Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 5
Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng nêu vắn tắt những thông tin cơ bản về Hội nghị FMM 9; sự tham gia, đóng góp của Việt Nam trong ASEM.
Tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM) được thành lập vào tháng 3-1996. Đây là diễn dàn đối thoại phi chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ cảu các nước thành viên ASEM.
Số lượng thành viên của ASEM tăng từ 26 (năm 1996) lên 39 thành viên (tại Hội nghị Cấp cao ASEM 5, Hà Nội, 2004) và 45 thành viên hiện nay. Đến nay, vai trò của ASEM trên thế giới ngày càng tăng, chiếm khoảng 58% dân số thế giới, gần 60% tổng kim ngạch thương mại thế giới và khoảng 50% GDP toàn cầu.
Diễn ra trong trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục có những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, khủng hoảng kinh tế - tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tê - xã hội của các quốc gia trên thế giới, Hội nghị FMM 9 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu, là cơ hội tốt để chứng kiến sự phát triển mới của ASEM, thúc đẩy sự hợp tác trong tiến trình hợp tác Á - Âu.
Hội nghị FMM 9 nhằm đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, cùng bàn thảo, tăng cường hợp tác tìm những giải pháp đối phó, vượt qua khủng hoảng, đề xuất những định hướng phát triển trong tương lai, nhất là hợp tác chuẩn bị cho giai đoạn “hậu khủng hoảng”. Chủ đề của Hội nghị là: “Tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính và các thách thức toàn cầu”.
Đây là Hội nghị Ngoại trưởng đầu tiên kể từ Hội nghị Cấp cao ASEM 7 (Bắc Kinh, 2008) và là cầu nối giữa hai kỳ Hội nghị Cấp cao với trọng trách thúc đẩy việc triển khai các quyết định của các nhà lãnh đạo Á- Âu tại Hội nghị Cấp cao ASEM 7, hướng tới Hội nghị Cấp cao ASEM 8, dự kiến sẽ được tổ chức tại Bruc-xen (Bỉ) vào năm 2010.
Việc Việt Nam đăng cai Hội nghị FMM 9 có ý nghĩa quan trọng vì đây là dịp để bạn bè quốc tế hiểu hơn về đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, da dạng hóa, chủ động tích cực hội nhập quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, tạo thuận lợi để Việt Nam nâng cao vị thế của mình, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở cả hai khu vực và trên thế giới.
Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác Á - Âu trên cả ba lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Bên cạnh việc hoàn thành tốt vai trò điều phối viên châu Á trong ASEM từ năm 2000 đến 2004, đóng góp lớn nhất của Việt Nam là tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (tháng 10-2004).
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng nhấn mạnh: Việt Nam luôn chủ động đề xuất sáng kiến, tăng cường hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Đề xuất của Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các thành viên.
Việt Nam đã đưa ra 10 sáng kiến và đồng tác giả 15 sáng kiến khác trong ASEM, trong đó có 14 sáng kiến đã được triển khai, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực văn hóa, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, khoa học - công nghệ, du lịch, kinh tế./.
Gieo đức tin về hòa bình  (14/05/2009)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Á - Âu lần thứ 2  (14/05/2009)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 28 (4-2009)  (14/05/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên