Xây dựng khu vực phòng thủ và diễn tập chiến đấu phòng thủ: Nâng cao tiềm lực quốc phòng Thủ đô
TCCS - Diễn tập chiến đấu phòng thủ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền; nâng cao khả năng tham mưu của các cơ quan quân sự, công an và các ban, ngành, đoàn thể trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và sự phối hợp hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng với nhau nhằm xử trí kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra.
Tầm quan trọng của xây dựng khu vực phòng thủ và diễn tập chiến đấu phòng thủ
Trước yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, năm 1988, Đảng ta đã đề ra chủ trương chiến lược là xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc. Thực hiện chủ trương đó, các địa phương trên cả nước đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ và nguồn lực để tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ và diễn tập chiến đấu phòng thủ.
Kết quả qua mỗi lẫn diễn tập, đã phản ánh được thực lực bảo vệ địa phương và phản ánh sinh động kết quả xây dựng khu vực phòng thủ về mọi mặt. Đó là cơ sở thực tiễn để từng địa phương bổ sung, điều chỉnh kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ phù hợp với tình hình thực tế của mình. Đó còn là yếu tố quan trọng để Đảng, Nhà nước ta tiếp tục phát triển quan điểm củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố trở thành những “mắt xích” quan trọng trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua các đợt diễn tập, năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và khả năng tham mưu của các ban, ngành đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đều được nâng cao; vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an được khẳng định; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp tác chiến giữa các lực lượng. Bên cạnh đó, các đợt diễn tập còn góp phần bổ sung, kiện toàn hệ thống văn kiện tác chiến, văn kiện chiến đấu phòng thủ, đồng thời nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh cho cán bộ và nhân dân địa phương, đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho những lần tổ chức công tác diễn tập sau.
Triển khai diễn tập trên địa bàn Thủ đô
Ngày 17-6-2021, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn trực tuyến diễn tập khu vực phòng thủ năm 2021 cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố; chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tại 6 quận, huyện: Cầu Giấy, Long Biên, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Đồng thời, diễn tập “Thiết quân luật, giới nghiêm” tại quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức; diễn tập bảo đảm cho tác chiến phòng thủ đối với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố. Năm 2021, với quan điểm đổi mới, sáng tạo, thiết thực, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ thành phố xác định, ngoài các nội dung diễn tập theo chương trình hàng năm, nội dung, quy mô và phương pháp tổ chức diễn tập sẽ mang nhiều điểm mới, sáng tạo.
Thông qua diễn tập, các đơn vị đều nhận thức sâu sắc được về mục đích và ý nghĩa của cuộc diễn tập đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân; nâng cao trình độ tổ chức, khả năng điều hành của các cấp, các ngành, làm cơ sở thực tiễn để có thể vận dụng trong quá trình xây dựng thành phố Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững chắc. Đồng thời, đây là cơ sở để các đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị, tổ chức luyện tập, thực hành diễn tập đạt kết quả cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Một số vấn đề đặt ra
Tình hình thế giới, khu vực hiện nay đã đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có vấn đề xây dựng khu vực phòng thủ và diễn tập khu vực phòng thủ. Nói cách khác, xây dựng khu vực phòng thủ và diễn tập khu vực phòng thủ phải đồng thời đạt được hai yêu cầu: bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô trong thời bình và sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp, bảo vệ vững chắc Thủ đô khi đất nước có chiến tranh. Để thực hiện tốt hai yêu cầu này, chúng ta cần chú trọng vào một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, các cấp, các ngành, các địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ. Đây không chỉ là hình thức huấn luyện tổng hợp mà còn là “phép thử” để rút ra những vấn đề về lý luận, thực tiễn trong xây dựng khu vực phòng thủ. Nói một cách tổng quát, chỉ có thông qua diễn tập, từng địa phương mới thấy được thực lực về khả năng tự bảo vệ của mình đến đâu. Đó là một trong những cơ sở quan trọng để từng địa phương điều chỉnh mục tiêu và bổ sung tiềm lực quốc phòng - an ninh.
Hai là, cần bám sát vào tình hình thực tế và yêu cầu bảo vệ địa phương cả trong thời bình lẫn thời chiến để xác định nội dung diễn tập. Mỗi địa phương có sự khác nhau tương đối về vị trí địa chính trị - kinh tế - quốc phòng. Bởi vậy, bám sát yêu cầu bảo vệ địa phương để xác định nội dung diễn tập là một yêu cầu khách quan. Ngoài ra, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau; năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; truyền thống, lịch sử của từng địa phương cũng có sự khác nhau. Đó là cơ sở để chúng ta xây dựng nội dung diễn tập cho phù hợp với nhiệm vụ của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và các tổ chức quần chúng được vũ trang ở địa phương.
Ba là, cần đề cao vai trò của nhân dân trong xây dựng khu vực phòng thủ, nhất là trong diễn tập khu vực phòng thủ. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phương thức lãnh đạo quân - dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu đã được cán bộ, nhân dân ta thể hiện rất phong phú, sáng tạo. Vì vậy, những kinh nghiệm quý báu càng cần được chúng ta kế thừa, phát triển trong xây dựng, diễn tập khu vực phòng thủ.
Bốn là, chú trọng công tác tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ ở tất cả các cấp; từ đó, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh cả ba mặt: xây dựng kế hoạch, phê chuẩn kế hoạch, công tác chuẩn bị và tổ chức thực hành diễn tập. Thực tiễn cho thấy, sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương xây dựng khu vực phòng thủ, các địa phương trên cả nước đã tổ chức hàng trăm cuộc diễn tập với quy mô cấp tỉnh và cấp huyện (chưa kể cấp xã, phường). Song cho đến nay, nội dung và phương thức diễn tập ở các địa phương vẫn còn nhiều cách biệt. Vì thế, bên cạnh tổng kết diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh và cấp huyện, cần tăng cường tổng kết công tác này ở quy mô quân khu và quy mô toàn quốc nhằm thống nhất nội dung và phương thức diễn tập. Cần nắm vững mục tiêu, quan điểm của Đảng về xây dựng khu vực phòng thủ. Trong quá trình tổng kết, cần nghiêm túc phân tích chi tiết những vấn đề còn vướng mắc, những nội dung cần thay đổi; trên cơ sở đó, thống nhất về nội dung (những vấn đề cơ bản nhất), cấp phê duyệt, chỉ đạo, đạo diễn, khoảng thời gian, kinh phí và trách nhiệm của các lực lượng, thành phần liên quan đến diễn tập khu vực phòng thủ.
Có thể nói, thực tiễn luôn vận động phát triển. Việc xác định các vấn đề cần diễn tập không chỉ căn cứ vào hiện tại, mà còn phải dự báo được sự phát triển của tình hình mới để bảo đảm phù hợp với yêu cầu bảo vệ Thủ đô cả về trước mắt và lâu dài. Vì vậy, các cấp, các ngành và các lực lượng vũ trang trên địa bàn Thủ đô cần tiếp tục nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc về diễn tập khu vực phòng thủ và coi đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ tại Thủ đô, góp phần cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, tạo thế và lực, môi trường và điều kiện cho đất nước hội nhập, phát triển./.
Công điện của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19  (01/08/2021)
Hà Nội kiên quyết không lãng phí “thời gian vàng” giãn cách xã hội để đẩy lùi và chiến thắng đại dịch COVID-19  (31/07/2021)
Hà Nội tăng cường phát triển hệ thống cây xanh  (30/07/2021)
Hà Nội: Công khai, minh bạch trong phòng, chống tham nhũng  (10/07/2021)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp