Cần có sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác xóa đói, giảm nghèo
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: Cần coi việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở 61 nghèo là chương trình trọng điểm của toàn bộ chương trình xoá đói giảm nghèo
Ngày 12-2, tại Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá, Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chủ trì hội nghị.
Hội nghị triển khai Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo có sự tham dự của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, lãnh đạo 20 tỉnh, thành có huyện nghèo, đại diện 61 huyện nghèo, cùng đại diện hơn 30 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp.
Hiện cả nước có 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, thuộc miền núi vùng cao, biên giới, với trên 2 triệu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt bao gồm: địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, đi lại khó khăn, thiếu nước, đất xấu, bạc màu, diện tích rừng nhiều nhưng chủ yếu là núi đá, đất cằn cỗi, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sạt lở, bão...).
Nghị quyết 30a/2008-NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người dân các huyện nghèo. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân, kế quả thành công phụ thuộc trước hết vào sự nỗ lực vươn lên của người nghèo. Nhà nước dành nguồn lực ưu tiên đầu tư tạo điều kiện để các huyện nghèo phát triển nhanh hơn, cải thiện và nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Để chương trình đạt được hiệu quả, các chính sách ban hành và tổ chức thực hiện phải lấy người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ thể trong việc tiếp cận và thụ hưởng; Chương trình sẽ huy động tối đa nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội giúp các huyện nghèo có điều kiện vươn lên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo sát sao và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể; đồng thời, phải tôn trọng và phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình.
Mục tiêu mà Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo đề ra là đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40%. Đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của tỉnh và đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng trung bình của khu vực.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Chương trình thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ là chương trình mang tầm quốc gia và mang tầm chiến lược, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định chính trị, góp phần thúc đẩy kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Theo Phó Thủ tướng, sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam từ ở mức gần 60%, đến năm 2008 giảm chỉ còn 13,8%. Đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi phải có quyết tâm cao và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt thì mới có thể thực hiện thành công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo, Các bộ ngành Trung ương hoàn thành hướng dẫn thực hiện của mình ngay trong tháng 2 này. Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - đơn vị thường trực phải kiểm tra, đôn đốc. Trung ương sẽ cử 10 đoàn công tác do 10 Thứ trưởng thuộc các bộ liên quan gắn với chương trình này làm trưởng đoàn, cùng với Ban chỉ đạo Tây Bắc để hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ các huyện xây dựng dự án sớm.
Ở cấp tỉnh, cần coi việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở 61 huyện nghèo là chương trình trọng điểm của toàn bộ chương trình xoá đói giảm nghèo, coi đây là chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Trung ương VII. Cần tổ chức lực lượng để phân công thực hiện phù hợp và các chính sách cần thiết để triển khai.
Ở cấp huyện cần lập ban chỉ đạo và trực tiếp các đồng chí lãnh đạo huyện tham gia thực hiện. Ở xã có ban để giải quyết giảm nghèo, đích thân Chủ tịch, Bí thư chỉ đạo.
Cần có công tác tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hàng tháng có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. 3 tháng giao ban, 6 tháng sơ kết, sau mỗi năm thì có tổng kết.
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo đối với 61 xã nghèo đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ đầu tư kinh phí của 30 tập đoàn, doanh nghiệp. Ngay tại hội nghị, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ký kết hợp đồng hỗ trợ cho huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) và huyện Sốp Cộp (Sơn La). Đây là 2 trong 4 huyện nghèo mà ngân hàng này nhận hỗ trợ, với số tiền hỗ trợ cho mỗi huyện là 32 tỉ đồng. Ngân hàng cũng ký kết thoả thuận hỗ trợ xây dựng trường Cao đẳng dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc ít người tại khu vực Tây Bắc, được xây dựng tại tỉnh Bắc Kạn, trị giá 10 tỉ đồng./.
Coi trọng kích cầu tiêu dùng  (13/02/2009)
Sự phát triển quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên đối thoại  (13/02/2009)
Quan hệ Mỹ - I-ran: Hy vọng mới  (13/02/2009)
Hòa bình Trung Đông vẫn mong manh  (13/02/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm