Thành phố Hà Nội đột phá trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội
TCCS - Thành phố Hà Nội luôn được đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về nguồn vốn ngân sách ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo đó, Thành phố luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Thành phố. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, công tác tín dụng xã hội của Thành phố đã có những thành quả đột phá.
Chủ trương đúng, chỉ đạo sát sao, cách làm sáng tạo
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp của thành phố Hà Nội luôn tích cực, chủ động triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nhất là chỉ đạo tập trung các nguồn lực tài chính, bố trí ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội hằng năm để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ủy ban nhân dân quyết định việc giao dự toán ngân sách địa phương hằng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Lãi thu từ nguồn ngân sách, Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được phân bổ trở lại cho Ngân hàng Chính sách xã hội bổ sung nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn ngân sách Thành phố còn được bổ sung từ nguồn dự phòng rủi ro và phí quản lý. Do đó, nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tăng mạnh không chỉ nhờ cơ chế đặc thù của Thành phố mà còn có sự chung tay của 100% quận, huyện để hỗ trợ người dân trên chính địa bàn của mình.
Đặc biệt để đột phá “lõi nghèo” và thực hiện mục tiêu phát triển của thành phố, Ủy ban nhân dân đã bố trí ngân sách ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để triển khai thực hiện một số chương trình tín dụng chính sách theo cơ chế đặc thù riêng của địa phương như: Cho vay phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ cho hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, hỗ trợ chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn Thành phố.
Hiệu quả đột phá…
Thứ nhất, Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước có 100% quận, huyện, thị xã đều chuyển vốn ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong đó, nhiều đơn vị đã dành nguốn vốn lớn như: Quận Cầu Giấy là 47,9 tỷ đồng; Nam Từ Liêm là 47 tỷ đồng; Hà Đông là 39,7 tỷ đồng; Thanh Xuân: 30,3 tỷ đồng; Hoàng Mai: 27,1 tỷ đồng; Hai Bà Trưng: 26,6 tỷ đồng; Ba Đình: 24,1 tỷ đồng; Đống Đa: 20,6 tỷ đồng; Bắc Từ Liêm: 14,1 tỷ đồng; Long Biên: 14 tỷ đồng; Tây Hồ: 12 tỷ đồng. Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp không chỉ phát huy vai trò tuyên truyền, giám sát thực hiện chính sách mà còn huy động các nguồn lực khác để đưa qua Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho vay đạt 15 tỷ đồng.
Thư hai, sau 5 năm nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại Thành phố là 2.903 tỷ đồng, tăng 1.805 tỷ đồng (+164%) so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 36% tổng nguồn vốn; trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách thành phố lên tới là 2.505 tỷ đồng, tăng 1.514 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với trước giai đoạn; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách quận, huyện, thị xã là 383 tỷ đồng, tăng 290 tỷ đồng. Với việc triển khai hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phối hợp cùng chính quyền cấp xã và các hội, đoàn thể, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương hiện đang cho vay gần 81 nghìn khách hàng với dư nợ cho vay đến 30-6-2020 đạt 2.817 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36% tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố.
Thứ ba, dư nợ cho vay đến 30-6-2020, đạt 7.913 tỷ đồng, tăng 3.192 tỷ đồng so với năm 2014 với hơn 289 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,16% cuối năm 2014 xuống còn 0,05% thời điểm cuối tháng 6-2019. Nguồn vốn giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố sau 5 năm cũng đã giúp cho hơn 487 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong đó có gần 170 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, góp phần giúp cho 57 nghìn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; cho vay gần 170 nghìn lượt khách hàng vay vốn giải quyết việc làm, góp phần thu hút, tạo việc làm cho hơn 186 nghìn lao động; giúp cho hơn 17 nghìn lượt học sinh, sinh viên được vay vốn học tập, cho vay xây dựng mới và cải tạo gần 250 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây mới, sửa chữa cải tạo 3.906 căn nhà cho hộ nghèo.
Thứ tư, vốn tín dụng chính sách đã góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của Thành phố. Hiện nay, đã có 4/18 huyện, thị xã và 325/386 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu đề ra.
Thứ năm, tổng doanh số cho vay của thành phố từ cuối năm 2014 đến nay đạt 13.226 tỷ đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vay của hộ nghèo, trong đó, nguồn vốn tập trung nhiều cho các xã vùng khó khăn, những nơi còn nhiều hộ nghèo trên địa bàn Hà Nội. Những kết quả trên đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thành phố, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 0,42% (cuối năm 2019), phấn đấu đến cuối năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo. Hiện tại, có 9 quận, huyện không còn hộ nghèo là Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh.
Tiếp tục chủ động, sáng tạo thực hiện tốt, có hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy các kết quả tích cực đã đạt được Hà Nội tiếp tục đặt quyết tâm thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua hoạt động ủy thác các hội, đoàn thể; kiểm tra, giám sát những khó khăn người dân để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách… Trong đó chú trọng tập trung triển khai một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của tín dụng chính sách xã hội đối với việc bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô. Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Hai là, tiếp tục tập trung nguồn vốn ngân sách về một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội để quản lý và cho vay. Hằng năm, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương đưa vào dự toán chi ngay từ đầu mỗi năm để chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội, bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Ba là, thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện tại cơ sở, có ý kiến chỉ đạo định hướng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cũng như kịp thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế, đồng thời, có hình thức khen thưởng, động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân tích cực và có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Bốn là, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, nhất là công tác kiểm tra của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, của các đoàn thể chính trị - xã hội… để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện cũng như nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị của cơ sở và người dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội.
Năm là, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Sáu là, tiếp tục quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gắn với nâng cao nhận thức, ý thức tự vươn lên của hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Bảy là, Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp tiếp tục phát huy vai trò tham mưu của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tổ chức thực hiện, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội bảo đảm kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai dân chủ và an toàn vốn./.
Tập thể Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội  (20/09/2020)
Giao thông đô thị Việt Nam - những gam màu sáng - tối  (18/09/2020)
Hà Nội phát triển hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới  (10/09/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay