Nâng lương cho lao động tại doanh nghiệp từ 2009
Từ 1-1-2009, mức lương tối thiểu của người lao động ở các doanh nghiệp trong nước sẽ được tăng thêm từ 110.000 đồng đến 180.000 đồng/tháng và ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được tăng thêm từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng/tháng, tùy theo từng vùng.
Đây là nội dung chính của hai nghị định quy định về mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ ban hành hôm 10/10.
Tại buổi họp báo công bố hai nghị định trên, diễn ra chiều 13-10 ở Hà Nội, ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền công-Tiền lương thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết việc điều chỉnh này nằm trong lộ trình triển khai đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công giai đoạn 2008 - 2012. Mục tiêu của đề án là điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm để tiến tới đạt được mức lương tối thiểu chung cho các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012.
Ông Huân cho biết, để đảm bảo đời sống cho người lao động, mức lương tối thiểu trên đã được tính toán trên cơ sở mức tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm, mức tăng tiền công trên thị trường lao động, khả năng chi trả của các doanh nghiệp và điều kiện phát triển kinh tế và thị trường lao động ở từng vùng, từng địa bàn.
Căn cứ vào các tiêu chí trên, mức lương tối thiểu của người lao động sẽ được chia thành 4 mức, áp dụng cho 4 vùng. Trong đó, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước sẽ được các mức lương là 800.000 đồng/tháng, 740.000 đồng/tháng, 690.000 đồng/tháng và 650.000 đồng/tháng; còn tại các doanh nghiệp FDI là 1.200.000 đồng/tháng; 1.080.000 đồng/tháng; 950.000 đồng/tháng; và 920.000 đồng/tháng.
Nghị định của Chính phủ cũng quy định rõ các mức lương tối thiểu này được dành để trả công cho những người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp. Đối với lao động đã qua đào tạo nghề, doanh nghiệp phải trả mức lương cao hơn quy định tối thiểu là 7%. Đây cũng là điều nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện để động viên người lao động, ông Huân nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo Vụ Tiền công - Tiền lương, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng lần này chủ yếu nhằm để tăng mức phí đóng bảo hiểm, chứ không gây ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp. Ước tính, chi phí của doanh nghiệp sẽ chỉ tăng khoảng 1,3% - 1,7% khi thực hiện quyết định này./.
Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ  (14/10/2008)
Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương  (14/10/2008)
Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam  (14/10/2008)
Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam  (14/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên