Mục lục Hồ sơ sự kiện số 106 (12-3-2010)
Xung đột sắc tộc ở châu Phi
Xung đột sắc tộc hiện đang là vấn đề gai góc ở châu Phi, khiến cả thế giới quan tâm và lo ngại. Chiến tranh, xung đột tại đây đã gây ra tình trạng an ninh bất ổn định, khủng hoảng nhân đạo, dịch bệnh, đói nghèo…
*** Vấn đề và bình luận
Lê Trang - Châu Phi: Xung đột và nghèo đói
Châu Phi hiện đang sở hữu tới 30% nguồn khoáng sản thế giới. Cụ thể châu Phi chiếm 97% trữ lượng crôm, 90% nguồn platin, 80% quặng coltan (dùng cho sản xuất điện thoại di động), 90,2% kim cương, 40% trữ lượng vàng, 5% măng-gan... của thế giới.
Hương Ly - Đổ thêm dầu vào lửa
Chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, trong khi cư dân các nước kinh tế phát triển phải hạn chế sự chi tiêu xa xỉ... thì người dân các nước châu Phi vốn đã nghèo túng lại bị cuốn tiếp vào dòng xoáy đói ăn khát uống mới trong điều kiện cuộc xung đột sắc tộc kéo dài hàng thế kỷ nay chưa có dấu hiệu chấm dứt. Vì thế, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu được ví như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến xung đột sắc tộc ở châu lục Đen thêm phần trầm trọng.
Trần Nhàn - Trong giằng co, ngoài xâu xé
Từ không ít thập kỷ nay, châu Phi luôn là một trong những châu lục biến động dữ dội nhất về nhiều phương diện. Chiến tranh và xung đột vũ trang, nội chiến sắc tộc và tôn giáo cũng như đấu tranh quyền lực, phân chia khu vực ảnh hưởng và tập hợp lực lượng cục bộ, chiến tranh qua tay kẻ khác và vai trò của bên ngoài, dư chấn của thời thuộc địa và đối tác bên ngoài tranh giành châu lục luôn là hình ảnh chủ đạo về châu lục này. Bởi thế cho nên mới có câu “trong giằng co, ngoài xâu xé” hay được sử dụng để khái quát hóa thực trạng của châu lục.
Hương Lan - Nỗ lực giải quyết xung đột và nội chiến ở châu Phi
Xung đột sắc tộc và những hậu quả mà nó gây ra luôn là vấn đề gai góc ở châu Phi, khiến cả thế giới quan tâm và lo ngại. Những năm gần đây, nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế cũng như những nỗ lực nội tại của khu vực, xung đột ở châu Phi có chiều hướng giảm dần, từng bước tạo dựng môi trường hòa bình và ổn định.
Đình Long - Buôn bán vũ khí: “Mồi lửa” gây xung đột sắc tộc ở châu Phi
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các vụ xung đột sắc tộc và chiến tranh liên tiếp nổ ra ở châu Phi, khiến thị trường buôn bán vũ khí của châu lục này nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đặc biệt, tình trạng buôn lậu vũ khí trở nên táo bạo và công khai hơn, không chỉ làm căng thẳng thêm tình trạng xung đột chủng tộc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh thế giới.
*** Bên lề sự kiện
Lâm Trang - Xung đột sắc tộc: Những hệ lụy với phụ nữ và trẻ em
Sự đau khổ và tàn phá mà các cuộc nội chiến gây ra bao giờ cũng khốc liệt. Đó là những cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu mà hậu quả là hàng ngàn người chết, nạn hãm hiếp, cảnh tha hương, trong những trường hợp khốc liệt nhất, họa diệt chủng. Và không ở đâu chúng ta có thể thấy rõ tính tàn bạo của nội chiến hơn là qua ảnh hưởng đối với phụ nữ và trẻ em.
Thảo Hương - Sudan - Nơi xung đột chưa có hồi kết
Vừa qua, Chính phủ Sudan và nhóm phiến quân Phong trào Công lý và Bình đẳng (JEM) ở khu vực Darfur đã ký thỏa thuận ngừng bắn và hiệp ước khung cho một thỏa thuận hòa bình dự kiến được ký vào ngày 15-3, mở ra trang mới trong lịch sử xung đột kéo dài nhiều năm qua tại Sudan. Thế nhưng, việc chấm dứt xung đột tại Sudan thực sự là vấn đề hết sức nan giải, bởi nhóm phiến quân chính tại Darfur là Quân đội giải phóng Sudan (SLA) vẫn đứng ngoài vòng đàm phán.
Gia Nhi - Nước Mỹ, giấc mơ thành hiện thực?
“Tôi có một giấc mơ, tới một ngày trên những ngọn đồi vùng Gioóc-gi-a (Georgia), con cái của nô lệ và chủ nô có thể ngồi cùng nhau như anh em. Tôi có một giấc mơ, bốn người con của tôi sẽ có một ngày sống trong một đất nước, nơi chúng sẽ không bị đối xử bằng màu da mà bằng cá tính của chúng. Hôm nay, tôi có một giấc mơ” - trích diễn văn “Tôi có một giấc mơ”.
Xuân Trường - Thảm họa diệt chủng Rwanda: Nỗi đau hoàn toàn có thể tránh khỏi?
Nhiều thế kỷ, Tutsi và Hutu là hai dân tộc cùng chung sống hòa bình trên mảnh đất Rwanda. Họ sống xen kẽ với nhau, sử dụng ngôn ngữ chung, có chung tôn giáo, tập tục, rất nhiều người Tutsi đã kết hôn với người Hutu và sinh ra các thế hệ mang dòng máu chung. Đến cuối thế kỷ XIX, hai dân tộc này đã trở thành những người anh em đích thực. Vậy tại sao đến cuối thế kỷ XX, thảm kịch “huynh đệ tương tàn” chấn động thế giới lại diễn ra tại đất nước Rwanda?
Trần Hùng - Những điều có thể bạn còn chưa biết về châu Phi
Năm 2000-2006 GDP bình quân đầu người tăng trưởng ở các quốc gia vùng Nam Sahara (SSA - Sub-Saharan Africa) là 2,0%, tăng từ -0,7% năm 1990-1999. GDP của SSA là 744.000.000.000 USD, tương đương với 28% GDP của Trung Quốc, 69% số của Brazil, 74% của của Nga và 80% của Ấn Độ.
Phạm Nhẫn - Giải phẫu các xung đột ở châu Phi
Cho tới tận ngày nay, chiến tranh và xung đột khu vực, nội chiến và bạo loạn vẫn là một trong những hình ảnh chủ đạo về châu Phi được cảm nhận từ bên ngoài. Chúng đều có gốc rễ sâu xa từ lịch sử, văn hóa và sắc tộc ở châu lục này, từ hệ lụy của chính sách thực dân trong những thế kỷ trước và sự can dự trực tiếp cũng như gián tiếp của các đối tác bên ngoài trong suốt nhiều thập kỷ qua.
*** Kinh tế và hội nhập
Thái Văn - Cuộc chạy đua đầu tư vào châu Âu
Năm 2009, viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho châu Phi lên mức cao chưa từng có, với 189 tỷ Yên (1,92 tỷ USD), tăng 45% so với 2008. Trung Quốc vẫn giữ nguyên mức tài trợ phát triển châu Phi khoảng 1 tỷ USD và tiếp tục thực hiện thoả thuận giảm nợ cho 33 nước. Ấn Độ dự kiến tăng gấp đôi khoản tín dụng cho châu Phi, lên 5,4 tỷ USD trong 5 năm tới và đã cấp 500 triệu USD từ ngân sách “Hỗ trợ châu Phi” của mình. Ngoài viện trợ OAD, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ hợp tác kỹ thuật, EU còn đề nghị các nước châu Phi ký Hiệp định đối tác kinh tế (EPA). Nguyên thủ hai cường quốc lớn nhất thế giới Mỹ và Nga đều có chuyến công du dài ngày tới châu Phi. Trong hai tháng 7 và 8-2009, Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ đi liền mạch 8 nước châu Phi. Tổng thống Nga Mét-vê-đép (D.Medvedev) cùng hơn 100 thương gia đến Ai Cập, Nigeria, Namibia, Ăng-gô-la (Angola) trong chuyến thăm châu Phi dài ngày nhất vào tháng 8 v.v...
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Tiến Trung - Quân bài Toyota trong trò chơi chính trị Mỹ
Toyota - hãng sản xuất ô tô Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất thế giới đang lao đao do phải thu hồi hàng triệu xe trên khắp thế giới để khắc phục một loạt lỗi đã gây ra những vụ tai nạn chết người. Đến nay Toyota đã thu hồi gần 9 triệu xe trên thế giới, trong đó có 6 triệu xe tại Mỹ do vấn đề kẹt chân ga, hệ thống phanh. Việc liên tục phải thu hồi nhiều dòng xe để khắc phục lỗi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Toyota, khiến hãng sản xuất xe chiếm thị phần lớn nhất thế giới này đang điêu đứng hơn bao giờ hết. Thế nhưng đằng sau vụ thu hồi xe của Toyota liệu có phải đơn thuần chỉ để khắc phục những sai sót?
Minh Duy - Chuyến thăm “ba trong một”
Chuyến thăm Pháp ba ngày của Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép (D.Medvedev) được thực hiện từ ngày 1 đến 3-3-2010 nhằm tìm tiếng nói chung trong vấn đề I-ran (Iran), vấn đề an ninh châu Âu và đặc biệt là khởi động bàn thảo về hợp đồng bán tàu chiến Mistral của Pháp cho Nga. Tuy nhiên, điều gì khiến người đứng đầu điện Kremli chọn thời điểm này để công du nước Pháp?
Lý Mạc Phù - Thời mới: Cũ nhiều, mới ít
Trần Đăng - Kỷ niệm 65 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945 - 11-3-2010): Thủ lĩnh cuối cùng của Du kích Ba Tơ
Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ cùng đội quân du kích đã lùi xa 65 năm. Thật may mắn cho đội quân du kích lừng danh, 1 trong 3 thủ lĩnh đầu tiên của mình vẫn còn khoẻ mạnh. Ông có thể kể chi tiết sự việc đã xảy ra 65 năm qua một cách tường minh. Tôi muốn nói đến Trung tướng Nguyễn Đôn.
*** Văn học - nghệ thuật
Minh Vũ - Văn học Việt Nam: Sông nhỏ mong tìm ra biển lớn
Như một dòng sông nhỏ lặng lẽ chảy từ nghìn năm, văn học Việt Nam rất có thể sẽ làm cho bạn bè thế giới ngạc nhiên khi biết tới. Sau Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 1 vừa qua, năm 2010 có thể gọi là mở đầu cho một chặng đường mới để văn học tìm kiếm con đường giao lưu hội nhập.
Minh Giang - Sức sống thơ ca trong tình yêu của công chúng
Đến hẹn lại lên, Ngày thơ Việt Nam mỗi độ Rằm Tháng Giêng đã tạo thêm một lễ hội lớn, một điểm hẹn văn hóa cho con người ở một đất nước yêu thi ca. Năm nay, từ nguồn chất liệu của ngôn từ và cảm xúc, Ban tổ chức đã “chế biến” nên nhiều "món" thơ đón khách yêu thi ca.
*** Nhân vật với lịch sử
Trần Đức Long - Người đưa nước Đức ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
Năm 2009 là năm thứ tư liên tiếp, Thủ tướng Đức A.Méc-ken (A.Merkel) được Tạp chí Forbes, Mỹ bình chọn ở vị trí đứng đầu trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Đây là điều khá bất ngờ vì năm 2009, kinh tế Đức sụt giảm 5%, mức kỷ lục kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Trước đó, kinh tế Đức bị sụt giảm mạnh nhất vào năm 1975, nhưng chỉ âm 0,9%.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắc Lắc  (12/03/2010)
Đồng bào dân tộc, tôn giáo làm theo lời Bác  (11/03/2010)
Đồng bào dân tộc, tôn giáo làm theo lời Bác  (11/03/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên