Du lịch Hà Nội: Tiềm năng và giải pháp phát triển
TCCS - Được mệnh danh là thủ đô “ngàn năm văn hiến”, mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng, Thủ đô Hà Nội đã ngày càng khẳng định rõ vị thế quan trọng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
Với gần 6.000 di tích, hơn 1.350 làng nghề, Hà Nội hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh. Cùng với đó, vùng ngoại thành với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, phù hợp để Hà Nội phát triển loại hình du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp...
Với lợi thế là Thủ đô “ngàn năm văn hiến”, lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực. Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh ( Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu. Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu vì giá trị văn hóa, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm.
Mặc dù trong những năm đầu thực hiện đổi mới theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, ngành du lịch Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Song, với sự tích cực, chủ động của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố, du lịch Hà Nội từng bước vươn lên trở thành một trong những thế mạnh, không chỉ đóng góp nguồn lợi đáng kể vào ngân sách Thủ đô mà còn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2019, khách du lịch đến Hà Nội đạt mức tăng trưởng bình quân 10,1%/năm, tốc độ năm sau cao hơn năm trước và hoàn thành vượt chỉ tiêu về tốc độ tăng trung bình từ 8-10%/năm. Đặc biệt, mức tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế đạt 21,2%/năm, hoàn thành sớm 2 năm chỉ tiêu khách du lịch quốc tế tới địa phương đến năm 2020 đề ra tại.
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện là thành viên Hội đồng Xúc tiến du lịch châu Á (CPTA), Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương (TPO)…
Năm 2009, Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Từ đó, Hà Nội trở thành một trong những trung tâm kết nối giá trị toàn cầu, nơi trao đổi các sáng kiến khu vực và quốc tế, vì nền hòa bình, ổn định và phát triển. Quan hệ giữa Thủ đô với các nước láng giềng, khu vực và trên thế giới ngày càng được củng cố và mở rộng. Năm 2019, Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đến nay, Hà Nội đã có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố lớn trên thế giới, thành viên của các tổ chức liên đô thị quốc tế.
Trong vài năm trở lại đây, Hà Nội luôn được một số tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thế giới, như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Năm 2019, Hà Nội liên tục được các tổ chức du lịch, các trang thông tin du lịch uy tín trên thế giới bình chọn là điểm đến ấn tượng. Đáng lưu ý, Hà Nội vinh dự là một trong 19 ứng cử viên hạng mục “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2019” để bình chọn tại giải thưởng World Travel Awards - giải thưởng có uy tín nhất của tổ chức du lịch thế giới.
Qua khảo sát khách du lịch quốc tế cũng như thực trạng thu hút khách trong những năm gần đây có thể thấy rằng khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử đang là một thế mạnh trong phát triển du lịch của Hà Nội. Tuy nhiên, con số thống kê cũng cho thấy trong tổng số hơn 7 triệu khách đến Hà Nội chủ yếu là thị trường khách châu Á, còn thị trường khách châu Âu chỉ chiếm 17% - một con số khá khiêm tốn.
Châu Âu là thị trường khách tiềm năng, có khả năng chi trả cao tuy nhiên họ thường khó tính và đòi hỏi cao hơn các thị trường khác, do đó để có thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách này cần đa dạng tour du lịch, sản phẩm du lịch không chỉ tập trung vào những tour du lịch truyền thống đã khai thác trong nhiều năm, phải sáng tạo, kết hợp để đưa vào những điểm du lịch mới, hấp dẫn hơn.
Trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm để phát triển du lịch xứng tầm với thế mạnh của Thủ đô:
Một là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với môi trường. Phát triển đa dạng các loại hình cơ sở lưu trú, từ hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp (khách sạn từ 4-5 sao, căn hộ du lịch cao cấp, biệt thự du lịch) đến hệ thống khách sạn xếp hạng từ 1-3 sao, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), làng du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch,...
Hai là, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
Ba là, đẩy mạnh phát triển du lịch đa dạng, độc đáo, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng thế giới. Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống mà Hà Nội đang triển khai, như du lịch di sản văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, mô hình du lịch cộng đồng - hình thức kinh doanh du lịch dựa trên tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương để phát triển du lịch. Mô hình du lịch cộng đồng điển hình là làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) với khoảng 10% số hộ dân trên địa bàn xã Đường Lâm tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Họ cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, giúp du khách trải nghiệm cảm giác “được làm nông dân”. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn có nhiều điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khác, như: Làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làng rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh), làng nhiếp ảnh Lai Xá (huyện Hoài Ðức), làng thuốc nam người Dao (huyện Ba Vì)… Bên cạnh đó chọn một số làng nghề tiêu biểu để nâng cấp; nâng cấp chất lượng các tuyến phố đi bộ; nâng cấp hạ tầng du lịch, chỉnh trang cảnh quan chung của thành phố, đặc biệt các quận nội thành và tuyến phố cổ…
Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa truyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND, ngày 8-4-2021 về tuyên truyền quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội năm 2021. Theo đó, chủ động tuyên truyền quảng bá về du lịch Hà Nội trên đài truyền hình, màn hình đèn LED ở một số tỉnh với mong muốn thông qua những đoạn clip ngắn có thể giới thiệu đến du khách nội địa hiểu thêm, biết thêm về Thủ đô Hà Nội với những món ăn ngon nổi tiếng và những danh thắng đẹp./.
Hà Nội phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng nông thôn mới bền vững  (24/09/2022)
Thành phố Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh mới  (20/09/2022)
Hà Nội: Phát triển du lịch nông nghiệp gắn với phát triển làng nghề  (20/09/2022)
Thành phố Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính  (17/09/2022)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay