Coi trọng kích cầu tiêu dùng
Ðiều mà các doanh nghiệp và cả các ngân hàng mong muốn là Nhà nước sớm có giải pháp về việc cho vay kích cầu, trong đó chỉ rõ các đối tượng được hưởng bù lãi suất nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực và quay lại cơ chế xin cho. Vì nếu bù lãi suất 4%, các doanh nghiệp sẽ giảm được một nửa lãi suất vay. Lãi trần cho vay hiện cao nhất không quá 10,5%. Như vậy, nếu được bù, doanh nghiệp chỉ phải trả lãi vay không quá 6,5%. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng bù lãi suất với thời hạn vay và trả trong năm 2009.
Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Chính phủ đang kích vốn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh, lưu thông nhưng chưa có quy định về kích cầu tiêu dùng. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ có biện pháp kích cầu tiêu dùng. Thị trường nội địa với sức mua của 80 triệu người dân Việt Nam đang là đích nhắm đến của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Hiện các tập đoàn này đang tung ra nhiều chiêu khuyến mại như: mua chịu trả chậm, lãi suất thấp... để kéo người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng hóa ngoại. Mặc dù Chính phủ ban hành quyết định cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư tại các ngân hàng thương mại, đơn vị bảo lãnh là Ngân hàng phát triển Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư do chưa an tâm về thị trường tiêu thụ do sức mua giảm.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước gián tiếp mở cánh của cho vay tiêu dùng bằng việc không áp dụng lãi suất trần cho vay tiêu dùng mà để các ngân hàng thương mại tự tính toán. Giúp các ngân hàng thiết kế các chương trình cho vay tiêu dùng, trở lại cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ với mức lãi suất phù hợp, góp phần đáng kể cho kích cầu.
Chính phủ đã dành quỹ kích cầu 17 nghìn tỉ đồng làm lực đẩy hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và kết hợp với chính sách tiền tệ ngân hàng, hỗ trợ cấp vốn cho doanh nghiệp bằng công cụ lãi suất. Bước thứ hai quan trọng không kém là nên có chính sách kích cầu tiêu dùng để cho vòng quay đồng tiền nhanh, sức mua tăng, thu nhập người lao động tăng, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế./.
Sự phát triển quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên đối thoại  (13/02/2009)
Quan hệ Mỹ - I-ran: Hy vọng mới  (13/02/2009)
Hòa bình Trung Đông vẫn mong manh  (13/02/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm