nam Bộ. Tổng tiêu thụ năng lượng thương phẩm giai đoạn 2020 - 2022 đạt 6.362.150 TOE. Cơ bản hoàn thành chương trình điện khí hóa nông thôn, bảo đảm cấp khí cho hoạt động phát điện và sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch điện được triển khai thực hiện theo trình tự thủ tục quy định. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả trong định hướng phát triển các ngành điện, dầu khí, năng lượng tái tạo. Phát triển bền vững các nguồn phát điện với cơ cấu và phân bố hợp lý, bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hóa, chú trọng nâng cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó:
Về điện mặt trời: Trên địa bàn tỉnh, có 7 dự án điện mặt trời nối lưới đã đưa vào vận hành thương thương mại với tổng công suất 288MW; 3.102 hệ thống điện mặt trời mái nhà được đầu tư và đưa vào vận hành với tổng công suất 275,38MWp. Trong giai đoạn 2020 - 2022, tổng sản lượng điện phát ra của điện mặt trời trên địa bàn tỉnh đạt 1.770 triệu kWh, đáp ứng 8,41% tổng sản lượng điện thương phẩm của toàn tỉnh (sản lượng điện thương phẩm đạt 21.046 triệu kWh), góp phần bảo đảm nguồn điện cung cấp cho việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Về nhiệt điện khí: với tổng công suất 4.386MW, tổng sản lượng điện phát lên lưới giai đoạn 2020 - 2022, đạt 60,61 tỷ kWh, chiếm 8,41% tổng sản lượng điện của cả nước (720,97 tỷ kWh). Tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, bổ sung dự án Trung tâm Điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1 vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch VII Điều chỉnh).
Việc phát triển các nguồn điện từ rác thải và chất thải rắn nhằm bảo vệ môi trường luôn được tỉnh quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển. Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt, có 3 dự án với tổng công suất 15MW. Hiện nay, ngành điện lực đã vận hành các trạm biến áp 110kV theo tiêu chí không người trực; xây dựng hạ tầng đo đếm thông minh, gồm các công tơ thông minh, các phần cứng, hạ tầng viễn thông truyền tải dữ liệu 2 chiều,… Bên cạnh đó, để phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, tỉnh đã quan tâm đầu tư cho hạ tầng lưới điện tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, các nhà máy điện được kết nối qua các đường dây truyền tải điện, đường dây phân phối đến các khác hàng sử dụng điện và cung cấp cho các tỉnh, thành lân cận, bảo đảm cung ứng nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tổng công suất nguồn phát điện toàn tỉnh đạt khoảng 4.909MW, chiếm khoảng 7,08% tổng công suất nguồn điện quốc gia; đóng góp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện sản xuất đạt khoảng 33,5 tỷ kWh/năm, chiếm khoảng 13,13% sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu quốc gia.
Về phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng, tỉnh ưu tiên tập trung thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp phù hợp, tuyệt đối không xem xét, kêu gọi các dự án không đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí, điều kiện thu hút, dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng lãng phí tài nguyên, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Triển khai thực hiện chương trình khoa học và công nghệ, hỗ trợ đổi mới sáng tạo theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Triển khai chuyển đổi số trong ngành điện đã được áp dụng rộng rãi, góp phần phát triển nền tảng công nghệ số, tạo thuận lợi ở mọi khâu trong sản xuất - kinh doanh để góp phần tăng năng suất lao động. Cùng với quá trình chuyển dịch năng lượng, các nhà máy, công trình năng lượng gia tăng đã kéo theo nhu cầu về chất lượng và số lượng việc làm. Theo thống kê trong năm 2022, tổng số lao động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực khai khoáng và sản xuất điện đạt 20.695 người.
Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Việc phát triển bền vững ngành năng lượng luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt trong ngành dầu khí, phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng lượng tiết kiệm, hiệu quả và phương án phát triển hạ tầng điện lực theo hướng bền vững, trong đó đã đạt được một số kết quả: Việc cung cấp điện, cung cấp khí được bảo đảm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được lồng ghép vào chương trình chống biến đổi khí hậu, chương trình tăng trưởng xanh,... Thường xuyên thực hiện rà soát, cập nhật, điều chỉnh danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn theo tiêu chí quy định; đôn đốc các cơ sở thuộc danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong gian đoạn tới, nền kinh tế của thế giới và Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều thay đổi. Phát triển bền vững, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là xu hướng mà toàn thế giới đang hướng tới. Việc chuyển dịch trong ngành năng lượng theo hướng phát triển mạnh, bền vững và sử dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn,...), đồng thời phát triển các nguồn năng lượng mới như hydrogen, băng cháy, phát triển các nguồn lưu trữ năng lượng (thủy điện tích năng, hệ thống pin lưu trữ) là xu thế chủ đạo.
Do đó, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định một số giải pháp cần tập trung ưu tiên, gồm:
Một là, tiếp tục tập trung đẩy mạnh thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về các định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cho từng thời kỳ; đồng thời, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các quan điểm, phương hướng được đề ra tại chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, làm kim chỉ nam cho phát triển ngành năng lượng trên địa bàn tỉnh.
Hai là, tiếp tục thực hiện các mục tiêu, giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 10-1-2022, về “những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”; quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc cải môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có ngành năng lượng; phân công cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương và chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện theo những mục tiêu, giải pháp đã được đề ra.
Ba là, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, minh bạch, công bằng giữa mọi thành phần kinh tế và bảo đảm tiến độ các công trình năng lượng, đặc biệt là các công trình điện, hạ tầng đường ống dẫn khí.
Bốn là, công bố, công khai những quy hoạch, định hướng, kế hoạch về phát triển ngành năng lượng trên địa bàn tỉnh đối với các dự án về năng lượng, giúp doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân nắm bắt thông tin và thực hiện những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình./.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu  (05/09/2024)
Phát triển thị trường các-bon: Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị cho Việt Nam  (10/06/2024)
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới  (28/08/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay