Nguyên nhân giảm tốc kinh tế Trung Quốc và những thách thức
22:39, ngày 09-08-2018
TCCSĐT - Kinh tế Trung Quốc giảm tốc là vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Giảm tốc kinh tế của Trung Quốc thể hiện rõ rệt nhất ở 3 dấu hiệu: tăng trưởng GDP và các chỉ số kinh tế vĩ mô giảm; tỷ lệ đầu tư thiếu bền vững; và tỷ lệ nợ tăng cao. Tuy nhiên, đâu là nguyên nhân đằng sau sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc và Trung Quốc đang đứng trước những thách thức nào là vấn đề cần quan tâm.
Vài nét về giảm tốc kinh tế của Trung Quốc
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm, chỉ đạt 6,9% (2015); 6,5% (2016) và 6,8% (2017), là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn (1990 - 2017) so với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số những năm trước. Không chỉ suy giảm tăng trưởng, sản xuất công nghiệp Trung Quốc đối diện với khó khăn là lợi nhuận sụt giảm mạnh do sản lượng dư thừa, nhiều doanh nghiệp phải bán phá giá và giá sản xuất công nghiệp liên tục suy giảm trong giai đoạn (2014 - 2015). Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm 5,9% (2015). Tỷ lệ lợi nhuận của công nghiệp giảm mạnh từ 17,2% (2013) xuống 3,3% (12-2014). Với quốc gia có số dân gần 1,4 tỷ người, sự sụt giảm nhỏ của GDP cũng dẫn tới hàng chục triệu lao động mất việc làm.
Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh. Hậu quả của hoạt động xuất nhập khẩu giảm dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng giảm mạnh, từ mức 4.000 tỷ USD (7-2014) xuống còn 3.450 tỷ USD (12-2015).
Tỷ lệ đầu tư thiếu bền vững: Giảm tốc kinh tế của Trung Quốc tập trung nhiều nhất trong khu vực đầu tư - khu vực đóng góp tới 50% GDP. Tỷ lệ đầu tư thiếu bền vững của Trung Quốc luôn ở mức trên 48% GDP, khiến vốn đầu tư chạy ra khỏi Trung Quốc. Với mức độ thâm dụng vốn tăng nhanh hơn năng suất lao động ở Trung Quốc, rõ ràng, đầu tư đã không hiệu quả. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ đầu tư cao thường đi liền với các dự án cụ thể mà không khả thi, đặc biệt trong một nền kinh tế đang chững bước. Tình trạng này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp có liên quan, những nhà đầu tư, cả bên cho vay và bên cung cấp tài chính.
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy ra khỏi Trung Quốc ngày càng nhiều do môi trường đầu tư Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh. Giá nhân công tăng cao, tăng trung bình mỗi năm 11,6% trong thập kỷ (2005 - 2015). Triển vọng kinh tế ảm đạm khiến nhà đầu tư rút vốn khỏi Trung Quốc. Năm 2014, đã có 800 tỷ USD bị rút ra khỏi thị trường Trung Quốc. Thêm vào nữa, phần lớn dòng tiền của tầng lớp trung lưu cũng được chuyển ra nước ngoài do sự bất ổn của đồng NDT. Chỉ trong quý IV-2015 đã có 367 tỷ USD chạy ra khỏi Trung Quốc do ngành công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, sức mua của người dân thấp, tình trạng tẩu tán tài sản, đầu tư chuyển hướng ra nước ngoài là biểu hiện rõ nhất về tình trạng "giảm sút" của Trung Quốc.
Tỷ lệ nợ tăng cao: Tổng nợ của Trung Quốc đã tăng từ mức 148% GDP (2007) lên 237% GDP (I-2016). Trong đó nợ công chính phủ và nợ của các hộ gia đình tương đương ở mức trên 5.000 tỷ USD - khoảng 65% GDP, còn lại là nợ của khối doanh nghiệp. Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đang ở mức cao nhất thế giới cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối so với GDP. Tổng nợ của Trung Quốc hiện tương đương với khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone (257% GDP), Anh (245% GDP), Mỹ (244% GDP). Nợ công chính phủ của Trung Quốc chỉ bằng khoảng một nửa so với Eurozone, Anh và Mỹ nhưng nợ của khối doanh nghiệp lại cao gấp đôi. Vấn đề giải quyết nợ của Trung Quốc hiện đòi hỏi cấp bách hơn vì tăng trưởng chậm lại sẽ khiến những món nợ của các doanh nghiệp nhà nước với năng suất thấp, hoạt động giảm sút có thể sẽ trở thành gánh nặng nợ xấu cho nền kinh tế.
Tổng nợ của Trung Quốc tương đương 237% GDP (I-2016), vượt xa các nền kinh tế mới nổi khác, làm gia tăng rủi ro khủng hoảng tài chính và nguy cơ tăng trưởng trì trệ kéo dài. Đáng lo ngại là tốc độ tích lũy nợ của Trung Quốc quá nhanh. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), nợ của Trung Quốc đã tăng thêm 6.200 tỷ nhân dân tệ chỉ trong quý I-2016, đây là mức tăng quý mạnh nhất.
Nguyên nhân giảm tốc kinh tế của Trung Quốc
Sự tăng trưởng thần kỳ trong gần ba thập kỷ (1990 - 2014), đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Về cơ bản, chiến lược phát triển kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc lựa chọn đã tận dụng tối đa lợi thế là nhân công giá rẻ và thị trường nội địa có sức tiêu thụ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng, sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là ở chỗ dùng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy tăng trưởng vượt quá năng lực vốn có.
Về lý thuyết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không thể tránh được kịch bản giảm tốc. Theo quy luật của các nền kinh tế, thì nền kinh tế càng lớn sẽ gặp càng nhiều khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng. Về cấu trúc, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều “cơn gió ngược”. Trong dài hạn, tăng trưởng là kết quả của những thay đổi về lực lượng lao động, vốn và sản lượng. Khi cả ba yếu tố này đều tăng trưởng tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, quy mô lực lượng lao động Trung Quốc đã đạt đỉnh từ năm 2012. Đầu tư cũng đã lên đến mức 49% GDP - tỷ lệ mà ít nước đạt được. Hơn nữa, khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc và các nước giàu có đã được thu hẹp, nghĩa là, sản lượng cũng không thể tăng trưởng như trước. Suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được lý giải bởi:
Một là, thiếu hụt động lực đầu tư. Trong khi đầu tư được xem là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định thì việc thiếu hụt động lực đầu tư chính là một trong những nguyên nhân gây gia tăng sức ép lên tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc. Tăng trưởng đầu tư tư nhân (chiếm trên 60% tổng đầu tư) giảm mạnh, chỉ tăng 3,2% so với mức tăng 7,5% (2015). Tốc độ tăng trưởng đầu tư trong ngành chế tạo tiếp tục trượt dốc, chỉ tăng 4,2% (2016), giảm so với mức 8,1% (2015). Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, thiếu hụt nhu cầu đầu tư sẽ ảnh hưởng đến 0,5% tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2017.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tiến hành cải cách, nâng cấp kết cấu kinh tế, thực hiện những biện pháp quyết liệt trong giải quyết vấn đề năng lực sản xuất thừa đã khiến nhu cầu đầu tư tổng thể trong nền kinh tế sụt giảm. Hoạt động đầu tư đối với kết cấu hạ tầng (đường sá, cầu cống...) các dự án nước và công trình công cộng đều đi xuống. Mức đầu tư dành cho sản xuất công nghiệp cũng giảm. Bối cảnh đó khiến Trung Quốc gặp thêm nhiều khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi Trung Quốc đang gặp khó trước núi nợ khổng lồ tại các thị trường tài chính.
Hai là, hoạt động ngoại thương gặp nhiều trở ngại. Sức ép kinh tế Trung Quốc đi xuống cũng do hoạt động xuất khẩu sụt giảm. Xuất khẩu - trụ cột lớn nhất của kinh tế Trung Quốc, đã lao dốc từ mức tăng trưởng trung bình 10% trong suốt giai đoạn (1979 - 2013) xuống mức âm (-1%) trong nửa đầu năm 2015; đầu tư vào tài sản cố định giảm xuống 7% từ mức hơn 20% trong cùng thời kỳ.
Nếu tính theo đồng NDT, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 2%, nếu tính theo đồng USD, giảm 7,7% (2016) do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu sụt giảm mạnh, chủ nghĩa bảo hộ thương mại thịnh hành phổ biến. Năm 2015, số lượng áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại trên phạm vi toàn cầu tăng 50% so với năm 2014. Bảo hộ thương mại ngày càng quyết liệt hơn và vẫn đang đà tăng mạnh, tạo ra nhiều cản trở cho xuất khẩu của Trung Quốc. Thêm nữa, ngay bản thân quá trình chuyển đổi loại hình thương mại của Trung Quốc cũng chưa hoàn thiện.
Ba là, xu hướng lao dốc của thị trường bất động sản. Từ năm 2011, bất động sản là lĩnh vực quan trọng nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thị trường bất động sản Trung Quốc đã tạo hàng trăm việc làm, thúc đẩy nhu cầu đối với nguyên vật liệu xây dựng: thép, xi măng, kính... Thị trường bất động sản là nền tảng của hoạt động tiêu thụ: từ phụ tùng, nội thất cho tới xe hơi. Bởi vậy, khi Trung Quốc tìm cách kìm cương đà tăng giá của bất động sản, hệ quả là đã kích hoạt quá trình giảm tốc của bán hàng và đầu tư, phát triển.
Hoạt động đầu tư bất động sản và xây dựng chững lại khi ngày càng có nhiều thành phố của Trung Quốc tung các biện pháp kiểm soát đà tăng mạnh của giá nhà. Cùng với đó, Trung Quốc mở chiến dịch kiềm chế hoạt động cho vay rủi ro - tín dụng “đen”, đẩy chi phí vay vốn tăng, cũng ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư. Diện tích đất trống để xây nhà mới giảm 4,9% (7-2014). Xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại tạo nên nỗi bất an với giới đầu tư, đồng thời ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng và việc làm. Thực tế, thị trường bất động sản Trung Quốc mất động lực cùng với thời điểm các trụ cột kinh tế khác có diễn biến tiêu cực.
Bốn là, giảm tốc kinh tế nhằm giảm sản lượng dư thừa. Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp quyết liệt trong việc giải quyết vấn đề năng lực sản xuất dư thừa và điều chỉnh hợp lý hóa kết cấu đầu tư. Trung Quốc chú trọng vào cải cách hơn (theo hướng giảm sự phụ thuộc vào tăng trưởng theo chiều rộng mà tập trung hướng vào dịch vụ và tiêu dùng nhiều hơn) và không đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá. Bởi vậy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, một phần cũng là do những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.
Thách thức kinh tế Trung Quốc
Sau gần 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh 2 chữ số, kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ được xem như là quy luật. Hiện Trung Quốc đang phải trải qua thời điểm khó khăn nhất khi vừa phải thúc đẩy tăng trưởng vừa phải cố tránh cuộc khủng hoảng tài chính do nợ công tăng nhanh và sau nhiều năm duy trì các biện pháp kích thích kinh tế. Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn trong khi các biện pháp mới nhằm bình ổn nền kinh tế không mang lại hiệu quả như mong đợi. Những rủi ro trong nước như dư thừa sản xuất công nghiệp nặng, bong bóng bất động sản và các thị trường tài sản khác, làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vấn đề cốt lõi của kinh tế Trung Quốc là phải thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ chiều rộng, khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ, sang chiều sâu. Hiện Trung Quốc cần phải giải quyết nền sản xuất dư thừa bằng cách chuyển dần ra bên ngoài, tổ chức lại nền sản xuất trong nước cho hiệu quả.
Năm 2017 là năm đầy khó khăn với kinh tế Trung Quốc khi phải đối diện với nợ xấu và tăng trưởng tài sản thiếu bền vững. Tổng nợ của Trung Quốc chạm ngưỡng 282% GDP (2016) vượt trên cả mức nợ của Mỹ. Dự báo, tổng số nợ của Trung Quốc có thể vượt ngưỡng 290% GDP (2022). Các biện pháp bơm thêm tiền sẽ chỉ khiến núi nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tăng nhanh. Xu hướng tăng nợ của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục vì nền kinh tế vẫn đang mở rộng quy mô ở tốc độ cao dù có sự giảm tốc so với thời kỳ tăng trưởng nóng. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt thì vấn đề nợ chắc chắn vẫn sẽ là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính, kinh tế của Trung Quốc.
Giá bất động sản tăng, đầu tư đòn bẩy và nợ cao trong khu vực doanh nghiệp là những nguy cơ cho sự ổn định tài chính Trung Quốc, mặc dù, chính phủ đang thực hiện một số biện pháp cắt giảm thuế để hạ bớt gánh nặng đặt lên doanh nghiệp. Để kiểm soát tốt kinh tế, Trung Quốc đang tập trung thực hiện 6 vấn đề sau:
Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Bất chấp sức ép giảm đà tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định khoảng 6,7%, chặn đứng nguy cơ kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng”. Trong năm 2017, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục ưu tiên bình ổn nền kinh tế. Đà tăng trưởng bền vững của Trung Quốc sẽ được bảo đảm bởi tiềm năng tăng trưởng mạnh và các chính sách kiểm soát vĩ mô hiệu quả.
Thứ hai,cải cách cơ cấu nguồn cung: Cải cách cơ cấu nguồn cung và các chính sách kiểm soát vĩ mô có vai trò quan trọng bởi đà tăng trưởng ổn định không thể duy trì nếu không có cải cách, trong khi các cải cách sẽ không thành công nếu không được kiểm soát. Năm 2017, Trung Quốc sẽ triển khai loạt cải cách cơ bản liên quan doanh nghiệp quốc doanh, thuế, tài chính, đất đai, đô thị hóa, bảo hiểm xã hội, văn minh môi trường...
Thứ ba, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng: Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chuyển trọng tâm chính sách tiền tệ từ hỗ trợ tăng trưởng sang phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) tiếp tục can thiệp thị trường nhằm bảo đảm tính thanh khoản và ngăn chặn tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng. Điểm đáng lo ngại nhất là hầu hết tín dụng đều chảy vào các công ty bất động sản trong khi lượng nhà tồn kho đang ở mức cao kỷ lục.
Thứ tư, ổn định đồng nhân dân tệ (NDT: Đồng NDT giảm giá mạnh kể từ tháng 10-2016 dẫn đến nhiều mối lo ngại và rủi ro trên thị trường. Tuy nhiên, Trung Quốc có đủ khả năng xử lý kể cả khi tỷ giá hối đoái có biến động lớn hơn dự đoán.
Thứ năm, tiếp tục hạ nhiệt thị trường bất động sản: Để kiểm soát thị trường bất động sản, Trung Quốc tiếp tục quy định về giới hạn mua nhà nhằm ngăn chặn những người mua có ý định thao túng giá, thông qua việc đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn khi mua nhà và giảm bớt những ưu đãi về tài chính, giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ trên thị trường nhà đất, vốn là nguyên nhân đẩy giá nhà lên mức quá cao. Ngăn ngừa những rủi ro có thể dẫn đến “khoảnh khắc Minsky”.
Thứ sáu, Trung Quốc vẫn là động lực đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Mặc dù đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm nhưng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn ở mức từ 6,5% đến 7% và dự báo sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng của toàn cầu trong thời gian tới. Động lực thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2017 chủ yếu là nhờ tiêu dùng của hộ gia đình và chi tiêu của chính phủ tăng. Doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 10,3% và chi tiêu của chính phủ đóng góp 65% vào mức tăng trưởng (10-2017). Tuy nhiên sức đẩy của Trung Quốc đóng góp cho kinh tế toàn cầu hiện đã thay đổi về bản chất. Mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ ít tác động đến các nước sản xuất hàng hóa và ảnh hưởng nhiều hơn đến các nước cung cấp dịch vụ cho các hộ gia đình Trung Quốc, đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc từ hướng vào xuất khẩu và đầu tư sang thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cũng sẽ giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhờ sự tăng mạnh của tầng lớp trung lưu. Năm 2000, chỉ có 4% dân số thành thị Trung Quốc được coi là tầng lớp trung lưu. Con số này sẽ là 76% (2022), tương đương 550 triệu người. Khi đó, tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ gấp 1,7 lần toàn bộ dân số nước Mỹ. Tầng lớp trung lưu đang phát triển đồng nghĩa với tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng lên, dự kiến tăng 55% trong giai đoạn 2015 - 2020. Tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng sẽ góp phần đẩy mạnh một số lĩnh vực trong xã hội. Nhờ sự thúc đẩy từ tầng lớp trung lưu, chi tiêu y tế tư nhân ở Trung Quốc sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 so với mức 350 tỷ USD trong năm 2011. Tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Trung Quốc cũng khiến chi tiêu giáo dục tăng. Dự đoán ngành giáo dục Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ 12,7% trong 3 năm (2017 - 2020), tạo ra doanh thu gần 440 tỷ USD trong năm 2020.
Sự tái cân bằng của kinh tế Trung Quốc hướng đến tiêu dùng về dài hạn sẽ tốt cho các nền kinh tế ASEAN nếu các nước này biết khéo léo khai thác và mở rộng khả năng tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thị trường tiêu dùng hàng hóa của Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, với các cam kết và mời giới đầu tư từ các nền kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư trực tiếp vào khu vực trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với Trung Quốc không phải là sự tăng trưởng chậm, mà là khó thoát ra khỏi được "bẫy thu nhập trung bình". Hầu hết các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung đều phải đối mặt với một sự giảm tốc sau một thời gian tăng trưởng nóng, nhưng chỉ có 5 nền kinh tế ở khu vực này thoát được bẫy thu nhập trung bình gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Trước khi tốc độ tăng trưởng chậm (2014), Trung Quốc được xem là ứng cử viên sáng giá nhất có thể trở thành nền kinh tế tiếp theo trong khu vực thoát được bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, triển vọng Trung Quốc có thể đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 12.000 USD/người trước năm 2020 để chính thức thoát bẫy thu nhập trung bình. Nhưng khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh và các đòi hỏi chuyển đổi mô hình tăng trưởng nổi lên mạnh mẽ, thì hy vọng này khó có thể đạt được. Hiện Trung Quốc đang là nền kinh tế có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình lớn nhất trong số tất cả các nền kinh tế đang phát triển trên khắp thế giới do tốc độ tăng trưởng chậm của Trung Quốc (2014 - 2016) bởi nền kinh tế dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài. Làn sóng ồ ạt rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc từ cuối năm 2014 đang là một trong những nguyên nhân chủ đạo đẩy kinh tế nước này vào tình trạng phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình.
Việc các nhà đầu tư nước ngoài sau khi xâm nhập thị trường Trung Quốc và thúc đẩy mọi lĩnh vực trong nền kinh tế Trung Quốc với lượng lao động kỷ lục gần 250 triệu người khi rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc đồng nghĩa với việc để lại một khoảng trống cực lớn trong rất nhiều lĩnh vực. Nhiều lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc gần như phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài, và khi các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, làm cho Trung Quốc rơi vào tình trạng là nền kinh tế thứ hai thế giới với xuất phát điểm thấp về công nghệ.
Sự chững lại về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cộng với xuất phát điểm thấp về mặt công nghệ và sản xuất, là hai yếu tố có vai trò quyết định nền kinh tế có thể rơi vào bẫy thu nhập. Trung Quốc đã hội tụ đủ cả hai yếu tố này. Đây sẽ là thảm kịch đối với Trung Quốc, nếu xảy ra kịch bản bẫy thu nhập trung bình./.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm, chỉ đạt 6,9% (2015); 6,5% (2016) và 6,8% (2017), là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn (1990 - 2017) so với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số những năm trước. Không chỉ suy giảm tăng trưởng, sản xuất công nghiệp Trung Quốc đối diện với khó khăn là lợi nhuận sụt giảm mạnh do sản lượng dư thừa, nhiều doanh nghiệp phải bán phá giá và giá sản xuất công nghiệp liên tục suy giảm trong giai đoạn (2014 - 2015). Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm 5,9% (2015). Tỷ lệ lợi nhuận của công nghiệp giảm mạnh từ 17,2% (2013) xuống 3,3% (12-2014). Với quốc gia có số dân gần 1,4 tỷ người, sự sụt giảm nhỏ của GDP cũng dẫn tới hàng chục triệu lao động mất việc làm.
Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh. Hậu quả của hoạt động xuất nhập khẩu giảm dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng giảm mạnh, từ mức 4.000 tỷ USD (7-2014) xuống còn 3.450 tỷ USD (12-2015).
Tỷ lệ đầu tư thiếu bền vững: Giảm tốc kinh tế của Trung Quốc tập trung nhiều nhất trong khu vực đầu tư - khu vực đóng góp tới 50% GDP. Tỷ lệ đầu tư thiếu bền vững của Trung Quốc luôn ở mức trên 48% GDP, khiến vốn đầu tư chạy ra khỏi Trung Quốc. Với mức độ thâm dụng vốn tăng nhanh hơn năng suất lao động ở Trung Quốc, rõ ràng, đầu tư đã không hiệu quả. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ đầu tư cao thường đi liền với các dự án cụ thể mà không khả thi, đặc biệt trong một nền kinh tế đang chững bước. Tình trạng này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp có liên quan, những nhà đầu tư, cả bên cho vay và bên cung cấp tài chính.
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy ra khỏi Trung Quốc ngày càng nhiều do môi trường đầu tư Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh. Giá nhân công tăng cao, tăng trung bình mỗi năm 11,6% trong thập kỷ (2005 - 2015). Triển vọng kinh tế ảm đạm khiến nhà đầu tư rút vốn khỏi Trung Quốc. Năm 2014, đã có 800 tỷ USD bị rút ra khỏi thị trường Trung Quốc. Thêm vào nữa, phần lớn dòng tiền của tầng lớp trung lưu cũng được chuyển ra nước ngoài do sự bất ổn của đồng NDT. Chỉ trong quý IV-2015 đã có 367 tỷ USD chạy ra khỏi Trung Quốc do ngành công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, sức mua của người dân thấp, tình trạng tẩu tán tài sản, đầu tư chuyển hướng ra nước ngoài là biểu hiện rõ nhất về tình trạng "giảm sút" của Trung Quốc.
Tỷ lệ nợ tăng cao: Tổng nợ của Trung Quốc đã tăng từ mức 148% GDP (2007) lên 237% GDP (I-2016). Trong đó nợ công chính phủ và nợ của các hộ gia đình tương đương ở mức trên 5.000 tỷ USD - khoảng 65% GDP, còn lại là nợ của khối doanh nghiệp. Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đang ở mức cao nhất thế giới cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối so với GDP. Tổng nợ của Trung Quốc hiện tương đương với khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone (257% GDP), Anh (245% GDP), Mỹ (244% GDP). Nợ công chính phủ của Trung Quốc chỉ bằng khoảng một nửa so với Eurozone, Anh và Mỹ nhưng nợ của khối doanh nghiệp lại cao gấp đôi. Vấn đề giải quyết nợ của Trung Quốc hiện đòi hỏi cấp bách hơn vì tăng trưởng chậm lại sẽ khiến những món nợ của các doanh nghiệp nhà nước với năng suất thấp, hoạt động giảm sút có thể sẽ trở thành gánh nặng nợ xấu cho nền kinh tế.
Tổng nợ của Trung Quốc tương đương 237% GDP (I-2016), vượt xa các nền kinh tế mới nổi khác, làm gia tăng rủi ro khủng hoảng tài chính và nguy cơ tăng trưởng trì trệ kéo dài. Đáng lo ngại là tốc độ tích lũy nợ của Trung Quốc quá nhanh. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), nợ của Trung Quốc đã tăng thêm 6.200 tỷ nhân dân tệ chỉ trong quý I-2016, đây là mức tăng quý mạnh nhất.
Nguyên nhân giảm tốc kinh tế của Trung Quốc
Sự tăng trưởng thần kỳ trong gần ba thập kỷ (1990 - 2014), đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Về cơ bản, chiến lược phát triển kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc lựa chọn đã tận dụng tối đa lợi thế là nhân công giá rẻ và thị trường nội địa có sức tiêu thụ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng, sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là ở chỗ dùng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy tăng trưởng vượt quá năng lực vốn có.
Về lý thuyết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không thể tránh được kịch bản giảm tốc. Theo quy luật của các nền kinh tế, thì nền kinh tế càng lớn sẽ gặp càng nhiều khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng. Về cấu trúc, nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều “cơn gió ngược”. Trong dài hạn, tăng trưởng là kết quả của những thay đổi về lực lượng lao động, vốn và sản lượng. Khi cả ba yếu tố này đều tăng trưởng tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, quy mô lực lượng lao động Trung Quốc đã đạt đỉnh từ năm 2012. Đầu tư cũng đã lên đến mức 49% GDP - tỷ lệ mà ít nước đạt được. Hơn nữa, khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc và các nước giàu có đã được thu hẹp, nghĩa là, sản lượng cũng không thể tăng trưởng như trước. Suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được lý giải bởi:
Một là, thiếu hụt động lực đầu tư. Trong khi đầu tư được xem là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định thì việc thiếu hụt động lực đầu tư chính là một trong những nguyên nhân gây gia tăng sức ép lên tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc. Tăng trưởng đầu tư tư nhân (chiếm trên 60% tổng đầu tư) giảm mạnh, chỉ tăng 3,2% so với mức tăng 7,5% (2015). Tốc độ tăng trưởng đầu tư trong ngành chế tạo tiếp tục trượt dốc, chỉ tăng 4,2% (2016), giảm so với mức 8,1% (2015). Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, thiếu hụt nhu cầu đầu tư sẽ ảnh hưởng đến 0,5% tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2017.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tiến hành cải cách, nâng cấp kết cấu kinh tế, thực hiện những biện pháp quyết liệt trong giải quyết vấn đề năng lực sản xuất thừa đã khiến nhu cầu đầu tư tổng thể trong nền kinh tế sụt giảm. Hoạt động đầu tư đối với kết cấu hạ tầng (đường sá, cầu cống...) các dự án nước và công trình công cộng đều đi xuống. Mức đầu tư dành cho sản xuất công nghiệp cũng giảm. Bối cảnh đó khiến Trung Quốc gặp thêm nhiều khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi Trung Quốc đang gặp khó trước núi nợ khổng lồ tại các thị trường tài chính.
Hai là, hoạt động ngoại thương gặp nhiều trở ngại. Sức ép kinh tế Trung Quốc đi xuống cũng do hoạt động xuất khẩu sụt giảm. Xuất khẩu - trụ cột lớn nhất của kinh tế Trung Quốc, đã lao dốc từ mức tăng trưởng trung bình 10% trong suốt giai đoạn (1979 - 2013) xuống mức âm (-1%) trong nửa đầu năm 2015; đầu tư vào tài sản cố định giảm xuống 7% từ mức hơn 20% trong cùng thời kỳ.
Nếu tính theo đồng NDT, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 2%, nếu tính theo đồng USD, giảm 7,7% (2016) do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu sụt giảm mạnh, chủ nghĩa bảo hộ thương mại thịnh hành phổ biến. Năm 2015, số lượng áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại trên phạm vi toàn cầu tăng 50% so với năm 2014. Bảo hộ thương mại ngày càng quyết liệt hơn và vẫn đang đà tăng mạnh, tạo ra nhiều cản trở cho xuất khẩu của Trung Quốc. Thêm nữa, ngay bản thân quá trình chuyển đổi loại hình thương mại của Trung Quốc cũng chưa hoàn thiện.
Ba là, xu hướng lao dốc của thị trường bất động sản. Từ năm 2011, bất động sản là lĩnh vực quan trọng nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thị trường bất động sản Trung Quốc đã tạo hàng trăm việc làm, thúc đẩy nhu cầu đối với nguyên vật liệu xây dựng: thép, xi măng, kính... Thị trường bất động sản là nền tảng của hoạt động tiêu thụ: từ phụ tùng, nội thất cho tới xe hơi. Bởi vậy, khi Trung Quốc tìm cách kìm cương đà tăng giá của bất động sản, hệ quả là đã kích hoạt quá trình giảm tốc của bán hàng và đầu tư, phát triển.
Hoạt động đầu tư bất động sản và xây dựng chững lại khi ngày càng có nhiều thành phố của Trung Quốc tung các biện pháp kiểm soát đà tăng mạnh của giá nhà. Cùng với đó, Trung Quốc mở chiến dịch kiềm chế hoạt động cho vay rủi ro - tín dụng “đen”, đẩy chi phí vay vốn tăng, cũng ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư. Diện tích đất trống để xây nhà mới giảm 4,9% (7-2014). Xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại tạo nên nỗi bất an với giới đầu tư, đồng thời ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng và việc làm. Thực tế, thị trường bất động sản Trung Quốc mất động lực cùng với thời điểm các trụ cột kinh tế khác có diễn biến tiêu cực.
Bốn là, giảm tốc kinh tế nhằm giảm sản lượng dư thừa. Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp quyết liệt trong việc giải quyết vấn đề năng lực sản xuất dư thừa và điều chỉnh hợp lý hóa kết cấu đầu tư. Trung Quốc chú trọng vào cải cách hơn (theo hướng giảm sự phụ thuộc vào tăng trưởng theo chiều rộng mà tập trung hướng vào dịch vụ và tiêu dùng nhiều hơn) và không đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá. Bởi vậy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, một phần cũng là do những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.
Thách thức kinh tế Trung Quốc
Sau gần 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh 2 chữ số, kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ được xem như là quy luật. Hiện Trung Quốc đang phải trải qua thời điểm khó khăn nhất khi vừa phải thúc đẩy tăng trưởng vừa phải cố tránh cuộc khủng hoảng tài chính do nợ công tăng nhanh và sau nhiều năm duy trì các biện pháp kích thích kinh tế. Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn trong khi các biện pháp mới nhằm bình ổn nền kinh tế không mang lại hiệu quả như mong đợi. Những rủi ro trong nước như dư thừa sản xuất công nghiệp nặng, bong bóng bất động sản và các thị trường tài sản khác, làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vấn đề cốt lõi của kinh tế Trung Quốc là phải thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ chiều rộng, khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ, sang chiều sâu. Hiện Trung Quốc cần phải giải quyết nền sản xuất dư thừa bằng cách chuyển dần ra bên ngoài, tổ chức lại nền sản xuất trong nước cho hiệu quả.
Năm 2017 là năm đầy khó khăn với kinh tế Trung Quốc khi phải đối diện với nợ xấu và tăng trưởng tài sản thiếu bền vững. Tổng nợ của Trung Quốc chạm ngưỡng 282% GDP (2016) vượt trên cả mức nợ của Mỹ. Dự báo, tổng số nợ của Trung Quốc có thể vượt ngưỡng 290% GDP (2022). Các biện pháp bơm thêm tiền sẽ chỉ khiến núi nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tăng nhanh. Xu hướng tăng nợ của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục vì nền kinh tế vẫn đang mở rộng quy mô ở tốc độ cao dù có sự giảm tốc so với thời kỳ tăng trưởng nóng. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt thì vấn đề nợ chắc chắn vẫn sẽ là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính, kinh tế của Trung Quốc.
Giá bất động sản tăng, đầu tư đòn bẩy và nợ cao trong khu vực doanh nghiệp là những nguy cơ cho sự ổn định tài chính Trung Quốc, mặc dù, chính phủ đang thực hiện một số biện pháp cắt giảm thuế để hạ bớt gánh nặng đặt lên doanh nghiệp. Để kiểm soát tốt kinh tế, Trung Quốc đang tập trung thực hiện 6 vấn đề sau:
Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Bất chấp sức ép giảm đà tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định khoảng 6,7%, chặn đứng nguy cơ kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng”. Trong năm 2017, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục ưu tiên bình ổn nền kinh tế. Đà tăng trưởng bền vững của Trung Quốc sẽ được bảo đảm bởi tiềm năng tăng trưởng mạnh và các chính sách kiểm soát vĩ mô hiệu quả.
Thứ hai,cải cách cơ cấu nguồn cung: Cải cách cơ cấu nguồn cung và các chính sách kiểm soát vĩ mô có vai trò quan trọng bởi đà tăng trưởng ổn định không thể duy trì nếu không có cải cách, trong khi các cải cách sẽ không thành công nếu không được kiểm soát. Năm 2017, Trung Quốc sẽ triển khai loạt cải cách cơ bản liên quan doanh nghiệp quốc doanh, thuế, tài chính, đất đai, đô thị hóa, bảo hiểm xã hội, văn minh môi trường...
Thứ ba, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng: Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chuyển trọng tâm chính sách tiền tệ từ hỗ trợ tăng trưởng sang phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) tiếp tục can thiệp thị trường nhằm bảo đảm tính thanh khoản và ngăn chặn tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng. Điểm đáng lo ngại nhất là hầu hết tín dụng đều chảy vào các công ty bất động sản trong khi lượng nhà tồn kho đang ở mức cao kỷ lục.
Thứ tư, ổn định đồng nhân dân tệ (NDT: Đồng NDT giảm giá mạnh kể từ tháng 10-2016 dẫn đến nhiều mối lo ngại và rủi ro trên thị trường. Tuy nhiên, Trung Quốc có đủ khả năng xử lý kể cả khi tỷ giá hối đoái có biến động lớn hơn dự đoán.
Thứ năm, tiếp tục hạ nhiệt thị trường bất động sản: Để kiểm soát thị trường bất động sản, Trung Quốc tiếp tục quy định về giới hạn mua nhà nhằm ngăn chặn những người mua có ý định thao túng giá, thông qua việc đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn khi mua nhà và giảm bớt những ưu đãi về tài chính, giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ trên thị trường nhà đất, vốn là nguyên nhân đẩy giá nhà lên mức quá cao. Ngăn ngừa những rủi ro có thể dẫn đến “khoảnh khắc Minsky”.
Thứ sáu, Trung Quốc vẫn là động lực đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Mặc dù đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm nhưng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn ở mức từ 6,5% đến 7% và dự báo sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng của toàn cầu trong thời gian tới. Động lực thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2017 chủ yếu là nhờ tiêu dùng của hộ gia đình và chi tiêu của chính phủ tăng. Doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 10,3% và chi tiêu của chính phủ đóng góp 65% vào mức tăng trưởng (10-2017). Tuy nhiên sức đẩy của Trung Quốc đóng góp cho kinh tế toàn cầu hiện đã thay đổi về bản chất. Mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ ít tác động đến các nước sản xuất hàng hóa và ảnh hưởng nhiều hơn đến các nước cung cấp dịch vụ cho các hộ gia đình Trung Quốc, đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc từ hướng vào xuất khẩu và đầu tư sang thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cũng sẽ giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhờ sự tăng mạnh của tầng lớp trung lưu. Năm 2000, chỉ có 4% dân số thành thị Trung Quốc được coi là tầng lớp trung lưu. Con số này sẽ là 76% (2022), tương đương 550 triệu người. Khi đó, tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ gấp 1,7 lần toàn bộ dân số nước Mỹ. Tầng lớp trung lưu đang phát triển đồng nghĩa với tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng lên, dự kiến tăng 55% trong giai đoạn 2015 - 2020. Tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng sẽ góp phần đẩy mạnh một số lĩnh vực trong xã hội. Nhờ sự thúc đẩy từ tầng lớp trung lưu, chi tiêu y tế tư nhân ở Trung Quốc sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 so với mức 350 tỷ USD trong năm 2011. Tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Trung Quốc cũng khiến chi tiêu giáo dục tăng. Dự đoán ngành giáo dục Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ 12,7% trong 3 năm (2017 - 2020), tạo ra doanh thu gần 440 tỷ USD trong năm 2020.
Sự tái cân bằng của kinh tế Trung Quốc hướng đến tiêu dùng về dài hạn sẽ tốt cho các nền kinh tế ASEAN nếu các nước này biết khéo léo khai thác và mở rộng khả năng tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thị trường tiêu dùng hàng hóa của Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, với các cam kết và mời giới đầu tư từ các nền kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư trực tiếp vào khu vực trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với Trung Quốc không phải là sự tăng trưởng chậm, mà là khó thoát ra khỏi được "bẫy thu nhập trung bình". Hầu hết các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung đều phải đối mặt với một sự giảm tốc sau một thời gian tăng trưởng nóng, nhưng chỉ có 5 nền kinh tế ở khu vực này thoát được bẫy thu nhập trung bình gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Trước khi tốc độ tăng trưởng chậm (2014), Trung Quốc được xem là ứng cử viên sáng giá nhất có thể trở thành nền kinh tế tiếp theo trong khu vực thoát được bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, triển vọng Trung Quốc có thể đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 12.000 USD/người trước năm 2020 để chính thức thoát bẫy thu nhập trung bình. Nhưng khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh và các đòi hỏi chuyển đổi mô hình tăng trưởng nổi lên mạnh mẽ, thì hy vọng này khó có thể đạt được. Hiện Trung Quốc đang là nền kinh tế có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình lớn nhất trong số tất cả các nền kinh tế đang phát triển trên khắp thế giới do tốc độ tăng trưởng chậm của Trung Quốc (2014 - 2016) bởi nền kinh tế dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài. Làn sóng ồ ạt rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc từ cuối năm 2014 đang là một trong những nguyên nhân chủ đạo đẩy kinh tế nước này vào tình trạng phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình.
Việc các nhà đầu tư nước ngoài sau khi xâm nhập thị trường Trung Quốc và thúc đẩy mọi lĩnh vực trong nền kinh tế Trung Quốc với lượng lao động kỷ lục gần 250 triệu người khi rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc đồng nghĩa với việc để lại một khoảng trống cực lớn trong rất nhiều lĩnh vực. Nhiều lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc gần như phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài, và khi các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, làm cho Trung Quốc rơi vào tình trạng là nền kinh tế thứ hai thế giới với xuất phát điểm thấp về công nghệ.
Sự chững lại về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cộng với xuất phát điểm thấp về mặt công nghệ và sản xuất, là hai yếu tố có vai trò quyết định nền kinh tế có thể rơi vào bẫy thu nhập. Trung Quốc đã hội tụ đủ cả hai yếu tố này. Đây sẽ là thảm kịch đối với Trung Quốc, nếu xảy ra kịch bản bẫy thu nhập trung bình./.
Khai mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/08/2018)
Ký quyết định kỷ luật đối với ông Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân  (08/08/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên