Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
TCCS - Ngày 30-7-2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực tại miền Nam, Tạp chí Cộng sản và Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết số 54/2017/QH14”.
Chủ trì hội thảo có PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS, TS. Nguyễn Tấn Phát, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Phùng Ngọc Bảo, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam; PGS, TS. Nguyễn Văn Y, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự hội thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện Thành phố; các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý, đại diện các học viện, trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24-11-2017, Nghị quyết số 54/2017/QH14, “Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh” (Nghị quyết số 54) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4, theo đó, Quốc hội đã cho phép Thành phố thực hiện 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực gồm đất đai; đầu tư; tài chính - ngân sách nhà nước; cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức... Đến nay, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua 13 nội dung, với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng, như: Ban hành quyết định ủy quyền công việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện; ủy quyền công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện; quyết định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý theo hiệu quả công việc…
Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, PGS, TS Nguyễn Tấn Phát khẳng định, hội thảo là diễn đàn khoa học để các nhà lãnh đạo, quản lý; các nhà khoa học nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở khoa học; các căn cứ chính trị, pháp lý để xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, điều kiện tiên quyết để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững trong thời gian tới. Hội thảo nhận được 67 bài tham luận khoa học của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học… được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, chất lượng. Các tham luận của hội thảo tập trung làm rõ hơn 3 nội dung chính là:
Một là, tập trung làm sáng tỏ hơn về những luận cứ khoa học, sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách để phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Hai là, những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 54 ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua; từ đó, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ba là, giải pháp, kiến nghị, đề xuất nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54 trên các lĩnh vực: Cơ chế tài chính - ngân sách nhà nước; cơ chế phân cấp, ủy quyền; về cơ chế, chính sách phát triển thành phố Thủ Đức…
Nhận xét cơ chế đặc thù mà Trung ương dành cho Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, hiện nay cơ chế xin - cho vẫn còn rất nặng nề, có xu hướng tăng, chưa tạo được sự chủ động cho Thành phố. Đồng chí cho rằng, trong trường hợp chưa có nghị quyết thay thế thì có thể kéo dài Nghị quyết số 54, song cần tháo gỡ một số vấn đề, vướng mắc cụ thể. Trước mắt là tháo gỡ vướng mắc ở Nghị định số 33, 34 của Chính phủ liên quan đến cán bộ công chức phường, xã; có cơ chế thống nhất về biên chế cán bộ, công chức, người làm việc không chuyên trách ở phường, xã.
TS. Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực IV cho rằng, Nghị quyết số 54 đã tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Song, tác động thực sự của cơ chế đặc thù chưa được như mong muốn. Nguyên nhân do hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến thành phố khó phát huy được cơ chế đặc thù. Bên cạnh đó, một số cơ chế được cho là cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh nhưng trên thực tế cũng áp dụng với các địa phương khác nên không có sự đặc biệt đặc trưng.
Trình bày tham luận tại hội thảo, đồng chí Lê Minh Đức, Phó trưởng Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ rõ những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, tạo động lực, khơi gợi tinh thần lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả làm việc, củng cố và nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiền, vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là việc thực hiện hệ số điều chỉnh tăng thu nhập đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 54 của Quốc hội chỉ từ 0,6 lần đến 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ. Như vậy, vẫn chưa đạt được mức 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ như quy định của Nghị quyết số 54 của Quốc hội.
Để phát triển Thành phố trong thời gian tới, theo TS, KTS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch chung, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và một số nhà khoa học cho rằng cần có nghị quyết mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố, theo đó, sẽ không thí điểm cơ chế đặc thù mà thực hiện dài hạn. Đồng thời, Thành phố cần có cơ chế riêng trong nhiều lĩnh vực như quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính ngân sách, đô thị, môi trường, tổ chức bộ máy, phân cấp uỷ quyền và một cơ chế riêng cho thành phố Thủ Đức…
Kết luận hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đánh giá cao những kết quả đạt được của hội thảo, cụ thể: (i) Tổng kết thực tiễn thực hiện Nghị quyết số 54 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua; đánh giá kết quả, tiềm năng, thuận lợi cũng như xác định các khó khăn, thách thức trong xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù góp phần đưa Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh và bền vững; (ii) Tập hợp các luận cứ khoa học làm cơ sở tư vấn cơ chế, chính sách, tham mưu cho các cấp lãnh đạo, quản lý Thành phố; hướng đến khai thác tối ưu tiềm năng, phát huy thế mạnh đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh; (iii) Tạo diễn đàn khoa học để các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp làm cơ sở khoa học định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh./.
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển