Hoàn thiện thể chế phát triển văn hóa nhằm nâng cao năng lực nội tại của Thủ đô Hà Nội
TCCS - Động lực tăng trưởng, phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến mục tiêu, định hướng, cơ chế, chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực cho các mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong những giai đoạn cụ thể. Chính vì vậy, việc xác định được động lực phát triển có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của Thủ đô Hà Nội.
Thể chế phát triển văn hóa
Động lực phát triển là những nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển trong một thời kỳ nhất định; có động lực tác động trong thời gian tương đối dài, nhưng cũng có những động lực chỉ tác động trong thời gian ngắn; có những động lực được coi là chủ yếu, có động lực lại được coi là thứ yếu; có những động lực tác động trực tiếp, có động lực lại tác động gián tiếp...(1). Chưa có cách tiếp cận và những tiêu chí thống nhất về xác định và lựa chọn động lực phát triển. Tuy nhiên, nếu coi tất cả những nhân tố, yếu tố, giải pháp mà nếu thực hiện tốt sẽ góp phần tạo nên sự phát triển là động lực phát triển, thì với Hà Nội nguồn lực văn hóa và thể chế phát triển văn hóa là nguồn lực đặc biệt quan trọng:
Về thể chế: Mỗi mô hình tăng trưởng, trình độ phát triển đều lựa chọn, xây dựng những thể chế phát triển riêng. Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi khách quan phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy cần có thể chế phát triển phù hợp. Thể chế phát triển theo chiều sâu dựa chủ yếu vào trí tuệ, tri thức, khoa học - công nghệ hiện đại để tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng và phát triển. Điều này liên quan trực tiếp đến nhân tố con người với tư cách là chủ thể - mục tiêu của quá trình phát triển, phải có trình độ cao và chất lượng cao. Hà Nội với lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá là tốt nhất cả nước cần tận dụng có hiệu quả yếu tố này.
Về văn hóa: Hà Nội với bề dày hàng nghìn năm lịch sử với nhiều di tích, dấu ấn văn hóa - lịch sử… Không phải đến bây giờ, khi có nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hóa, phát triển con người làm nền tảng cho sự phát triển xã hội thì vấn đề văn hóa và phát triển mới được đặt ra. Các danh nhân văn hóa, như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi… từ nhiều thế kỷ trước đã cho rằng, văn hóa là cội nguồn để tạo dựng nên sức mạnh dân tộc, sự bền vững cho một quốc gia, là niềm tự hào để sánh với các quốc gia khác. Đến Đại hội XII của Đảng, vấn đề gia đình, văn hóa gia đình được đặt ra như môi trường văn hóa quan trọng để xây dựng con người, phát triển văn hóa Thủ đô theo hướng văn minh, thanh lịch. Đại hội XIII của Đảng, vấn đề truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nói chung, văn hóa Hà Nội nói riêng được đặt ra như một định hướng để phấn đấu xây dựng Hà Nội thành một trung tâm văn hóa của đất nước. Chủ trương coi trọng vai trò gia đình và truyền thống văn hóa tốt đẹp của Hà Nội trong định hướng xây dựng con người, phát triển văn hóa hướng tới phát triển bền vững của Hà Nội đánh dấu một bước đi trước của Thủ đô trong nhận thức về lĩnh vực văn hóa, con người. Điều này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng. Thủ đô Hà Nội phải trở thành đầu tàu, tiêu biểu cho văn hóa cả nước và tạo sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới các địa phương khác trong cả nước. Đây là hướng đi thể hiện tầm nhìn chiến lược nhằm khẳng định vai trò dẫn dắt của Thủ đô.
Một vài gợi ý củng cố, phát triển nguồn lực thể chế phát triển văn hóa
Với vai trò là trung tâm “đầu não” về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục của cả nước, Hà Nội đã xác định vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của cả nước, luôn tiên phong với những mô hình kinh tế mới, cách làm hay, sáng tạo. Tuy nhiên, việc phát huy được lợi thế về vị trí của Hà Nội phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch. Vì vậy, để phát triển các động lực nhằm nâng cao năng lực nội tại tác giả có một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, đặc sắc. Hiện nay, Hà Nội có khoảng gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt. Tất cả những di sản văn hóa nói trên đã trở thành nguồn tài nguyên giàu giá trị, là một trong những lợi thế so sánh để Thủ đô phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ… Qua đó, góp phần khẳng định vị thế động lực phát triển của Thủ đô cũng như trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Thứ hai, hoạch định chiến lược phát triển văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; đồng thời, bảo đảm bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp, tạo cơ chế thuận lợi thu hút nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo” - Một động lực mới, thương hiệu mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận, gắn với mục tiêu phát triển Thủ đô với tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, tập trung rà soát, bổ sung điều chỉnh Quy hoạch và chiến lược phát triển văn hóa Hà Nội phù hợp với giai đoạn phát triển mới; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Thứ ba, tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, con người Hà Nội nhằm bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có khát vọng đổi mới sáng tạo, có ý chí vươn lên của mỗi người dân Thủ đô.
Thứ tư, tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hòa giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô…
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia. Xác định rõ mô hình đặc thù của Thủ đô để từ đó, với vai trò trung tâm của vùng đô thị lớn cần xác định cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp với vai trò, vị thế của thành phố. Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được quan điểm hiện nay về phát triển Thủ đô là Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5-5-2022, của Bộ Chính trị./.
-------------
(1) Trần Quốc Toản: Động lực tăng trưởng và xác định động lực tăng trưởng đất nước giai đoạn 2021 - 2030, đăng ngày 29-6-2020, https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dong-luc-tang-truong-va-xac-dinh-dong-luc-tang-truong-dat-nuoc-giai-doan-2021-2030-ky-1-
Khảo sát chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản - giá trị tham khảo cho Hà Nội  (05/10/2023)
Công an quận Bắc Từ Liêm phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an cấp cơ sở  (05/10/2023)
Đảng bộ quận Hoàn Kiếm tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, vì sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội  (05/10/2023)
Đảng bộ huyện Mê Linh phát huy sức mạnh của “Ý Đảng, lòng dân” trong thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội  (02/10/2023)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên