Mấy ý góp phần hoàn thiện hơn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Trong Lời nói đầu của Dự thảo có viết: “trải qua mấy nghìn năm lịch sử,..”. Theo tôi nên bỏ chữ “mấy” thay bằng chữ “hàng” và viết lại: “trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ...” là phù hợp với lịch sử trên bốn nghìn năm của dân tộc ta.
Ở Chương I, Điều 13, mục 3 quy định: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”. Theo tôi, đó là sự hợp lý, không cần thay đổi, kể cả một số lời như có ý kiến đề nghị. Vì quốc ca là sự kết tụ khí thiêng sông núi, hồn cốt dân tộc, có tính lịch sử lâu dài.
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây là một chương có nhiều nội dung mới về quyền con người. Tuy nhiên, cần trình bày rõ ràng hơn, tách bạch hơn giữa “quyền con người” với “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” bởi lẽ “quyền con người” bao quát hơn, rộng hơn “quyền và nghĩa vụ ... công dân”. Đồng thời cần thể hiện như thế nào trong các điều khi nói đến giới hạn “quyền công dân” (Điều 16, Điều 17... ở Chương II và Điều 58 ở Chương III). Trong thực tế, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng,.. chương trình dự án kinh tế, các tổ chức nhà nước lạm dụng quyền lực làm phương hại đến quyền công dân, nhất là vấn đề “Nhà nước thu hồi đất”,... dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp như trong thời gian qua và là kẽ hở để cho một số tổ chức, cá nhân tham ô, đầu cơ đất đai, người nông dân không có đất sản xuất, đời sống vô cùng khó khăn.
Điều 18, mục 2 “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác”.
Theo tôi, dùng chữ “không thể” là chưa khẳng định một cách dứt khoát, rõ ràng quan điểm của Nhà nước Việt Nam. Do đó phải bỏ chữ “thể”, diễn đạt lại như sau : “Công dân Việt Nam không bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác”. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với một số công dân Việt Nam có nhiều quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam.
Điều 39 quy định “Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn...” Có ý kiến cho rằng, cần tính đến trường hợp kết hôn “đồng giới”. Theo tôi, đây là trường hợp cá biệt, ngoài sự mong muốn và đạo lý của truyền thống dân tộc. Hơn nữa Hiến pháp xác định “Nam, nữ có quyền kết hôn...” chứ không ngăn cấm nam - nam, nữ - nữ kết hôn.
Điều 50 quy định: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế”. Theo tôi, cần bổ sung thêm mấy từ “do luật định” hoặc “theo luật định”, là vừa đúng đối tượng, vừa rõ ràng và tránh hiểu nhầm. Do đó, viết lại như sau : “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế do luật định” hoặc “Mọi công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”.
Ở Chương III, Điều 66, Mục 1 của Dự thảo quy định: “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân...”. Có ý kiến cho rằng “nhân cách” là kết quả của “phẩm chất, năng lực”. Do đó chỉ viết “nhân cách” là đủ. Theo tôi, đồng ý với Dự thảo, vì “nhân cách” không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ “phẩm chất, năng lực” và ngược lại.
Điều 58, mục 3 của Dự thảo ghi: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường...” Nhưng trên thực tế, do lạm dụng quyền lực của Nhà nước dẫn đến thu hồi đất tràn lan, bồi thường không thỏa đáng, dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp nhất là các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần diễn đạt như thế nào vừa giảm bớt quyền lực của Nhà nước - nhân danh tổ chức nhà nước, vừa tăng quyền của công dân.
Ở Chương IV, Điều 71 và 72 nên bỏ 2 chữ “cách mạng” sau “Quân đội nhân dân và công an nhân dân”. Bởi vì, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ta từ khi ra đời đến nay đều mang bản chất cách mạng, dù lực lượng còn non trẻ, không đợi đến lúc xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân “Chính quy, hiện đại” mới mang bản chất “cách mạng” như Dự thảo nêu.
Ở Chương IX, theo tôi, Điều 116 cần phải xác định rõ ràng quyền lực của Hội đồng nhân dân (HĐND). Nếu chỉ diễn đạt như Dự thảo thì còn rất chung chung “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Nên chăng, cần xác định là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương ?. Thực tế qua cải cách bộ máy hành chính các cấp, thí điểm bỏ HĐND cấp huyện, cấp phường... cho thấy bộ máy hành chính Trung ương, địa phương vẫn còn rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; hiệu lực và hiệu quả điều hành Nhà nước còn rất hạn chế, biên chế ngày càng phình ra. Do đó, theo tôi, nên nhất thể hóa một số chức danh chủ chốt của bộ máy Đảng và Nhà nước trong điều kiện Đảng CSVN là đảng cầm quyền. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ lập HĐND cấp tỉnh, bỏ HĐND cấp thành phố, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, thành phố, thị xã. Đồng thời cấp thành phố, huyện thị trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn nên cơ cấu bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, thành phố, thị xã.../.
Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm “Nhật ký trong tù”  (06/09/2013)
Một số kết quả cơ bản của Đảng bộ Hà Nội sau một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”  (06/09/2013)
Hà Nội 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - Kết quả và những vấn đề đặt ra  (06/09/2013)
Thành công của hiện thực và hư cấu trong phim truyện cách mạng Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (06/09/2013)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên