Thường trực Chính phủ họp xem xét, giải quyết một số vấn đề quan trọng
22:26, ngày 11-04-2019
TCCSĐT - Ngày 11-4-2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) và đánh giá thực hiện Luật Quy hoạch để xem xét, giải quyết một số khó khăn trong việc triển khai đạo luật quan trọng này.
Tại phiên họp thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT, các đại biểu đều cho rằng thực hiện các dự án BT là cần thiết trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế. Bản chất của dự án BT là Nhà nước huy động vốn xã hội đầu tư công trình thiết yếu, sau đó đổi trả bằng tài sản, hàng hóa khác.
Thời gian qua, không ít dự án BT bị cho là có thất thoát, nhất là các dự án thanh toán cho nhà đầu tư bằng đất đai. Bởi thực tế giá trị đất đai bị tính giá thấp hơn giá trị thực theo thị trường, trong khi giá dự án BT được định giá khá cao, khiến phần thiệt hại thuộc về Nhà nước. Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết số 160 ngày 28-12-2018 điều chỉnh các hợp đồng BT đã ký trước ngày 01-01-2018. Tuy vậy, để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện loại hình dự án này, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT.
Các đại biểu đại diện các bộ, ngành cũng cho rằng cần thảo luận làm rõ một số vấn đề, trong đó có quy định: hình thức giao đất theo nguyên tắc ngang giá không thông qua đấu giá; có nên đấu thầu đồng thời dự án BT và đấu giá quyền sử dụng đất hay không... Các đại biểu dự họp cũng thảo luận về việc thực hiện dự án BT bằng tiền (dự nguồn từ vượt thu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất).
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đầu tư theo hình thức BT vẫn là hình thức cần thiết hiện nay, đó cũng là việc triển khai thực hiện Luật quản lý tài sản công năm 2017. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để hoàn thiện Dự thảo Nghị định, giúp Nghị định khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống, đóng góp tăng trưởng kinh tế năm 2019 và các năm tiếp theo. Thủ tướng yêu cầu, Nghị định này phải mở ra không gian tốt để sử dụng nguồn lực phát triển đất nước.
Yêu cầu hoàn thiện Dự thảo Nghị định ngay trong tháng 4 để trình Thủ tướng xem xem xét, Thủ tướng cũng chỉ đạo việc xây dựng Nghị định phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, phù hợp với thị trường nhưng không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng tiêu cực đối với tài sản công. Cùng với đó là phân cấp, giao quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm để tránh những sai phạm xảy ra.
Tại phiên họp đánh giá việc thực hiện Luật Quy hoạch để xem xét, giải quyết một số khó khăn trong việc triển khai đạo luật quan trọng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do chưa có Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, do đó các địa phương, bộ, ngành chưa thể lập quy hoạch mới cho giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch. Ngoài ra, việc các bộ chưa trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch đã gây khó khăn trong việc lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 2016-2020 của 5 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Hải Dương chưa thể ban hành vì chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết.
Hiện có khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch điện lực; quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm cũng chưa thể ban hành. Gần 370 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp không thể triển khai vì vướng quy hoạch, tập trung ở các dự án lưới điện, điện mặt trời, các dự án xử lý rác thải điện.
Nguyên nhân là do quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan đến Luật Quy hạch đã hết hiệu lực nên không thể thực hiện việc điều chỉnh cục bộ các quy hoạch này, mà phải làm thủ tục theo Luật Quy hoạch. Tức là phải thực hiện thủ tục trình duyệt như một quy hoạch mới. Bên cạnh đó, quy định chuyển tiếp trong Luật Quy hoạch chưa lường hết được phát sinh trong thực tế. Một số nguyên tắc quy định tại luật này cũng chưa thể thực hiện trên thực tế.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo thống kê, cả nước có khoảng 17 nghìn quy hoạch các cấp, có sự chồng chéo và phải bãi bỏ những quy hoạch không cần thiết. Do đó, việc có Luật Quy hoạch là rất quan trọng.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn trong triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Thủ tướng yêu cầu trước mắt phải ban hành một Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch những điểm không vướng mắc. Thủ tướng yêu cầu các nhiệm vụ này phải hoàn thành trong tháng 4 năm nay để báo cáo Quốc hội. Các cấp, các ngành vẫn tiếp tục triển khai các vấn đề đặt ra, trong đó có ban hành Nghị định, để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và dòng chảy kinh tế - xã hội./.
Thời gian qua, không ít dự án BT bị cho là có thất thoát, nhất là các dự án thanh toán cho nhà đầu tư bằng đất đai. Bởi thực tế giá trị đất đai bị tính giá thấp hơn giá trị thực theo thị trường, trong khi giá dự án BT được định giá khá cao, khiến phần thiệt hại thuộc về Nhà nước. Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết số 160 ngày 28-12-2018 điều chỉnh các hợp đồng BT đã ký trước ngày 01-01-2018. Tuy vậy, để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện loại hình dự án này, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT.
Các đại biểu đại diện các bộ, ngành cũng cho rằng cần thảo luận làm rõ một số vấn đề, trong đó có quy định: hình thức giao đất theo nguyên tắc ngang giá không thông qua đấu giá; có nên đấu thầu đồng thời dự án BT và đấu giá quyền sử dụng đất hay không... Các đại biểu dự họp cũng thảo luận về việc thực hiện dự án BT bằng tiền (dự nguồn từ vượt thu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất).
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đầu tư theo hình thức BT vẫn là hình thức cần thiết hiện nay, đó cũng là việc triển khai thực hiện Luật quản lý tài sản công năm 2017. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để hoàn thiện Dự thảo Nghị định, giúp Nghị định khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống, đóng góp tăng trưởng kinh tế năm 2019 và các năm tiếp theo. Thủ tướng yêu cầu, Nghị định này phải mở ra không gian tốt để sử dụng nguồn lực phát triển đất nước.
Yêu cầu hoàn thiện Dự thảo Nghị định ngay trong tháng 4 để trình Thủ tướng xem xem xét, Thủ tướng cũng chỉ đạo việc xây dựng Nghị định phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, phù hợp với thị trường nhưng không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng tiêu cực đối với tài sản công. Cùng với đó là phân cấp, giao quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm để tránh những sai phạm xảy ra.
Tại phiên họp đánh giá việc thực hiện Luật Quy hoạch để xem xét, giải quyết một số khó khăn trong việc triển khai đạo luật quan trọng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do chưa có Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, do đó các địa phương, bộ, ngành chưa thể lập quy hoạch mới cho giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch. Ngoài ra, việc các bộ chưa trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch đã gây khó khăn trong việc lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 2016-2020 của 5 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Hải Dương chưa thể ban hành vì chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết.
Hiện có khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản; quy hoạch điện lực; quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm cũng chưa thể ban hành. Gần 370 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp không thể triển khai vì vướng quy hoạch, tập trung ở các dự án lưới điện, điện mặt trời, các dự án xử lý rác thải điện.
Nguyên nhân là do quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan đến Luật Quy hạch đã hết hiệu lực nên không thể thực hiện việc điều chỉnh cục bộ các quy hoạch này, mà phải làm thủ tục theo Luật Quy hoạch. Tức là phải thực hiện thủ tục trình duyệt như một quy hoạch mới. Bên cạnh đó, quy định chuyển tiếp trong Luật Quy hoạch chưa lường hết được phát sinh trong thực tế. Một số nguyên tắc quy định tại luật này cũng chưa thể thực hiện trên thực tế.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo thống kê, cả nước có khoảng 17 nghìn quy hoạch các cấp, có sự chồng chéo và phải bãi bỏ những quy hoạch không cần thiết. Do đó, việc có Luật Quy hoạch là rất quan trọng.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn trong triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Thủ tướng yêu cầu trước mắt phải ban hành một Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch những điểm không vướng mắc. Thủ tướng yêu cầu các nhiệm vụ này phải hoàn thành trong tháng 4 năm nay để báo cáo Quốc hội. Các cấp, các ngành vẫn tiếp tục triển khai các vấn đề đặt ra, trong đó có ban hành Nghị định, để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và dòng chảy kinh tế - xã hội./.
Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao  (11/04/2019)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam chúc mừng lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào nhân dịp Tết Lào  (11/04/2019)
Nhật Bản dự kiến mang thiết bị đến làm sạch lòng sông Tô Lịch  (11/04/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-4-2019)  (11/04/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên