Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 12 đến ngày 18-4-2010)
Từ ngày 12 đến ngày 19-4-2010, đã diễn ra phiên họp thứ 30 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 12. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến báo cáo giám sát chuyên đề việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010); nghe và cho ý kiến vào Dự án Luật Viên chức; tiếp thu, chỉnh lý Dự án “Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và Dự án “Luật An toàn thực phẩm”; Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); Báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học; Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Báo cáo đầu tư Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh; dự thảo Luật Thi hành án hình sự và Dự thảo Luật Trọng tài thương mại. Phát biểu bế mạc Phiên họp lần thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan của Quốc hội; các cơ quan soạn thảo luật tiếp thu, bổ sung, chỉnh lý những nội dung đã được góp ý để trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
2. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị An ninh Hạt nhân
Ngày 12-4-2010, (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn cấp cao Việt Nam đã đến Thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ), tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma. Hội nghị đã thảo luận về hành động quốc tế đảm bảo an ninh hạt nhân, nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đối với việc đảm bảo an ninh hạt nhân. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Mun, Tổng thống Hàn Quốc Li Mi-ung Pắc, Thủ tướng Ca-na-đa Xtê-phen Háp-pơ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Hi-la-ry Clin-tơn, chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và Ngân hàng CitiBank (Mỹ) về tài trợ vốn cho dự án Tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng, lễ ký biên bản về hợp tác dài hạn giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với GE Oil&Gas. Thủ tướng đã tiếp Hiệp hội Dệt May Mỹ và một số tập đoàn nhập khẩu lớn của Mỹ trên lĩnh vực này. Đại diện Hiệp hội Dệt May Mỹ cũng như các tập đoàn đều khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
3. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Tuy-ni-di và An-giê-ri
Từ ngày 12 đến ngày 16-4-2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Tuy-ni-di và An-giê-ri. Ðây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đến Tuy-ni-di và là chuyến thăm thứ ba đến An-giê-ri kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước. Tại Tuy-ni-di, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hội đàm với Tổng thống Din An A-bi-đin Ben A-li; hội kiến với Thủ tưởng Tuy-ni-di Mô-ha-mét Ga-nâu-chi và Chủ tịch Quốc hội Phâu-ớt Mê-ba-đa và dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Tuy-ni-di. Nhân chuyến thăm này, Việt Nam và Tuy-ni-di đã ký Hiệp định đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập. Tại Cộng hòa An-giê-ri, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hội đàm riêng với Tổng thống Áp-đê-la-dít Bu-tê-phil-ca; tiếp kiến Thủ tướng An-giê-ri Ác-mét Ô-uy-hia và dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - An-giê-ri. Trong chuyến thăm này, Việt Nam và An-giê-ri đã ký 8 thỏa thuận quan trọng bao gồm: Hiệp định hỗ trợ tư pháp về thương mại và dân sự; Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; Hiệp định dẫn độ tội phạm; Bản ghi nhớ về hợp tác thể thao; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thú y; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào
Từ ngày 13 đến 15-4-2010, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Choummaly Sayasone. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định, hai bên một lần nữa khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn và phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đây là quy luật phát triển, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước và là tài sản vô giá của hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau; nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trên tinh thần phát huy độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, hợp tác cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á, trên tinh thần hướng tới Cộng đồng ASEAN.
5. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức CH Ác-hen-ti-na
Từ ngày 15 đến ngày 17-4-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Cấp cao Chính phủ nước ta đã thăm chính thức nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Ác-hen-ti-na trên cương vị người đứng đầu Chính phủ. Chuyến thăm lần này nhằm khẳng định Việt Nam quyết tâm tăng cường quan hệ hợp tác với khu vực Mỹ La-tinh, củng cố quan hệ chính trị và tạo động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Ác-hen-ti-na. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Tổng thống Ác-hen-ti-na đã ký Tuyên bố chung và chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo cũng trao đổi ý kiến một cách toàn diện về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như cải tổ Liên hợp quốc, Vòng đàm phán Đô-ha và biến đổi khí hậu. Hai bên nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy một trật tự quốc tế công bằng, hợp lí và bình đẳng hơn với sự tham gia ngày càng tăng và tích cực hơn của các nước đang phát triển.
6. UNDP hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô
Ngày 15-4-2010, tại Hà Nội, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cam kết tài trợ cho Việt Nam 4 triệu USD để thực hiện dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội làm cơ quan chủ quản. 3 mục tiêu chính của Dự án là: Xác định các chủ đề chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng để tiến hành nghiên cứu; Thực hiện nghiên cứu về những nội dung đã được xác định và cung cấp cho các cơ quan tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô để phục vụ việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô; Nâng cao năng lực các cơ quan thụ hưởng và các cơ quan nghiên cứu để bảo đảm các cơ quan này sử dụng hiệu quả kết quả nghiên cứu trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Sự hỗ trợ của dự án sẽ tạo điều kiện để các cơ quan tham mưu, nghiên cứu chính sách vĩ mô có điều kiện đối thoại, đi đến sự phối hợp tốt hơn. Dự án có thời gian thực hiện từ nay đến năm 2014.
7. Hội thảo khoa học “Di sản Lê-nin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”
Ngày 16-4-2010, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Di sản V.I.Lê-nin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”. Hội thảo là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 140 năm ngày sinh V.I.Lê-nin, người thày của cách mạng vô sản, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Mục đích chính của Hội thảo là nghiên cứu di sản tư tưởng của V.I.Lê-nin để khẳng định những giá trị trường tồn và vận dụng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong cả nước, tập trung thảo luận về một số vấn đề chủ yếu như: những giá trị trường tồn trong di sản của Lê-nin cả về tư tưởng, lý luận và nhân cách mẫu mực của Người; những luận điểm, quan điểm của Lê-nin cần được nghiên cứu để vận dụng, cũng như những cách thức, biện pháp vận dụng sáng tạo những tư tưởng đó trong điều kiện hiện nay, để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước...
8. Tháng hành động “Vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm”
Ngày 16-4-2010, tại lễ phát động Tháng hành động "Vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm" (từ ngày 15-4 đến ngày 15-5-2010), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan báo chí truyền thông và các tổ chức quốc tế, từng người dân và cộng đồng tích cực hưởng ứng Tháng hành động để đem lại những kết quả thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam trong thời gian tới. Phó Thủ tướng khẳng định: bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và đây cũng là trách nhiệm của mỗi người dân.
9. Kỳ họp thứ 11 của Hội đồng Lý Luận Trung ương
Ngày 17-4-2010, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã họp kỳ họp thứ 11, thảo luận hai chủ đề “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hoá trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam” và chủ đề “Những vấn đề lý luận chính trị cần nghiên cứu trong giai đoạn 2011 - 2015. Tập trung phân tích những mặt tích cực, tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các đại biểu tham dự đã nhấn mạnh sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ giữa chính sách văn hóa trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hóa để tạo nên sự phát triển hài hòa giữa văn hóa với kinh tế. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đời sống văn hóa ở nước ta sẽ càng diễn ra sôi động, đa dạng và phức tạp, do vậy, việc xây dựng thể chế văn hóa để bảo đảm phát huy vai trò của chính trị đối với phát triển văn hóa là vấn đề hết sức quan trọng. Xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa phải vừa bảo đảm được định hướng chính trị đúng đắn, vừa phát huy tự do, dân chủ rộng rãi trong xã hội... Đồng thời, cần gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với công tác xây dựng Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, xây dựng môi trường văn hóa trong tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội...
10. Festival Bắc Ninh 2010
Tối 17-4-2010, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Bắc Ninh 2010 mà tâm điểm là lễ đón bằng công nhận dân ca quan họ Bắc Ninh và ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ dân ca quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa thể hiện tâm hồn, trí tuệ, cốt cách của con người Bắc Ninh, đã tồn tại mấy trăm năm. Với việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, dân ca quan họ Bắc Ninh cùng với ca trù từ nay đã trở thành tài sản chung, giá trị chung của nhân loại, được cả thế giới biết đến, trân trọng và sẽ được bảo tồn, phát huy theo công ước của thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của Bắc Ninh mà của cả nước Với chủ đề “Văn hiến Bắc Ninh-Hội tụ và tỏa sáng”./.
*** Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 5 đến ngày 11-4-2010)
Xã hội hóa hoạt động văn hóa - Những thành tựu và giải pháp  (21/04/2010)
Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam  (20/04/2010)
Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay  (20/04/2010)
Kiên Giang: Công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội  (20/04/2010)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam