Báo chí với doanh nghiệp, doanh nghiệp với báo chí
Vừa qua, nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Báo chí với doanh nghiệp - Doanh nghiệp với báo chí”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu đại diện các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương, các cơ quan thông tấn báo chí, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Các đồng chí: Hồng Vinh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Trung - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chủ trì hội thảo.
Các tham luận và trao đổi ý kiến của các đại biểu tập trung vào một số nội dung chính như sau:
1. Mối quan hệ tất yếu khách quan giữa báo chí và doanh nghiệp
Sự hợp tác, liên kết giữa báo chí với doanh nghiệp trên con đường đổi mới, hội nhập, “mở cửa” nền kinh tế là đòi hỏi tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan thể hiện trên một số mặt sau:
- Đối với doanh nghiệp, nhu cầu thông tin là một thực tế không thể thiếu và ngày càng tăng, đặc biệt là trong bối cảnh mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
- Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp đều có nhu cầu quảng bá sản phẩm, qua đó góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như chính bản thân doanh nghiệp.
- Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, các doanh nghiệp của Việt Nam đều muốn có nhiều thông tin để vươn ra hội nhập với kinh tế thế giới, chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất, kinh doanh. Báo chí vừa là người cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vừa là người giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp ra thế giới. Mặt khác, qua báo chí, thế giới cũng luôn muốn biết về Việt Nam, về các doanh nghiệp để hợp tác, liên doanh, liên kết và đầu tư vào Việt Nam
- Hoạt động của báo chí và doanh nghiệp đều đóng góp vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; cùng phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân vừa có tâm vừa có tài luôn được báo chí và xã hội tôn vinh, đồng thời cũng là mảng đề tài vô cùng phong phú cho báo chí.
2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, báo chí với doanh nghiệp đã cùng đồng hành và phát triển trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, mối quan hệ này đôi lúc còn chưa thật chặt chẽ. Để củng cố và phát huy mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với doanh nghiệp:
+ Coi trọng việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.
+ Đề cao ý thức tự phê bình và tiếp thu sự phê bình của báo chí, để từng bước xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng hướng và có hiệu quả.
+ Chủ động đổi mới, vươn lên, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đề cao chữ tín, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nước.
- Đối với báo chí:
+ Coi trọng hơn nữa việc phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, cách làm hay, chủ động sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện phương châm lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực.
+ Đưa tin kịp thời, chuẩn xác, hết sức cẩn trọng khi thông tin những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp và của quốc gia.
+ Nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức quản lý kinh tế cho các phóng viên chuyên viết về kinh tế, về doanh nghiệp.
+ Nâng cao trách nhiệm xã hội công dân và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ phóng viên để thông tin khách quan, trung thực theo đúng định hướng, đúng tôn chỉ mục đích của tờ báo và mục tiêu phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
- Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa giữa báo chí và doanh nghiệp.
+ Làm tốt hơn công tác định hướng tuyên truyền của các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; nâng cao trách nhiệm của Hội Nhà báo và các cơ quan chủ quản báo chí.
+ Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin thường xuyên của các doanh nghiệp.
+ Xây dựng chế tài xử lý trường hợp gây cản trở thông tin báo chí hoặc báo chí thông tin sai lệch về doanh nghiệp.
+ Mở rộng các hình thức hợp tác, giao lưu giữa báo chí và doanh nghiệp như tổ chức các giải báo chí, sinh hoạt câu lạc bộ các nhà báo...
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 06-9-2007 đến ngày 03-10-2007  (08/10/2007)
9 tháng đầu năm, GDP của cả nước đạt 8,16%  (08/10/2007)
Khu công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thu hút  (08/10/2007)
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2007 và các giải pháp chủ yếu trong các tháng cuối năm  (08/10/2007)
Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội  (08/10/2007)
Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội  (08/10/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên