Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người
Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người luôn được Nhà nước Việt Nam xác định là trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Ngày 18-12, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn nhân quyền thế giới và Công ước về Quyền của người tàn tật. Đại diện nhiều sứ quán và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã tham dự hội thảo.
Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã khẳng định những giá trị vượt thời đại của Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, ra đời ngày 10-12-1948. Đó là 30 Điều, Khoản của Tuyên ngôn đã xác lập một cách toàn diện những giá trị quyền con người phổ biến, trong đó có quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì.
Thứ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người luôn được Nhà nước Việt Nam xác định là trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Điều này được thể hiện trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến năm 1992 cũng như hàng loạt văn bản chính sách pháp luật khác.
Cũng tại phiên khai mạc, ông John Hendra, điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đánh giá cao việc Việt Nam ký kết nhiều Công ước quốc tế nhằm đảm bảo quyền của phụ nữ, trẻ em và gần đây nhất là công ước về quyền của người khuyết tật, ký kết vào tháng 10/2007.
Theo ông Giôn Hen-đơ-ra (John Hendra), đây là những ví dụ đáng phấn khởi về cách thức Việt Nam tôn trọng và theo đuổi công việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV về việc Việt Nam ký kết Công ước về quyền của người khuyết tật, ông Nghiêm Xuân Tuệ - Giám đốc văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam cho biết: “Việt Nam tham gia Công ước này có một ý nghĩa rất lớn lao. Đó là đảm bảo vấn đề nhân quyền, đặc biệt quyền và nhân phẩm của người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực. Trước đây, nhìn vào người khuyết tật người ta nghĩ tới vấn đề nhân đạo nhưng bây giờ, nhận thức của chúng ta đã chuyển từ nhân đạo sang nhân quyền”.
Các tham luận tại hội thảo đã đi sâu phân tích những nội dung cơ bản của công ước về quyền của người tàn tật, chủ trương, chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật, đặc biệt là người tàn tật do di chứng của chất độc da cam./.
Những dấu hiệu cần suy ngẫm trong cho vay tiêu dùng ở khối ngân hàng thương mại hiện nay  (19/12/2008)
Những dấu hiệu cần suy ngẫm trong cho vay tiêu dùng ở khối ngân hàng thương mại hiện nay  (19/12/2008)
“Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh và bền vững”  (18/12/2008)
Thế và lực mới của EU  (18/12/2008)
Cần coi nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu  (18/12/2008)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay