Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nước Pháp rơi vào tình trạng suy sụp, kiệt quệ. Đờ Gôn - người đứng đầu Chính phủ Pháp đóng ở An-giê-ri và Chính phủ lâm thời Pháp ở Pa-ri những năm 1944 - 1946 - chủ trương chiếm lại Đông Dương, với ảo tưởng gây chiến thắng vang dội, dễ dàng ở các thuộc địa, trong đó có Đông Dương để kích thích sự phục hưng của nước Pháp. Kết cục là, Đờ Gôn đã phạm sai lầm lớn: những trận đánh tàn phá xứ Đông Dương, trong đó có Việt Nam đã không đem lại cho nước Pháp một lối thoát nào, ngoài sự thù hằn, sự tàn phá ngày càng tăng. Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của Đờ Gôn là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào của ông cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương.
Tác giả cuốn sách - Pierre Quatrepoint - là một người Pháp, một người yêu lịch sử, và trên hết, là một người yêu sự thật. Sau một chuyến đi thăm Việt Nam, những hình ảnh mà cuộc chiến tranh Đông Dương còn để lại trên đất nước có dải đất hình chữ S: hàng ngàn loại dụng cụ quỷ quái mà quân đội Mỹ để lại ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Rocket city, những cháu nhỏ, sinh ra đã bị biến dạng dị hình một cách khủng khiếp sau những trận bom rải chất độc hoá học màu da cam, đã khiến ông không thể không đi tìm nguyên nhân lý giải cho việc tại sao nước Pháp lại đi đến một cuộc chiến tranh sai lầm như vậy. Và ông đã tìm được câu trả lời: sai lầm của Đờ Gôn. Đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng, với tinh thần hết sức khách quan, về nguồn gốc và hậu quả của cuộc chiến tranh này, đó là suy nghĩ của Quatrepoint.
Thông qua cuốn sách “Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn”, tác giả nêu lên 6 sai lầm lớn của Đờ Gôn, đó là:
1. Quên bài học cay đắng mà nhân dân Pháp đã phải chịu đựng dưới thời phát - xít Đức chiếm đóng.
2. Sai lầm trong dùng người.
3. Bảo thủ, không lắng nghe lẽ phải.
4. Bỏ lỡ những thời cơ lập lại hoà bình.
5. Hối cải muộn màng.
6. Sai lầm về văn sử.
Với nguồn tư liệu phong phú, tác giả đã đứng về lẽ phải, đã đưa ra ánh sáng với tinh thần hết sức lạc quan về nguồn gốc của cuộc chiến tranh và những hậu quả của nó; đồng thời là sự thức tỉnh cần thiết cho những ai còn ảo tưởng nghĩ rằng: cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ suốt 30 năm của dân tộc Việt Nam là có thể tránh được.
Cuốn sách do ông Đặng Văn Việt, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, chủ lực Cao - Bắc - Lạng, người đã từng tham gia nhiều trận đánh trên mặt trận đường số 4 rực lửa, lược dịch./.
Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam  (14/10/2008)
Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam  (14/10/2008)
Nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế  (14/10/2008)
Nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế  (14/10/2008)
Việt Nam coi giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm  (14/10/2008)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hy Lạp  (14/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay