Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam
TCCSĐT - Sáng 20-4, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội (21-4-1950 - 21-4-2010). Đến dự Lễ kỷ niệm có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cách đây tròn 60 năm, ngày 21-4-1950, tại xóm Roong Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) diễn ra Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội những người viết báo Việt Nam với 300 hội viên. Năm 1959, Đại hội lần thứ hai của Hội đã xác định nhiệm vụ mới trong tình hình đất nước bị chia cắt, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các nhà báo đồng thời tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó của đất nước. Đại hội đã quyết định đổi tên Hội những người viết báo Việt Nam thành Hội Nhà báo Việt Nam. 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Nhà báo Việt Nam luôn phấn đấu hoàn thành sứ mệnh là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam.
Hiện nay, cả nước đã có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo in, 528 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình của ngành, 63 đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố, 500 đài truyền hình cấp huyện. Đội ngũ những người làm báo cũng tăng từ 300 hội viên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp lên hơn 17.000 hội viên nhà báo.
Trong Lễ kỷ niệm, các đại biểu đã dành một phút tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền Báo chí cách mạng Việt Nam, nhà báo lỗi lạc, người thày vĩ đại đã chăm lo, đào tạo, rèn luyện đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với hơn 400 nhà báo - liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, tô thắm truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng.
Sự lớn mạnh của nền báo chí cách mạng, số lượng hội viên tăng lên nhanh chóng, cơ sở vật chất và tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam bước đầu được củng cố đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam. Từ vài chục cơ quan báo chí trong ngày đầu thành lập, đến nay cả nước đã có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo in, 528 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình của ngành, 63 đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố, 500 đài truyền hình cấp huyện. Loại hình báo điện tử phát triển mạnh mẽ, tạo nên một mạng thông tin báo chí sôi động trên internet, thu hút hàng triệu lượt người trong nước và trên toàn thế giới truy cập hằng ngày. Đội ngũ những người làm báo cũng tăng từ 300 hội viên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp lên hơn 17.000 hội viên nhà báo hiện nay.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời khẳng định, 60 năm qua, bằng ý chí và nỗ lực to lớn, Hội Nhà báo Việt Nam luôn phấn đấu để xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân, vươn lên thành một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của của những người làm báo có vị thế trong xã hội và trong khu vực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của báo chí cách mạng nước nhà. Hội từng bước vươn xa tầm hoạt động ra phạm vi khu vực và quốc tế, từng bước tiếp cận trình độ làm báo hiện đại của khu vực, góp phần làm cho tình hữu nghị, đoàn kết trong báo giới tiến bộ trong khu vực và trên thế giới ngày càng thắt chặt hơn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang đã biểu dương những cống hiến to lớn của nền báo chí cách mạng, giới báo chí nước nhà, đóng góp của Hội Nhà báo Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí nhấn mạnh: Việt Nam đang đứng trước triển vọng, thời cơ lớn để cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức. Điều này cũng đặt ra cho báo chí, đội ngũ những người làm báo, hội nhà báo các cấp nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Báo chí cần tiếp tục phát huy thế mạnh, ưu điểm, khắc phục nhược điểm để làm tốt vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Báo chí phải góp phần tạo ra khí thế mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chớp thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thách thức để đạt được mục tiêu xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng chí Trương Tấn Sang bày tỏ sự tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, nền báo chí nước nhà nhất định sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, hoàn thành tốt sứ mệnh là "Người thư ký" của thời đại Hồ Chí Minh, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã trao tặng Hội Nhà báo Việt Nam bức trướng mang dòng chữ: Báo chí Việt Nam “Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Hội nhà báo Việt Nam đã trao tặng cờ thi đua và bằng khen cho 13 Chi hội nhà báo xuất sắc nhất vì những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Hội Nhà báo trong năm 2009.
Chiều ngày 20-4, đoàn đại biểu các hội nhà báo các cấp trong cả nước tổ chức hành hương về nguồn, dự Lễ kỷ niệm và Khánh thành Nhà trưng bày di tích - nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và giao lưu với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên./.
Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay  (20/04/2010)
Kiên Giang: Công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội  (20/04/2010)
Thanh niên Bộ đội Biên phòng xây dựng thế trận lòng dân vững chắc bảo vệ biên cương  (20/04/2010)
Bình Phước chăm lo công tác cán bộ vùng đồng bào dân tộc  (20/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển