Kon Tum tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng nông thôn
Tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở Kon Tum chiếm số đông, có vị trí đặc biệt quan trọng. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Ban Chấp hành Đảng bộ Kon Tum đặc biệt chú trọng tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng nông thôn, xác định đó là nhân tố hàng đầu.
Kon Tum có 80 xã, 10 phường, 6 thị trấn, với 822 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 51 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được hưởng Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ; dân số khoảng 40 vạn người (với trên 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 52%), khoảng 41% dân số theo đạo chủ yếu là Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.
Đảng bộ tỉnh Kon Tum có 14 đảng bộ trực thuộc (9 huyện ủy, thị ủy và 5 đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy) gồm 568 tổ chức cơ sở đảng trên tổng số 709 đơn vị cơ sở (chiếm 80,11%). Trong đó, tổ chức cơ sở đảng cấp xã là 80 (gồm có 75 đảng bộ cơ sở và 5 chi bộ), với 681 chi bộ trực thuộc (538 chi bộ khu dân cư, 84 chi bộ giáo dục và 59 chi bộ quân sự); tổ chức cơ sở đảng phường, thị trấn là 16, với 233 chi bộ trực thuộc (162 chi bộ khu dân cư, 39 chi bộ giáo dục, 16 chi bộ quân sự và 16 chi bộ công an).
Được cấp ủy các cấp quan tâm, bám sát Quy định 95 - QĐ/TW, ngày 3-3-2004, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, thời gian qua, chất lượng hoạt động, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở Kon Tum từng bước được nâng lên. Cụ thể là:
Về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng: Hầu hết các tổ chức cơ sở đảng đã kịp thời đề ra chủ trương, định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời, lãnh đạo thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển diện tích lúa nước, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch khu dân cư phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, giãn dân, tách hộ lập vườn.
Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Đến nay, các vấn đề bức xúc về nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đã cơ bản được giải quyết; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả quan trọng (tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 38,63% năm 2005 xuống còn khoảng 27% vào cuối năm 2007).
Giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, học sinh đi học trong độ tuổi đạt tỷ lệ cao (97,8%), chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có tiến bộ; các dịch bệnh nguy hiểm được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không để lây lan trên diện rộng. Các thiết chế văn hóa được đầu tư, duy trì; hiện đã tu sửa, làm mới trên 750 nhà rông ở các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số.
Công tác tuyên truyền, giáo dục được chú trọng làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức đúng về nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong tình hình mới, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn thôn, làng. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp và các vấn đề bức xúc ở cơ sở cơ bản được giải quyết kịp thời, không để tồn đọng, gây điểm nóng phức tạp.
Việc lãnh đạo và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở được cấp ủy quan tâm lãnh đạo thực hiện tương đối tốt. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ ở xã được củng cố, kiện toàn; các nội dung thuộc quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân được họp bàn thống nhất trong dân trước khi triển khai thực hiện và niêm yết công khai. Nhân dân và đại diện nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát. Đến nay đã có trên 80% thôn, làng xây dựng được quy ước, hương ước.
Về lãnh đạo công tác tư tưởng: Hầu hết các cấp ủy cơ sở đã quan tâm, chú trọng đúng mức công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận rõ âm mưu "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" và thủ đoạn chống phá cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. Một số cấp ủy đã chủ động đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch để kịp thời đề ra chủ trương, nhiệm vụ cụ thể về công tác tư tưởng, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các xã triển khai rộng khắp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, hiện đang tổ chức các cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở cấp cơ sở.
Về lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ: Các cấp ủy đã xác định đúng vị trí, vai trò của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ đối với việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; từ đó thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở cả trước mắt và lâu dài. Chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện thường xuyên, có nền nếp; nhiều nơi đã xác định rõ mục tiêu, cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho quy hoạch. Ngoài những chỉ tiêu có tính bắt buộc, nhiều địa phương đã xác định rõ cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng. Nhìn chung, tính đồng bộ trong công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện tốt hơn; các khâu, các bước làm quy hoạch cơ bản được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy trình.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở được chú trọng đúng mức. Sau đào tạo, số cán bộ dự nguồn và các chức danh chuyên môn đều được phân công, bố trí công tác theo chuyên môn đào tạo. Một số nơi đã có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ xã và cán bộ dự nguồn (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei đã tổ chức các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ xã, thôn; Huyện ủy Kon Plong đã phân công cho các cơ quan, đơn vị của huyện nhận đỡ đầu từ 1 - 2 em trong diện dự nguồn cán bộ của xã để nuôi cho ăn học và tập sự tại cơ quan, đơn vị).
Việc nhận xét, đánh giá cán bộ đã có những chuyển biến tích cực; gắn việc đánh giá, nhận xét cán bộ với việc xây dựng kế hoạch thay thế số cán bộ trình độ, năng lực quá yếu không hoàn thành nhiệm vụ, sa sút phẩm chất đạo đức và lối sống, cùng với số cán bộ lớn tuổi. Thực hiện Nghị quyết 11 - NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, các huyện ủy, thị ủy đã luân chuyển gần 100 cán bộ về xã công tác gắn với củng cố, kiện toàn nhân sự chủ chốt các xã.
Về lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Hầu hết cấp ủy đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả việc củng cố, kiện toàn các tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thể; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy định, Điều lệ Đoàn, hội. Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ các xã, phường đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia tích cực có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng và tham gia vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của quần chúng nhân dân.
Về xây dựng tổ chức đảng: Tập trung vào xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh và kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng viên, nhất là ở những thôn, làng chưa có hoặc có ít đảng viên và chưa có tổ chức đảng. Công tác phát triển đảng đã có những chuyển biến rõ nét, nhất là đối với cấp xã.
Nền nếp sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ được duy trì tương đối tốt. Trong sinh hoạt, nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững; nội dung sinh hoạt có bước đổi mới theo Chỉ thị 10 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 57, 05 của Ban Tổ chức Trung ương, nhất là việc tạo điều kiện cho đảng viên tham gia đóng góp ý kiến vào công việc chung của chi bộ.
Chế độ tự phê bình và phê bình thông qua các kỳ sinh hoạt tiếp tục được nâng lên. Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên đã từng bước dần khắc phục tình trạng đánh giá không đúng thực chất, chạy theo thành tích. Sau đánh giá, phân loại những tổ chức đảng yếu kém, đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ đã được các cấp ủy chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm và xác định rõ nội dung, thời gian để tiến hành.
Công tác kiểm tra đảng ở các tổ chức đảng được quan tâm chú trọng thực hiện theo Điều 30, 32 của Điều lệ Đảng, góp phần giảm được số đảng viên có hạn chế từng mặt từ 31,82% năm 2003 xuống còn 11,18% năm 2006; đảng viên vi phạm tư cách từ 1,36% năm 2003 xuống còn 1,34% năm 2006. Đội ngũ cấp ủy cơ sở, bí thư chi bộ, đảng bộ cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp và nâng dần về chất lượng, nhất là từ sau đại hội Đảng các cấp đến nay.
Thực hiện các mối quan hệ giữa cấp ủy, chi bộ với chính quyền, đoàn thể theo đúng quy chế làm việc, quy chế phối hợp. Nhiều nơi đã thể hiện và phân biệt rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia, phối hợp của cấp ủy, chi bộ với vai trò, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của một số đảng bộ, chi bộ nông thôn chưa đầy đủ nên quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương còn lúng túng, chưa thực hiện đầy đủ theo quy định.
Cụ thể: một số ít cấp ủy xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa chậm cụ thể hóa nghị quyết đại hội cấp mình và mục tiêu, chương trình, kế hoạch... của cấp trên vào tình hình cụ thể của địa phương, một số nơi có làm nhưng còn sơ sài, chưa sát với thực tiễn của địa phương.
Nhiều cấp ủy cơ sở chậm phổ biến các chỉ thị, nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nhất là những vấn đề mới phát sinh ở cơ sở, cá biệt có nơi chậm phát hiện âm mưu, thủ đoạn móc nối, lôi kéo vượt biên, phát triển tà đạo... của các thế lực thù địch trên địa bàn.
Việc thực hiện quy trình các bước về công tác cán bộ ở một số nơi chưa tốt. Nhận xét, đánh giá cán bộ hằng năm còn chậm, có biểu hiện nể nang. Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên ở một số đảng bộ, chi bộ chưa thường xuyên, sâu sát, thiếu chặt chẽ. Tính tiền phong gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao, làm giảm lòng tin của quần chúng. Việc phân công đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ ở nhiều xã chưa cụ thể, chưa đáp ứng yêu cầu và hiệu quả. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hằng năm có nơi chưa phản ánh đúng thực chất.
Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng chậm đổi mới; nhiều nơi, nhiều tổ chức có biểu hiện hành chính hóa, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên chưa cao nhưng việc khắc phục còn chậm.
Nguyên nhân của những khuyết điểm: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, nhất là người đứng đầu còn yếu, có nơi vi phạm các nguyên tắc của Đảng, quy định của Nhà nước. Tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi chưa cao. Một số cấp ủy cấp trên chưa kiên quyết và có giải pháp hữu hiệu để lãnh đạo cấp dưới củng cố, kiện toàn, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, sai phạm. Việc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn của các huyện ủy, thị ủy chưa thường xuyên, chưa quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ xã.
Từ những kết quả đạt được cùng với việc nhận thức rõ về khuyết điểm, bước đầu Đảng bộ Kon Tum rút ra một số kinh nghiệm đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn là:
- Phải nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng với công tác đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong tình hình hiện nay. Đồng thời, phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng.
- Quá trình tổ chức thực hiện phải xây dựng chương trình, kế hoạch và tiến hành triển khai đồng bộ, đồng thời phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo khâu đột phá.
- Quán triệt quan điểm "cơ sở tự làm là chính", chú trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, nhất là trong việc củng cố, kiện toàn các đảng bộ, chi bộ xã yếu kém.
- Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn phải gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX "về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" và các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong từng thời gian. Hằng năm, sau đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên, cấp ủy, chi bộ phải xây dựng kế hoạch phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm và kế hoạch xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới:
Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII. Đề cao ý thức tự giác của tập thể cấp ủy và cá nhân người đứng đầu, khắc phục tư tưởng chạy theo thành tích, che giấu khuyết điểm, nể nang, né tránh, ngại va chạm trong công tác kiểm tra, trong tự phê bình và phê bình.
Tăng cường công tác tư tưởng, triển khai mạnh mẽ phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kiên quyết bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cơ sở, nhất là vai trò của tổ chức cơ sở đảng đối với công tác tư tưởng - văn hóa. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã đối với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy theo Chỉ thị 10 - CT/TW, ngày 30- 3-2007 của Ban Bí thư Trung ương và Hướng dẫn 05 của Ban Tổ chức Trung ương. Nắm chắc và thực hiện tốt Quy định 95 - QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ xã. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc của các cấp ủy và tổ chức đảng; gắn việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã. Tiếp tục cụ thể hóa nội dung, phương pháp kiểm điểm, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng hằng năm, nhằm tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm giữ vững và phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, thực hiện tốt công tác tạo nguồn tại chỗ để phát triển đảng viên mới ở những thôn, làng chưa có hoặc có ít đảng viên, phấn đấu đến năm 2010 xóa hết thôn, làng "trắng" đảng viên, tiến tới xóa thôn, làng "trắng" tổ chức đảng. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chi bộ trong công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên; thực hiện tốt việc phân công, kiểm tra, hướng dẫn và giúp đỡ đảng viên thực hiện nhiệm vụ (mỗi đảng viên có ít nhất một nhiệm vụ cụ thể, ngoài 4 nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng). Bảo đảm đảng viên thực sự tiên phong, đi đầu thực hiện nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Kịp thời đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, không hoàn thành nhiệm vụ đảng viên, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã bảo đảm số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã. Thực hiện nghiêm quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ; kịp thời thay thế cán bộ lãnh đạo ở các địa phương, đơn vị yếu kém, trì trệ kéo dài, có vấn đề nổi cộm. Quan tâm đúng mức công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, có đề án đào tạo, bố trí, sử dụng hiệu quả số cán bộ từ nguồn học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm phục vụ tốt chiến lược cán bộ và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh (đến năm 2010 có trên 50% cán bộ, công chức đạt chuẩn, trong đó có trên 80% cán bộ chủ chốt đạt chuẩn). Thường xuyên củng cố, kiện toàn và làm tốt việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, nhất là đối với các đồng chí bí thư, phó bí thư đảng bộ, chi bộ cơ sở xã.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Trọng tâm là giám sát, kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, chấp hành quy định những điều đảng viên không được làm, việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện các chương trình, dự án kinh tế - xã hội của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn. Đề cao vai trò của cấp ủy, cơ quan cấp trên trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với đảng bộ, chi bộ xã. Nâng cao tính chiến đấu của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã trong việc đấu tranh với những biểu hiện, việc làm sai trái của đảng viên, người đứng đầu các tổ chức.
Tiếp tục cải tiến và đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của cấp ủy cơ sở bảo đảm dân chủ, sâu sát cơ sở, giảm hội họp; chú trọng xây dựng, hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy trình công tác của cấp ủy, chi bộ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, những nhân tố tích cực trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Từ thực tế lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn trong thời gian qua, chúng tôi kiến nghị Trung ương sớm có quy định về việc bố trí chức danh và quy định về chức năng, nhiệm vụ của đồng chí Phó Bí thư phụ trách xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở các xã trọng điểm (hiện tỉnh Kon Tum mới có 6/33 xã trọng điểm, chiếm 18,18%, có đủ điều kiện tiến hành bầu bổ sung Phó bí thư cấp ủy chuyên trách xây dựng hệ thống chính trị cơ sở); có quy định thống nhất về kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cho cấp xã. Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương nói chung và chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức xã nói riêng; có quy định cụ thể, thống nhất về phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; có chính sách đối với số cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số đi học các trường cao đẳng, đại học và cán bộ không chuyên trách khi được cử đi học; có quy định cụ thể về chính sách đối với số cán bộ luân chuyển, tăng cường về xã công tác, gắn với chính sách thu hút chuyên gia giỏi về công tác tại Tây Nguyên; nghiên cứu có phụ cấp đối với cấp ủy viên, nhất là đối với cấp ủy viên xã và chi ủy viên thôn (làng, tổ dân phố).
Giai cấp công nhân Việt Nam - thực trạng và suy ngẫm  (17/12/2007)
Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc với những sáng tạo lý luận mới  (14/12/2007)
Phát triển phải bền vững  (14/12/2007)
Vấn đề dân số toàn cầu và những thách thức ở Việt Nam  (14/12/2007)
Tuyên Quang đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng  (14/12/2007)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên