Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
TCCSĐT - Ngày 16-12-2014, tại thành phố Cần Thơ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo: “Chương trình Khoa học và công nghệ Tây Nam Bộ - Tầm nhìn và trách nhiệm”. Hội thảo là bước khởi động chính thức Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2014 - 2019 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”.
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phan Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; nhiều nhà khoa học ở các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các sở khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học ở 13 tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 18-4-2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2014 - 2019 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ”, gọi tắt là “Chương trình Tây Nam Bộ”. Chương trình này được giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đồng chủ trì thực hiện.
Mục tiêu của “Chương trình Tây Nam Bộ” là cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ liên ngành để thúc đẩy liên kết nội vùng và liên kết vùng; triển khai có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ theo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các giải pháp được đề ra trong chương trình phục vụ việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ liên ngành nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chủ lực của vùng Tây Nam Bộ; phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như sản xuất lúa, cây ăn quả, nuôi, trồng thủy sản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp các giống cây, con, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng; các giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.
Hội thảo cũng tập trung trao đổi, góp ý về các mô hình triển khai các giải pháp khoa học và công nghệ như: mô hình liên kết chuỗi giá trị sản xuất các ngành và sản phẩm phù hợp với đặc thù và thế mạnh của vùng Tây Nam Bộ; mô hình ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; mô hình triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học vào một số lĩnh vực chủ yếu của vùng; mô hình triển khai công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền tự động đồng bộ trong chế biến, bảo quản các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản; mô hình ứng dụng các công nghệ hiện đại để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng; mô hình liên kết giữa khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, giáo dục và đào tạo vùng Tây Nam Bộ.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khẳng định: Việc triển khai thực hiện Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa khoa học và công nghệ đến những vùng đặc biệt quan trọng và còn nhiều khó khăn của đất nước, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai. Đến nay, sau khi đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức khởi động chương trình trong giai đoạn 2014 - 2019. Việc tập trung phối hợp thực hiện tốt chương trình này không chỉ khẳng định vai trò, trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ bền vững mà còn thể hiện quyết tâm, trách nhiệm và tình cảm của cộng đồng khoa học và công nghệ cả nước đối với vùng Tây Nam Bộ. Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đồng hành cùng các cơ quan khoa học, các nhà khoa học trong nước và lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ để bảo đảm thực hiện thắng lợi chương trình.
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố danh sách Ban Chủ nhiệm Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” gồm 7 thành viên. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và đồng chí Phan Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là Đồng Chủ nhiệm chương trình; đồng chí Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là Phó Chủ nhiệm chương trình./.
Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng  (16/12/2014)
Chủ tịch nước gặp mặt đoàn các nghệ sỹ sân khấu Việt Nam  (16/12/2014)
UAE là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông  (16/12/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên