Sự trở lại của nước Pháp: NATO thêm luồng sinh khí
TCCS ĐT - Ngày 11-3-2009, tại Hội nghị của Hội đồng nội các hai nước Pháp và Đức diễn ra ở Béc-linh, thủ đô Cộng hoà Liên bang Đức, với chủ đề “Nước Pháp, nền quốc phòng châu Âu và NATO trong thế kỷ XXI”, với sự tham gia của các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nghị sỹ quốc hội, các nhà quân sự nổi tiếng đã và đương nhiệm, Tổng thống Pháp Ni-cô-lai Xác-cô-di đưa ra tuyên bố thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận: đưa nước Pháp trở lại cơ chế quân sự của NATO mà quốc gia này đã từng rút khỏi cách đây 43 năm về trước.
Năm 1966, để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Tổng thống Pháp khi đó, ông Sác Đờ Gôn đã quyết định rút khỏi cơ chế quân sự của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm củng cố vị thế độc lập của nước Pháp. Sau quyết định đó, Cơ quan tham mưu của NATO buộc phải chuyển từ Pháp sang thành phố Bruc-xen (Bỉ) và yên vị từ đó cho tới hôm nay.
Quyết định đưa nước Pháp trở lại cơ chế quân sự của NATO đã tạo nên bầu không khí chính trị mới mẻ cho cuộc Hội nghị của Hội đồng nội các hai nước Pháp - Đức. Thủ tướng Đức, bà An-ge-la Méc-ken, ủng hộ ý định của Tổng thống Pháp Ni-cô-lai Xác-cô-di và coi tuyên bố đó là “sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương Đức - Pháp”(1).
Giải thích về việc đưa ra quyết định này, Tổng thống Ni-cô-lai Xac-cô-di nói, hiện nay thời thế đã thay đổi, nước Pháp từ lâu đã từng tham gia các chiến dịch quân sự của NATO với lực lượng lên tới 4.000 người. Thế nhưng, Pháp không có quyền tham gia xây dựng các kế hoạch hoạt động của Khối.
Ông N.Xác-cô-di tuyên bố: “Chúng ta muốn tham gia hoạch định chính sách của NATO chứ không chỉ tham khảo chung chung. Hiện nay, nước Pháp chưa có đại diện ở các vị trí quan trọng trong bộ máy chỉ huy và lãnh đạo quân sự của NATO. Chúng ta không được tham gia bất kỳ ý kiến nào khi các đồng minh đưa ra quyết định về các mục tiêu quân sự và các chiến dịch hoạt động mà nước Pháp sẽ tham gia. Tình hình này một phần do lỗi của chúng ta bởi nước Pháp đã chủ trương tự quyết định trong các vấn đề quốc phòng. Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt tình trạng đó, vì lợi ích của nước Pháp và vị lợi ích của châu Âu” (1).
Ngoài ra, vị chủ nhân Điện Ê-li-dê còn cho rằng, việc tham gia cơ chế quân sự của NATO sẽ góp phần củng cố và tăng cường chủ quyền của nước Pháp. Đồng thời, tiềm năng hạt nhân, tuy vẫn là độc quyền sử dụng của Pháp, nhưng sẽ góp phần nâng cao tiềm lực an ninh của châu Âu.
Quyết định của Tổng thống N.Xác-cô-di được đưa ra khi NATO đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập tại Xtra-buốc của Pháp và Ba-đen của Đức vào đầu tháng 4-2009 gây sự chú ý trong dư luận. Một số chuyên gia phân tích chính trị ở châu Âu lưu ý một chi tiết rất đáng quan tâm là nước Pháp quay lại NATO đúng vào lúc liên minh này đang đứng trước tương lai khá ảm đạm. Sự trở lại của Pháp đã tiếp thêm một luồng sinh khí mới cho tổ chức này vào dịp 60 năm thành lập!
Quyết định của ông N.Xác-cô-di đã mang lại những phản ứng trái chiều trong Quốc hội và dư luận Pháp: ủng hộ và phản đối.
Theo một kết quả điều tra, hiện nay có khoảng 58% người Pháp ủng hộ quyết định của Tổng thống N.Xác-cô-di, tuy nhiên, vẫn có 37% số người Pháp phản đối, trong đó có 4 cựu Thủ tướng Pháp là Li-ông Giô-xpanh, Lô-ran Pha-bi-út (người của Đảng xã hội), A-len Giu-pê và Đô-mi-nich Vin-pen (những người theo phải bảo thủ).
Phái phản đối cho rằng, xét về cơ cấu, NATO là một tổ chức không cân xứng, trong đó Mỹ chiếm ưu thế gần như quyết định, vì thế, hiện nay, để tạo dựng sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương có hiệu quả hơn nên sử dụng cơ chế đối thoại giữa EU và Mỹ hơn là cơ chế bên trong khuôn khổ NATO.
Thủ lĩnh Đảng xã hội Mac-tanh Ô-bri gọi quyết định của Tổng thống N. Xác-cô-di là “sự phục sinh tư tưởng Đại Tây Dương”. Theo nhận xét của bà Mac-tanh Ô-bi, không có bất kỳ luận cứ nào làm cơ sở cho việc nước Pháp trở lại NATO. Còn thủ lĩnh đảng trung dung Phrăng-xoa Bai-rô cho rằng quyết định của Tổng thống N.Xác-cô-di là sự cáo chung “nền quốc phòng của châu Âu”. Đại biểu của đảng cầm quyền ở Pháp, ông Phrăng-xoa Gu-la, cho rằng cùng với việc tham gia NATO, nước Pháp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ.
Ủng hộ quyết định của Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp E-va Mô-ren đưa ra lập luận phản đối các ý kiến cho rằng nếu gia nhập NATO, Pháp sẽ mất quyền độc lập. Theo bà E-va Mô-ren, trong tương lại Pháp sẽ vẫn độc lập hành động và tự quyết định nên hay không nên tham gia các chiến dịch của NATO.
Còn theo ông Ac-nô Ca-lic, Tổng Biên tập chuyên san thông tin chiến lược của Pháp, việc xem xét lại quyết định của Tổng thống Pháp Đơ Gôn là do những đổi thay diễn ra trong bối cảnh chính trị - quân sự quốc tế. Theo ông, ngày nay, nước Pháp tích cực tham gia các hoạt động của NATO, trong đó có việc đưa quân tới Ap-ga-ni-xtan, nhưng Pháp lại không được tham gia soạn thảo quyết định và lập kế hoạch thực hiện các chiến dịch đó. Trong khi đó, những quốc gia mới gia nhập NATO như Ba Lan lại tích cực tham gia hoạt động trong NATO và có ảnh hưởng lớn hơn cả của Pháp. Điều này trái với luật lệ thông thường. Vì vậy, cùng với việc trở lại với NATO, vai trò của nước Pháp trong liên minh này sẽ gia tăng. Theo nhận xét của ông Ac-nô Ca-lic, những ý kiến phản đối việc nước Pháp quay trở lại NATO mang tính tư tưởng nhiều hơn.
Ngày 17-3-2009, Quốc hội Pháp tiến hành thảo luận để xem xét vấn đề này. Theo sự uỷ nhiệm của Tổng thống Pháp, Chính phủ của Thủ tướng Phrăng-xoa Phi-ô-na đã phải thuyết phục một số nghị sỹ trong Quốc hội Pháp để đạt được số phiếu ủng hộ đa số bởi vẫn còn một số nghị sỹ chưa muốn chia tay với chủ trương trước đây của Tổng thống Đờ Gôn. Với kết quả bỏ phiếu: 329 nghị sỹ ủng hộ và 238 nghị sỹ phản đối, Quốc hội Pháp chính thức thông qua đề xuất của Tổng thống N.Xác-cô-di.
Điều kiện để nước Pháp trở lại cơ chế quân sự của NATO đã được dàn xếp giữa Điện Ê-li-dê và Nhà Trắng. Đó là, sẽ có khoảng 900 sỹ quan Pháp đến làm việc trong các cơ quan tham mưu của NATO. Sẽ có một vị trí của Pháp trong Bộ chỉ huy cải tổ các lực lượng liên quân của NATO hiện có văn phòng ở bang Viếc-ghi-ni-a (Mỹ). Một sỹ quan cao cấp khác của Pháp sẽ giữ trọng trách trong Bộ chỉ huy khu vực của NATO ở Li-xbon, nơi có Văn phòng của lực lượng phản ứng nhanh và cơ quan chỉ huy tình báo vũ trụ của NATO.
Bình luận về sự kiện này, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng hãy còn quá sớm để có thể nói đến chuyện quyết định của Tổng thống N.Xác-cô-di đưa nước Pháp trở lại cơ chế quân sự của NATO sẽ góp phần tăng cường sự liên kết trong không gian châu Âu - Đại Tây Dương để đối phó với các thách thức an ninh trên cơ sở Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu và Hội đồng Nga - NATO theo nguyên tắc duy trì một nền an ninh chung. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga ủng hộ ý định của Tổng thống Pháp thiết lập quan hệ đối tác với Nga, và Mat-xcơ-va sẽ sẵn sàng thảo luận với Pa-ri về các vấn đề an ninh ở châu Âu (2)./.
(1). Báo "Độc Lập" (Nga), số ra ngày 13-3-2009.
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 "Các đảng và một xã hội mới"  (23/03/2009)
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 "Các đảng và một xã hội mới"  (23/03/2009)
Hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2009)  (23/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 16-3-2009 đến 22-3-2009)  (23/03/2009)
Một sự thất vọng lớn  (22/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay