TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG

Nguyễn Tấn Dũng - Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020

Nhằm giới thiệu những nội dung cơ bản của dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, tiếp theo bài "Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết về vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết quan trọng này.

Nguyễn Phú Trọng - Những định hướng bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991

Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991). Cương lĩnh năm 1991 có giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta trong suốt hai thập niên qua. Tuy nhiên, từ khi Cương lĩnh năm 1991 ra đời đến nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Nhiều vấn đề mới nảy sinh từng bước được Đảng ta nhận thức và giải quyết có hiệu quả; nhiều vấn đề liên quan đến Cương lĩnh đã có nhận thức mới, sâu sắc hơn; quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn; đồng thời cũng có thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Vì vậy, Đại hội X của Đảng đã quyết định: “Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Vũ Trọng Kim - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thành công của Đại hội đảng bộ các cấp

Từ khi ra đời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn luôn và sẽ tiếp tục gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng, lúc khó khăn, sóng gió cũng như khi thắng lợi vẻ vang. Đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng sắp tới sẽ là dịp để Mặt trận tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Vũ Huy Hoàng - Những đóng góp của Việt Nam vào sự phát triển Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Năm 2010, Việt Nam là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Với vai trò mới Việt Nam có nhiều cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN, một trong những trụ cột cơ bản của tổ chức này.

Nguyễn Khánh Toàn - Xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu to lớn và bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi rất cơ bản, cách mạng nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm gây mất ổn định chính trị, xã hội, ý đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta. Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội đang gia tăng; quá trình phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục phát sinh nhiều phức tạp, tác động trực tiếp và làm cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ngày càng nặng nề hơn.

NHÂN KỶ NIỆM 65 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9

Lê Mậu Hãn - Hồ Chí Minh với công cuộc kiến lập nền cộng hòa dân chủ Việt Nam

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã vùng lên “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm và chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do.

Cao Đức Thái - Một cuộc cách mạng thực hiện ba chức năng lịch sử, mang dấu ấn thời đại

Có những sự kiện lịch sử khi thời gian càng lùi xa, người ta nhận thấy tầm vóc, ý nghĩa của nó càng lớn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc ta là một trong những sự kiện vĩ đại đó, đã đồng thời thực hiện được 3 chức năng lịch sử.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vũ Tuấn Anh - Từ chaebol Hàn Quốc, suy nghĩ về một số bài học phát triển và tái cấu trúc đối với tập đoàn kinh tế Việt

Ở Việt Nam, sự phát triển của các tập đoàn và tổng công ty lớn nhà nước có nhiều điểm giống với các chaebol Hàn Quốc những năm 1960 - 1980 và không ít tập đoàn đang đứng trước những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết về hiệu quả kinh doanh, quản lý. Do đó những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc tái cấu trúc các doanh nghiệp lớn để hoạt động có hiệu quả hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay rất có ý nghĩa tham khảo.

Nguyễn Doãn Thị Liễu - Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội địa trên thị trường nông thôn

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội địa trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế là sách lược đúng đắn nhằm đưa nền kinh tế phát triển dựa vào nội lực một cách bền vững và cải thiện đời sống người dân, nhất là khu vực nông thôn. Tuy nhiên, để khai thác thị trường này một cách triệt để cần nghiên cứu và có những giải pháp thích hợp.

Ngô Đức Thanh - Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững

Phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững đang được nhiều nước quan tâm, tuy nhiên do áp lực của hội nhập nên việc thực hiện điều đó không dễ dàng, nhất là các nước xuất khẩu dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ. Theo quan điểm phát triển bền vững, xuất khẩu nông sản ở nước ta đang chứa đựng nhiều yếu tố thiếu bền vững, đòi hỏi phải sớm có giải pháp khắc phục.

Hoàng Thị Hương - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc.

Đặng Huỳnh Mai - Giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường

Vấn đề mối quan hệ cũng như sự tác động giữa giáo dục và nền kinh tế thị trường đã được rất nhiều công trình tập trung nghiên cứu và đề cập trong nhiều diễn đàn và hội thảo khoa học. Ở đây, chúng tôi chỉ tiếp cận vấn đề trên quan điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục được xem xét trên cơ sở của mối quan hệ giữa giáo dục với thị trường hàng hóa (mang hình thái vật chất); thị trường nhân tài; thị trường dịch vụ lao động và cả mối quan hệ giữa cơ chế giáo dục với cơ cấu kinh tế…

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Trần Đình Thành - Đích đến của Đồng Nai là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

Qua gần 5 năm nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh, Đồng Nai đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tạo đà thuận lợi cho bước đường tiếp theo của tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đích đến của Đồng Nai là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đang dần hiện rõ.

Nguyễn Hữu Cường - Lực lượng vũ trang Quân khu 4 phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ"

Sinh ra trong bão táp cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, được kế thừa truyền thống cách mạng của quê hương, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 đã nêu cao phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", truyền thống Bình - Trị - Thiên trung dũng, Thanh - Nghệ - Tĩnh ngoan cường, cùng các tầng lớp nhân dân vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, lập nhiều chiến công hiển hách.

Bùi Thị Hòa - Đăk Nông hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, xuất phát từ đặc điểm tình hình của địa phương, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Nông lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã khẳng định: Phát triển bền vững về kinh tế nhưng vẫn bảo đảm kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và bảo đảm công bằng, an sinh xã hội, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm môi trường trong lành, cảnh quan có giá trị và tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ sau.

Hà Quang Ngọc - Điều chỉnh một số hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Thực hiện chương trình cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trong giai đoạn vừa qua, bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy chính quyền địa phương các cấp nói riêng đã có nhiều thay đổi trên nhiều phương diện, nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa xã hội và hội nhập quốc tế.

SINH HOẠT TƯ TƯỞNG

Thanh Thường - Sao trước kia không...

THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Trần Nguyễn Tuyên - Cộng hòa Liên bang Đức trong quan hệ hợp tác với Việt Nam

Đức là một trong những nước viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu và thường xuyên cho Việt Nam. Tổng ODA mà Đức cung cấp cho Việt Nam đạt trên 1,5 tỉ USD, đứng thứ 2 trong EU (sau Pháp). Nguồn vốn ODA này được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như: Xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng, xây dựng năng lực thể chế và đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Đức tiếp tục cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trong những năm tới hướng vào những lĩnh vực hợp tác mới như: ứng phó với sự biến đổi khí hậu, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dương Mộng Huyền - Thế giới với vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng

Năng lượng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế - xã hội từng nước nói riêng. Đặc biệt khi thế giới đang trong tình trạng "khát" nhiên liệu nghiêm trọng, nguồn cung dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng có hạn vì có nguy cơ cạn kiệt thì khả năng phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng là một vấn đề cực kỳ quan trọng của bất cứ quốc gia nào.

Nguyễn Văn Lịch - Bảo hộ thương mại thời hậu khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã có tác động rất nhiều đến thương mại quốc tế, trong đó nổi lên vấn đề bảo hộ thương mại. Theo nhiều nghiên cứu, tuy việc vi phạm trắng trợn các quy định thương mại có hạn chế, song điều khiến người ta cảnh giác chính là những biện pháp bảo hộ thương mại đang có nguy cơ trỗi dậy. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cảnh báo thương mại toàn cầu (GTA), tình trạng bảo hộ thương mại hiện nay đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Trần Hiệp - Vũ Thùy Dung - Đảng Tiến bộ và Chủ nghĩa xã hội Ma-rốc

 Qua gần 40 năm tồn tại và phát triển, Đảng Tiến bộ và Chủ nghĩa xã hội (PPS) Ma-rốc - một trong năm đảng chính trị lớn ở Ma-rốc, đã có những đóng góp quan trọng đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như sự đoàn kết các lực lượng dân chủ và tiến bộ đấu tranh chống các thế lực thù địch. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, PPS Ma-rốc đang nỗ lực tự đổi mới, củng cố tổ chức, xây dựng Đảng về mọi mặt với tư cách là một đảng tham chính mạnh ở quốc gia này.

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

- Liên minh Bô-li-va

Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA) là tổ chức kinh tế - chính trị được thành lập từ năm 2004, gồm 5 thành viên chính: Vê-nê-xu-ê-la, Cu-ba, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa và Đô-mi-ni-ca cùng với Ê-cu-a-đo là thành viên chưa chính thức kết nạp. ALBA là cơ chế hội nhập trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ La-tinh, như một sự lựa chọn thay thế Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) do Mỹ đề xuất. Cho đến năm 2009, ALBA có 9 thành viên chính thức là Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa, Đô-mi-ni-ca, Ê-cu-a-đo, Ôn-đu-rát, Xanh Vi-xen và Grê-na-đin, An-ti-goa và Bác-bu-đa.