Châu Á tiếp tục câu chuyện tăng trưởng thành công nhất
22:22, ngày 19-04-2014
Thế giới đã vượt qua giai đoạn “thảm họa” kinh tế kéo dài và giờ đây bước sang trang mới, giai đoạn “nhấn ga” tăng trưởng kinh tế. Kinh tế toàn cầu đang trên đà tăng trưởng tích cực hơn, trong đó châu Á nổi lên là khu vực tăng trưởng năng động nhất. Tuy nhiên, sự phục hồi này còn chưa đồng đều và đối mặt với không ít nguy cơ, đáng lưu ý là những rủi ro địa chính trị mà gần đây là khủng hoảng Ukraine.
Trong bối cảnh này, mục tiêu hàng đầu của các nền kinh tế thế giới là đổi mới và chung sức tạo lập một môi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và tạo nhiều việc làm. Đây là những nhận định và quyết tâm cơ bản được các nhà lãnh đạo đưa ra tại Hội nghị mùa Xuân thường niên giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa diễn ra cuối tuần qua tại thủ đô Washington (Mỹ).
Kinh tế toàn cầu sang trang mới
Để lại sau lưng sáu năm ký ức buồn về khủng hoảng và suy thoái, trong đó có ba năm tồi tệ nhất (từ năm 2008 - 2010) được gọi là “thảm họa kinh tế,” giờ đây kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn mới hứa hẹn tạo được nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm và bắt đầu tạo được nhiều việc làm.
Theo dự báo mới nhất của IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2014 và 3,9% trong năm 2015, trong đó kinh tế Mỹ đóng góp một phần động lực không nhỏ. Các nước phát triển, đi đầu là Mỹ và Anh, sẽ giữ vai trò cầm lái cho “con tàu” kinh tế thế giới trên bước đường phục hồi, trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi chủ chốt (kể cả Trung Quốc) từng là những ngôi sao sáng “soi đường, dẫn lối” cho kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.
Kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng ước khoảng 2,8% trong năm nay, dù rằng IMF lưu ý chừng đó có thể chưa đủ để đưa hàng triệu người dân nước này trở lại thị trường lao động. Trong khi đó, châu Âu bước qua khỏi giai đoạn khó khăn và kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn với động lực đến từ đầu tư tư nhân và xuất khẩu.
Hội nghị IMF và WB tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu với việc thông qua mục tiêu mà nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 đưa ra là nâng GDP toàn cầu thêm 2.000 tỷ USD trong 5 năm tới cũng như khuyến nghị chính phủ các nước tiến hành các chính sách phù hợp, kể cả việc ngân hàng trung ương các nước chủ chốt duy trì lãi suất thấp để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhằm đạt mục tiêu trên.
Kiên trì cải cách kinh tế với các biện pháp thực tế và cụ thể là tâm huyết mà các bộ trưởng tài chính G20 đã thể hiện trong hai ngày họp từ ngày 10 đến ngày 11-4, kết thúc vào ngày khai mạc Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB (diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13-4). G20 tin tưởng cải cách sẽ giúp tạo thêm 2% tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu trong hai năm tới.
Tin tưởng triển vọng thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 và 2015 sẽ khả quan hơn so với các dự báo trước, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong báo cáo hằng năm vừa công bố ngày 14-4 đã nâng dự báo nhịp độ tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2014 từ 4,5% lên 4,7%, cao gần gấp hai lần so với mức tăng 2,1% của năm 2013, và lạc quan thương mại toàn cầu sẽ trở lại mức tăng 5,3% vào năm 2015.
Bên cạnh việc lạc quan tin tưởng vào sự cải thiện của kinh tế toàn cầu trong năm nay, Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, thừa nhận kinh tế toàn cầu tăng trưởng còn “không đồng đều, quá chậm và mong manh” với 200 triệu người thất nghiệp.
Đầu tuần qua, IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay (thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báo trước), do sự hụt hơi của các thị trưởng mới nổi, lạm phát thấp và bất ổn chính trị tại một số nước, nổi bật là khủng hoảng Ukraine liên quan đến việc Crimea sáp nhập vào Nga. Tăng trưởng kinh tế nhìn chung đi đúng hướng, song đầu tư vẫn tương đối yếu tại hầu hết các khu vực trên thế giới, dù là tại các nền kinh tế mới nổi hay đã phát triển.
Trong báo cáo vừa công bố ngày 14-4, WTO nhận định kinh tế thế giới năm 2014 đan xen giữa những nguy cơ và tiềm năng tăng trưởng. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng trưởng thiếu độ vững, trong khi các nền kinh tế đang phát triển tăng chậm lại đáng kể do cả các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài.
Nhận định chung của WTO, IMF và WB là kinh tế thế giới vẫn đang đối diện với một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, lạm phát ở Eurozone và Nhật Bản vẫn thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn cao ở nhiều khu vực và tác động tiêu cực của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút dần chương trình mua trái phiếu, nhất là đối với các thị trường mới nổi.
Châu Á - Khu vực tăng trưởng năng động nhất
Không nghi ngờ gì, cho đến nay châu Á vẫn là "câu chuyện tăng trưởng" thành công nhất được đề cập tại Hội nghị mùa Xuân năm nay của IMF và WB, mặc dù mức độ thành công còn tùy thuộc vào mỗi nước.
Ông Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EPR) của IMF cho hay, IMF tin tưởng EPR sẽ tiếp tục là nền kinh tế năng động nhất thế giới, cho dù nhịp độ tăng trưởng có thể không được như vài năm trước. EPR sẽ vẫn trong tâm thế tốt để đón nhận những “làn gió” phục hồi từ các nền kinh tế tiên tiến và duy trì đà và lực tăng trưởng vốn có.
IMF dự báo các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm 2014 và 5,5% năm 2015, khả quan hơn mức tăng 5,2% của năm 2013. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 7,5% trong năm 2014, thấp hơn mức tăng 7,7% năm 2013, nhưng có thể coi là sự “điều chỉnh theo mong muốn” để hướng tới sự tăng trưởng bền vững.
Năm 2014, Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng 1,4%, trong khi Ấn Độ dẫn dắt Nam Á phục hồi với mức tăng 5,4%. Nhịp độ tăng trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á sẽ chạm ngưỡng 5% trong năm nay.
Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - nhận được nhiều lời khen ngợi của IMF vì sự kiên định trong việc thực hiện các biện pháp quyết đoán để ngăn chặn “khủng hoảng nhỏ” trong năm ngoái với mức tăng trưởng 5,4%. Hai nền kinh tế đang được các nhà đầu tư quan tâm là Myanmar và Campuchia sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tích cực với mức tăng lần lượt 7,8% và 7,2% trong năm nay.
Theo WTO, trong năm 2013, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền thương mại lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 11% tổng kim ngạch thương mại thế giới. WTO tin tưởng châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2014 với mức tăng 6,9% và đồng thời giữ ngôi đầu về nhập khẩu với mức tăng 6,4%. Mặc dù đang tăng trưởng chậm lại, song kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn là động lực lớn đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ về nhập khẩu ở châu Á.
Dẫu vậy, IMF không quên lưu ý các nền kinh tế châu Á không nên lơ là công cuộc cải cách trong bối cảnh các rủi ro và nguy cơ vẫn “rình rập.” Mặc dù không phải không có tác động tích cực, nhưng việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ thiếu lịch trình cụ thể có thể tác động bất lợi lên châu Á, dẫn tới việc chi phí đi vay tại các nền kinh tế châu Á bị đẩy lên và dòng vốn thoái lui khỏi khu vực này.
Cải cách cơ cấu IMF và tâm điểm Nga và Ukraine
Tuyên bố kết thúc Hội nghị của IMF và WB đã bày tỏ sự "thất vọng sâu sắc" về việc Mỹ vẫn trì hoãn trong việc mở rộng khoản vay để IMF trợ giúp các quốc gia gặp khó khăn. IMF sẽ đưa ra những giải pháp khác cho vấn đề này, một bước đi có thể làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu cũng như dẫn tới một thế giới bị phân cực hơn, nếu Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua chương trình cải cách IMF năm 2010.
Tại cuộc họp ngày 11-4, các nhà hoạch định chính sách G20 thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua việc mở rộng khoản vay và cải cách IMF sao cho mang lại tiếng nói lớn hơn cho các nước mới nổi vào cuối năm nay trong định chế này. Việc thực hiện chương trình cải cách năm 2010 vẫn là ưu tiên số một của IMF. Tuy nhiên, bốn năm trôi qua kể từ khi được IMF thông qua và hầu hết 188 nước thành viên của IMF ủng hộ, nó vẫn bị “kẹt” tại đồi Capitol, do không nhận được “cái gật đầu” từ Quốc hội Mỹ bởi nước này có quyền phủ quyết các quyết định của IMF.
Tại Hội nghị mùa Xuân IMF - WB năm nay, vấn đề Ukraine thu hút nhiều sự quan tâm cũng như quan ngại của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu thế giới. Các bộ trưởng tài chính G-20 ngày 11/4 đã tán thành gói cứu trợ từ 14 đến 18 tỷ USD của IMF dành cho Ukraine để tránh nguy cơ vỡ nợ.
Tuyên bố kết thúc hội nghị cũng nêu rõ nền kinh tế yếu của Ukraine và mối đe dọa an ninh gia tăng sau khi Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga là một trong số nguy cơ đe dọa đối với kinh tế toàn cầu./.
Kinh tế toàn cầu sang trang mới
Để lại sau lưng sáu năm ký ức buồn về khủng hoảng và suy thoái, trong đó có ba năm tồi tệ nhất (từ năm 2008 - 2010) được gọi là “thảm họa kinh tế,” giờ đây kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn mới hứa hẹn tạo được nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm và bắt đầu tạo được nhiều việc làm.
Theo dự báo mới nhất của IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2014 và 3,9% trong năm 2015, trong đó kinh tế Mỹ đóng góp một phần động lực không nhỏ. Các nước phát triển, đi đầu là Mỹ và Anh, sẽ giữ vai trò cầm lái cho “con tàu” kinh tế thế giới trên bước đường phục hồi, trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi chủ chốt (kể cả Trung Quốc) từng là những ngôi sao sáng “soi đường, dẫn lối” cho kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.
Kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng ước khoảng 2,8% trong năm nay, dù rằng IMF lưu ý chừng đó có thể chưa đủ để đưa hàng triệu người dân nước này trở lại thị trường lao động. Trong khi đó, châu Âu bước qua khỏi giai đoạn khó khăn và kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn với động lực đến từ đầu tư tư nhân và xuất khẩu.
Hội nghị IMF và WB tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu với việc thông qua mục tiêu mà nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 đưa ra là nâng GDP toàn cầu thêm 2.000 tỷ USD trong 5 năm tới cũng như khuyến nghị chính phủ các nước tiến hành các chính sách phù hợp, kể cả việc ngân hàng trung ương các nước chủ chốt duy trì lãi suất thấp để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhằm đạt mục tiêu trên.
Kiên trì cải cách kinh tế với các biện pháp thực tế và cụ thể là tâm huyết mà các bộ trưởng tài chính G20 đã thể hiện trong hai ngày họp từ ngày 10 đến ngày 11-4, kết thúc vào ngày khai mạc Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB (diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13-4). G20 tin tưởng cải cách sẽ giúp tạo thêm 2% tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu trong hai năm tới.
Tin tưởng triển vọng thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 và 2015 sẽ khả quan hơn so với các dự báo trước, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong báo cáo hằng năm vừa công bố ngày 14-4 đã nâng dự báo nhịp độ tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2014 từ 4,5% lên 4,7%, cao gần gấp hai lần so với mức tăng 2,1% của năm 2013, và lạc quan thương mại toàn cầu sẽ trở lại mức tăng 5,3% vào năm 2015.
Bên cạnh việc lạc quan tin tưởng vào sự cải thiện của kinh tế toàn cầu trong năm nay, Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, thừa nhận kinh tế toàn cầu tăng trưởng còn “không đồng đều, quá chậm và mong manh” với 200 triệu người thất nghiệp.
Đầu tuần qua, IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay (thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báo trước), do sự hụt hơi của các thị trưởng mới nổi, lạm phát thấp và bất ổn chính trị tại một số nước, nổi bật là khủng hoảng Ukraine liên quan đến việc Crimea sáp nhập vào Nga. Tăng trưởng kinh tế nhìn chung đi đúng hướng, song đầu tư vẫn tương đối yếu tại hầu hết các khu vực trên thế giới, dù là tại các nền kinh tế mới nổi hay đã phát triển.
Trong báo cáo vừa công bố ngày 14-4, WTO nhận định kinh tế thế giới năm 2014 đan xen giữa những nguy cơ và tiềm năng tăng trưởng. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng trưởng thiếu độ vững, trong khi các nền kinh tế đang phát triển tăng chậm lại đáng kể do cả các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài.
Nhận định chung của WTO, IMF và WB là kinh tế thế giới vẫn đang đối diện với một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, lạm phát ở Eurozone và Nhật Bản vẫn thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn cao ở nhiều khu vực và tác động tiêu cực của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rút dần chương trình mua trái phiếu, nhất là đối với các thị trường mới nổi.
Châu Á - Khu vực tăng trưởng năng động nhất
Không nghi ngờ gì, cho đến nay châu Á vẫn là "câu chuyện tăng trưởng" thành công nhất được đề cập tại Hội nghị mùa Xuân năm nay của IMF và WB, mặc dù mức độ thành công còn tùy thuộc vào mỗi nước.
Ông Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EPR) của IMF cho hay, IMF tin tưởng EPR sẽ tiếp tục là nền kinh tế năng động nhất thế giới, cho dù nhịp độ tăng trưởng có thể không được như vài năm trước. EPR sẽ vẫn trong tâm thế tốt để đón nhận những “làn gió” phục hồi từ các nền kinh tế tiên tiến và duy trì đà và lực tăng trưởng vốn có.
IMF dự báo các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm 2014 và 5,5% năm 2015, khả quan hơn mức tăng 5,2% của năm 2013. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 7,5% trong năm 2014, thấp hơn mức tăng 7,7% năm 2013, nhưng có thể coi là sự “điều chỉnh theo mong muốn” để hướng tới sự tăng trưởng bền vững.
Năm 2014, Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng 1,4%, trong khi Ấn Độ dẫn dắt Nam Á phục hồi với mức tăng 5,4%. Nhịp độ tăng trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á sẽ chạm ngưỡng 5% trong năm nay.
Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - nhận được nhiều lời khen ngợi của IMF vì sự kiên định trong việc thực hiện các biện pháp quyết đoán để ngăn chặn “khủng hoảng nhỏ” trong năm ngoái với mức tăng trưởng 5,4%. Hai nền kinh tế đang được các nhà đầu tư quan tâm là Myanmar và Campuchia sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tích cực với mức tăng lần lượt 7,8% và 7,2% trong năm nay.
Theo WTO, trong năm 2013, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền thương mại lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 11% tổng kim ngạch thương mại thế giới. WTO tin tưởng châu Á sẽ dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2014 với mức tăng 6,9% và đồng thời giữ ngôi đầu về nhập khẩu với mức tăng 6,4%. Mặc dù đang tăng trưởng chậm lại, song kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn là động lực lớn đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ về nhập khẩu ở châu Á.
Dẫu vậy, IMF không quên lưu ý các nền kinh tế châu Á không nên lơ là công cuộc cải cách trong bối cảnh các rủi ro và nguy cơ vẫn “rình rập.” Mặc dù không phải không có tác động tích cực, nhưng việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ thiếu lịch trình cụ thể có thể tác động bất lợi lên châu Á, dẫn tới việc chi phí đi vay tại các nền kinh tế châu Á bị đẩy lên và dòng vốn thoái lui khỏi khu vực này.
Cải cách cơ cấu IMF và tâm điểm Nga và Ukraine
Tuyên bố kết thúc Hội nghị của IMF và WB đã bày tỏ sự "thất vọng sâu sắc" về việc Mỹ vẫn trì hoãn trong việc mở rộng khoản vay để IMF trợ giúp các quốc gia gặp khó khăn. IMF sẽ đưa ra những giải pháp khác cho vấn đề này, một bước đi có thể làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu cũng như dẫn tới một thế giới bị phân cực hơn, nếu Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua chương trình cải cách IMF năm 2010.
Tại cuộc họp ngày 11-4, các nhà hoạch định chính sách G20 thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua việc mở rộng khoản vay và cải cách IMF sao cho mang lại tiếng nói lớn hơn cho các nước mới nổi vào cuối năm nay trong định chế này. Việc thực hiện chương trình cải cách năm 2010 vẫn là ưu tiên số một của IMF. Tuy nhiên, bốn năm trôi qua kể từ khi được IMF thông qua và hầu hết 188 nước thành viên của IMF ủng hộ, nó vẫn bị “kẹt” tại đồi Capitol, do không nhận được “cái gật đầu” từ Quốc hội Mỹ bởi nước này có quyền phủ quyết các quyết định của IMF.
Tại Hội nghị mùa Xuân IMF - WB năm nay, vấn đề Ukraine thu hút nhiều sự quan tâm cũng như quan ngại của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu thế giới. Các bộ trưởng tài chính G-20 ngày 11/4 đã tán thành gói cứu trợ từ 14 đến 18 tỷ USD của IMF dành cho Ukraine để tránh nguy cơ vỡ nợ.
Tuyên bố kết thúc hội nghị cũng nêu rõ nền kinh tế yếu của Ukraine và mối đe dọa an ninh gia tăng sau khi Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga là một trong số nguy cơ đe dọa đối với kinh tế toàn cầu./.
Hội nghị toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 của Hội Nhà báo Việt Nam  (19/04/2014)
Nâng cao vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của cộng đồng ASEAN  (19/04/2014)
Đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ thăm các nạn nhân dioxin tại Đà Nẵng  (19/04/2014)
Khánh thành nhà máy lốp xe tải toàn thép hiện đại nhất Việt Nam  (19/04/2014)
Quốc hội băn khoăn về việc bảo toàn Quỹ bảo hiểm xã hội  (19/04/2014)
Hoa Kỳ giúp Việt Nam xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng  (19/04/2014)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên