Mít tinh trọng thể Kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Sáng 26-7, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2007).
Tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam Phạm Thế Duyệt cùng đông đảo các đồng chí lãnh đạo đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội. Tham dự với lễ mít tinh còn có các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các đồng chí thương bệnh binh, các gia đình liệt sỹ và người có công với nước.
60 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và chọn ngày 27-7, là ngày để nhân dân cả nước tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái với các liệt sỹ, thương bệnh binh và thân nhân của họ. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa đã dấy lên trên khắp cả nước, là minh chứng cụ thể và sâu đậm nhất để ghi nhớ những đóng góp, sự hy sinh lớn lao của nhiều thế hệ đã sống, chiến đấu xả thân vì nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, cùng hàng triệu anh chị em thương, bệnh binh đã để lại mọt phần thân thể nơi chiến trường, trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, sự hy sinh của họ đã góp phần làm rạng rỡ non sông gấm vóc Việt Nam.
Trong suốt 60 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên xem xét bổ sung chính sách ưu đãi đối với người có công với nước. Chính sách đó được chế định thành pháp luật, được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến nay, chính sách ưu đãi người có công đã được áp dụng để chăm lo cho hơn 8,2 triệu người, đó là các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các vị lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các thương-bệnh binh, thân nhân liệt sĩ.
Cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đối với người có công với nước đã trở thành hoạt động thường xuyên và sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Đến nay phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã ủng hộ gần 5.000 tỉ đồng, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hàng năm huy động được từ 180 - 200 tỷ đồng; cả nước đã có gần 300.000 căn nhà tình nghĩa được xây tặng cho các gia đình chính sách; hàng ngàn vườn cây, ao cá, giếng nước tình nghĩa và trên 600.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa với gần 400 tỉ đồng được trao tặng cho những người được hưởng chính sách ưu đãi; 20.000 thương binh nặng bị suy giảm khả năng lao động được chăm lo, giúp đỡ chu đáo ở gia đình; hơn 40.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hàng vạn bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi được các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp… nhận đỡ đầu, chăm sóc.
Đến nay, cả nước đã có 85% gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương. Nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học tài giỏi, những doanh nhân thành đạt.
Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trân trọng gửi tới các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn sâu sắc.
Thủ tướng nhấn mạnh: Vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước, đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn đó. Các thế hệ người Việt Nam sẽ luôn luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, công tác "Đền ơn đáp nghĩa" đối với những người, những gia đình có công với nước cần phải được làm tốt hơn nữa. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng, đó là: Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách ưu đãi khác về kinh tế - xã hội đối với người có công, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho những người có công và con em của họ; giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả các gia đình chính sách về vật chất cũng như tinh thần; Tiếp tục phát động sâu rộng hơn nữa phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", toàn dân chăm sóc người có công với nước, thực hiện tốt phương châm "Nhà nước, nhân dân và những người được hưởng chính sách ưu đãi cùng phấn đấu", tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thương binh, bệnh binh, người có công, gia đình có công tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội; Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chính sách ưu đãi, không để xảy ra tiêu cực trong việc thực hiện các chính sách; tiếp tục làm tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao truyền thống yêu nước và đạo nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và trân trọng tri ân công lao to lớn của các anh hùng - liệt sĩ và những người có công với nước.
Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam  (26/07/2007)
Dịch vụ công - đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay  (26/07/2007)
Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh những năm 20 của thế kỷ XX  (26/07/2007)
Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (26/07/2007)
Thành viên WTO thứ 150 - Bài học từ các nước đi trước  (26/07/2007)
Nguyễn Hữu Cầu - chí sĩ yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục  (26/07/2007)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay