Công tác thông tin đối ngoại: “Chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng”
20:50, ngày 02-08-2017
TCCSĐT - Sáng 02-8-2017, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 16 - KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Chỉ thị số 26 của Ban Bí thư (khóa X) về công tác thông tin đối ngoại. Gần 500 đại biểu là đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội; đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí tham dự Hội nghị.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương, dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương cho biết, trong giai đoạn 5 năm qua (2011-2016), tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng chính trị xảy ra ở nhiều khu vực, quốc gia; sự cạnh tranh giữa các nước lớn gia tăng về nhiều mặt… Trong nước, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức đan xen.
Trong bối cảnh đó, công tác thông tin đối ngoại được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Sau 5 năm triển khai Kết luận 16 của Bộ Chính trị về "Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020", các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới ngày càng được nâng cao; hệ thống các cơ quan chuyên trách được củng cố, kiện toàn; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện.
Các hoạt động thông tin đối ngoại ở các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức bài bản, đồng bộ hơn. Nội dung, phương thức các hoạt động thông tin đối ngoại được đổi mới; phạm vi, đối tượng, địa bàn ngày càng được mở rộng. Nhiều chủ trương, chính sách, các sự kiện trọng đại của đất nước; quan điểm của Việt Nam đối với những vấn đề khu vực và quốc tế; hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc… được thông tin kịp thời, đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng quan hệ quốc tế, tạo dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, năng động, giàu tiềm năng và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thông tin bằng tiếng nước ngoài được tăng cường; thông tin về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam cũng như sự tham gia tích cực và chủ động của Việt Nam vào những hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc về quyền con người; thông tin kịp thời về những vấn đề, vụ việc liên quan đến tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, công tác bảo hộ công dân Việt Nam... góp phần ngăn chặn, đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đối ngoại trong hơn 30 năm đổi mới đã góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho việc triển khai thành công các hoạt động thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu; quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với cả năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các đối tác lớn trên thế giới tiếp tục được củng cố.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thông tin đối ngoại vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là nhận thức về thông tin đối ngoại vẫn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại. Công tác theo dõi, nắm bắt, dự báo tình hình còn chưa kịp thời, lượng thông tin còn mỏng; hình thức thông tin còn chưa thực sự phù hợp với nhiều đối tượng; việc kết hợp giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, giữa trong nước với các địa bàn nước ngoài vẫn còn thiếu đồng bộ; chưa khai thác hiệu quả công nghệ, phương tiện truyền thông hiện đại...
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương đánh giá cao những kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của các ngành, các cấp trong thời gian vừa qua.
Nhấn mạnh tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường trong thời gian tới, đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý các ngành, các cấp, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại cần chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong công tác tham mưu, tổ chức, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể. Đó là: tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay; tiếp tục hoàn thiện tổ chức, cơ chế chỉ đạo, chủ động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ về thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Công tác thông tin đối ngoại cần tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả theo phương châm "Chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng"; chú trọng công tác nghiên cứu, nắm bắt, dự báo tình hình quốc tế và khu vực làm cơ sở chỉ đạo, định hướng thông tin đối ngoại.
Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường các kênh thông tin bằng tiếng nước ngoài; sử dụng các phương tiện truyền thông mới, nhất là các mạng xã hội vào mục đích thông tin, tuyên truyền đối ngoại một cách kịp thời và hiệu quả; nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch; làm tốt công tác phát ngôn, chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, đấu tranh dư luận. Đồng thời cần quan tâm, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại ở Trung ương và địa phương.
Tại Hội nghị, 8 tập thể và 6 cá nhân đã được tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương cho biết, trong giai đoạn 5 năm qua (2011-2016), tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng chính trị xảy ra ở nhiều khu vực, quốc gia; sự cạnh tranh giữa các nước lớn gia tăng về nhiều mặt… Trong nước, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức đan xen.
Trong bối cảnh đó, công tác thông tin đối ngoại được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Sau 5 năm triển khai Kết luận 16 của Bộ Chính trị về "Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020", các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới ngày càng được nâng cao; hệ thống các cơ quan chuyên trách được củng cố, kiện toàn; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện.
Các hoạt động thông tin đối ngoại ở các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức bài bản, đồng bộ hơn. Nội dung, phương thức các hoạt động thông tin đối ngoại được đổi mới; phạm vi, đối tượng, địa bàn ngày càng được mở rộng. Nhiều chủ trương, chính sách, các sự kiện trọng đại của đất nước; quan điểm của Việt Nam đối với những vấn đề khu vực và quốc tế; hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc… được thông tin kịp thời, đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng quan hệ quốc tế, tạo dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, năng động, giàu tiềm năng và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thông tin bằng tiếng nước ngoài được tăng cường; thông tin về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam cũng như sự tham gia tích cực và chủ động của Việt Nam vào những hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc về quyền con người; thông tin kịp thời về những vấn đề, vụ việc liên quan đến tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, công tác bảo hộ công dân Việt Nam... góp phần ngăn chặn, đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đối ngoại trong hơn 30 năm đổi mới đã góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho việc triển khai thành công các hoạt động thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu; quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với cả năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các đối tác lớn trên thế giới tiếp tục được củng cố.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thông tin đối ngoại vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là nhận thức về thông tin đối ngoại vẫn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại. Công tác theo dõi, nắm bắt, dự báo tình hình còn chưa kịp thời, lượng thông tin còn mỏng; hình thức thông tin còn chưa thực sự phù hợp với nhiều đối tượng; việc kết hợp giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các cơ quan Trung ương với địa phương, giữa trong nước với các địa bàn nước ngoài vẫn còn thiếu đồng bộ; chưa khai thác hiệu quả công nghệ, phương tiện truyền thông hiện đại...
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương đánh giá cao những kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của các ngành, các cấp trong thời gian vừa qua.
Nhấn mạnh tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường trong thời gian tới, đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý các ngành, các cấp, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại cần chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong công tác tham mưu, tổ chức, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể. Đó là: tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay; tiếp tục hoàn thiện tổ chức, cơ chế chỉ đạo, chủ động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ về thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Công tác thông tin đối ngoại cần tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả theo phương châm "Chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng"; chú trọng công tác nghiên cứu, nắm bắt, dự báo tình hình quốc tế và khu vực làm cơ sở chỉ đạo, định hướng thông tin đối ngoại.
Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường các kênh thông tin bằng tiếng nước ngoài; sử dụng các phương tiện truyền thông mới, nhất là các mạng xã hội vào mục đích thông tin, tuyên truyền đối ngoại một cách kịp thời và hiệu quả; nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch; làm tốt công tác phát ngôn, chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, đấu tranh dư luận. Đồng thời cần quan tâm, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại ở Trung ương và địa phương.
Tại Hội nghị, 8 tập thể và 6 cá nhân đã được tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020.
Ngày 10-9-2008, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 26 - CT/TW "Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới". Tiếp đó ngày 14-2-2012, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Kết luận số 16 - KL/TW về "Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020". Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược đầu tiên về công tác thông tin đối ngoại, tạo cơ sở quan trọng để các ban, bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại một cách toàn diện, bài bản và hiệu quả. |
Thủ tướng gửi điện thăm hỏi tình hình lũ lụt tại Đông Bắc Thái Lan  (02/08/2017)
Sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp phù hợp quyền và lợi ích của công dân  (02/08/2017)
Thủ tướng: Tạo lập khung thể chế vượt trội cho các đặc khu  (02/08/2017)
Đà Nẵng khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị cho Tuần lễ APEC  (02/08/2017)
Ban Tổ chức Trung ương thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý  (02/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên