Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hy Lạp
Tại cuộc hội đàm cấp cao sáng 13-10 ở Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hy Lạp Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at (Karolos Papoulias) nhất trí trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, trên cơ sở lâu dài và cùng có lợi.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng trước mắt hai bên cần sớm triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận và hiệp định đã ký kết, trong đó có Hiệp định hợp tác về du lịch, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân và cộng đồng kinh doanh của hai nước.
Hai bên cũng đã thảo luận những lĩnh vực hợp tác cụ thể mà hai nước có thế mạnh và nhu cầu như vận tải biển, du lịch, bảo tồn bảo tàng.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Hy Lạp ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với Liên minh châu Âu (EU), ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng chấp hành Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) khóa 35 và phối hợp với Việt Nam trong khuôn khổ ASEM.
Chủ tịch cũng thông báo rằng Việt Nam đang xem xét mở Đại sứ quán thường trú tại thủ đô A-ten của Hy Lạp trong thời gian tới.
Tổng thống Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at chúc mừng Việt Nam đang đảm nhiệm thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an và khẳng định Hy Lạp coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, cũng như nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp với Việt Nam tại Hội đồng Bảo an và các diễn đàn quốc tế.
Lãnh đạo Hy Lạp cũng nhấn mạnh rằng Hy Lạp mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam và hoan nghênh Việt Nam sớm mở Đại sứ quán tại A-ten
Tổng thống Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at khẳng định ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với EU. Ông cũng bày tỏ mong muốn hai nước là cửa ngõ hỗ trợ nhau vào khu vực Ban-căng - Nam Âu và vào Việt Nam - Đông Nam Á và đề nghị hai bên có thể lập liên doanh hợp tác tại vùng Ban-căng - Nam Âu./.
Khủng hoảng tạo ra trật tự thế giới tài chính mới  (14/10/2008)
Việt Nam – Ố-xtrây-li-a đẩy mạnh hợp tác toàn diện, hiệu quả, thiết thực  (13/10/2008)
G20 cam kết đối phó với khủng hoảng tài chính  (13/10/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 6-10 đến 12-10-2008)  (13/10/2008)
Nghĩ về một sự kiện 54 năm trước  (13/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên