Thư và điện chia buồn về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
23:19, ngày 25-09-2018
TCCSĐT - Nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, lãnh đạo các nước, các Đảng, các tổ chức hội-đoàn kiều bào đã có thư và điện chia buồn gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
1. Ngày 24-9, Đặc phái viên của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chuyển Thư chia buồn của Quốc vương tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Toàn văn như sau: “Ngài Tổng Bí thư kính mến! Tôi nhận được tin buồn Ngài Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 10h05’ ngày 21-9-2018 tại thành phố Hà Nội do trọng bệnh. Sự ra đi của Ngài Trần Đại Quang là nỗi đau mất mát một nhà lãnh đạo xuất sắc và đáng quý của dân tộc và nhân dân Việt Nam, đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoàng Thái hậu, nhân dân Vương quốc Campuchia và tôi xin chia buồn tới gia quyến Ngài Chủ tịch nước cùng dân tộc và nhân dân Việt Nam anh em. Tôi xin bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và kính cẩn trước anh linh Ngài Trần Đại Quang, mong hương hồn của Ngài được siêu thoát về cõi niết bàn.
Xin gửi tới Ngài Tổng Bí thư lời chào trân trọng nhất".
2. Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Trong thư, Tổng thống Joko Widodo gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; bày tỏ lấy làm tiếc không thể đích thân sang dự Quốc tang và đã cử Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp luật và An ninh làm Đặc phái viên thay mặt Tổng thống đến viếng và tiễn đưa cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tổng thống cũng khẳng định Chính phủ và nhân dân Iindonesia sẽ luôn chia sẻ và sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong thời khắc khó khăn này.
3. Nhà vua Nhật Bản Akihito đã gửi Điện chia buồn đến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Lãnh đạo nhiều nước đã có Thư và Điện chia buồn gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang, trong đó:
(i) Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(ii) Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Mulatu Teshome đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(iii) Tổng thống Sri Lanka, Maithripala Sirisena, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
(iv) Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdulaziz Al Saud, Hoàng Thái tử, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Muhammad Bin Salman Bin Abdulaziz al Saud đã gửi điện chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(v) Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Rivlin đã có Thư chia buồn gửi tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(vi) Tổng thống Cộng hòa Guiné-Bissau José Mario Vaz đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(vii) Tổng thống Nhà nước Palestine, Chủ tịch Ban Chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Mahmoud Abbas, Thủ tướng Palestine Rami Hadallah đã gửi Thư chia buồn tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
(viii) Đồng chí Kim Young Nam, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân Tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Lãnh đạo Hội đồng quốc gia Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) S.Sudhakar Reddy, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Chile Lautaro Carmona Soto và Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile Guillermo Teillier Del Valle, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư mới Aleksandar Banjanac đã gửi Điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
Bộ trưởng Ngoại giao Peru Néstor Popolizio Bardales đã gửi Thư chia buồn tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Hội người Việt Nam tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan và Giáo hội Tăng già An nam tại Thái Lan đã gửi Thư chia buồn tới Đảng, Chính Phủ và đồng bào cả nước.
Trước đó, ngày 24-9, trong những phút đầu tiên của lễ khai mạc kỳ họp thường niên lần thứ 58 Đại Hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tại Geneva (Thụy Sĩ), toàn thể các đại biểu tham dự Đại hội đồng WIPO đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry đã thông báo với các đại biểu tham dự kỳ họp về việc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang từ trần hôm 21-9. Tổng Giám đốc WIPO nhắc lại cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 3-2017 trong chuyến công tác của ông ở Việt Nam.
Tại cuộc gặp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bày tỏ với Tổng Giám đốc WIPO mong muốn bảo đảm những điều kiện tốt nhất có thể để hệ thống sở hữu trí tuệ được lớn mạnh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Thay mặt Đại Hội đồng WIPO, Tổng Giám đốc Francis Gurry đã chuyển lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến Chủ tịch nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva, đồng thời là Chủ tịch Đại Hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018 - 2019, đã cảm ơn lời chia buồn sâu sắc của Tổng Giám đốc Gurry và toàn thể Đại Hội đồng.
Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh đây là mất mát lớn lao của đất nước và người dân Việt Nam, cũng như những người bạn của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Trong phát biểu tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng, tất cả các đoàn đại biểu đã chuyển lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang./.
Toàn văn như sau: “Ngài Tổng Bí thư kính mến! Tôi nhận được tin buồn Ngài Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 10h05’ ngày 21-9-2018 tại thành phố Hà Nội do trọng bệnh. Sự ra đi của Ngài Trần Đại Quang là nỗi đau mất mát một nhà lãnh đạo xuất sắc và đáng quý của dân tộc và nhân dân Việt Nam, đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoàng Thái hậu, nhân dân Vương quốc Campuchia và tôi xin chia buồn tới gia quyến Ngài Chủ tịch nước cùng dân tộc và nhân dân Việt Nam anh em. Tôi xin bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và kính cẩn trước anh linh Ngài Trần Đại Quang, mong hương hồn của Ngài được siêu thoát về cõi niết bàn.
Xin gửi tới Ngài Tổng Bí thư lời chào trân trọng nhất".
2. Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Trong thư, Tổng thống Joko Widodo gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; bày tỏ lấy làm tiếc không thể đích thân sang dự Quốc tang và đã cử Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp luật và An ninh làm Đặc phái viên thay mặt Tổng thống đến viếng và tiễn đưa cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tổng thống cũng khẳng định Chính phủ và nhân dân Iindonesia sẽ luôn chia sẻ và sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong thời khắc khó khăn này.
3. Nhà vua Nhật Bản Akihito đã gửi Điện chia buồn đến Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Lãnh đạo nhiều nước đã có Thư và Điện chia buồn gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang, trong đó:
(i) Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(ii) Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Mulatu Teshome đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(iii) Tổng thống Sri Lanka, Maithripala Sirisena, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
(iv) Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdulaziz Al Saud, Hoàng Thái tử, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Muhammad Bin Salman Bin Abdulaziz al Saud đã gửi điện chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(v) Tổng thống Nhà nước Israel Reuven Rivlin đã có Thư chia buồn gửi tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(vi) Tổng thống Cộng hòa Guiné-Bissau José Mario Vaz đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
(vii) Tổng thống Nhà nước Palestine, Chủ tịch Ban Chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Mahmoud Abbas, Thủ tướng Palestine Rami Hadallah đã gửi Thư chia buồn tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
(viii) Đồng chí Kim Young Nam, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân Tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã gửi Thư chia buồn tới Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Lãnh đạo Hội đồng quốc gia Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) S.Sudhakar Reddy, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Chile Lautaro Carmona Soto và Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile Guillermo Teillier Del Valle, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư mới Aleksandar Banjanac đã gửi Điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
Bộ trưởng Ngoại giao Peru Néstor Popolizio Bardales đã gửi Thư chia buồn tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Hội người Việt Nam tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan và Giáo hội Tăng già An nam tại Thái Lan đã gửi Thư chia buồn tới Đảng, Chính Phủ và đồng bào cả nước.
Trước đó, ngày 24-9, trong những phút đầu tiên của lễ khai mạc kỳ họp thường niên lần thứ 58 Đại Hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tại Geneva (Thụy Sĩ), toàn thể các đại biểu tham dự Đại hội đồng WIPO đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry đã thông báo với các đại biểu tham dự kỳ họp về việc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang từ trần hôm 21-9. Tổng Giám đốc WIPO nhắc lại cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào tháng 3-2017 trong chuyến công tác của ông ở Việt Nam.
Tại cuộc gặp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bày tỏ với Tổng Giám đốc WIPO mong muốn bảo đảm những điều kiện tốt nhất có thể để hệ thống sở hữu trí tuệ được lớn mạnh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Thay mặt Đại Hội đồng WIPO, Tổng Giám đốc Francis Gurry đã chuyển lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến Chủ tịch nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva, đồng thời là Chủ tịch Đại Hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018 - 2019, đã cảm ơn lời chia buồn sâu sắc của Tổng Giám đốc Gurry và toàn thể Đại Hội đồng.
Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh đây là mất mát lớn lao của đất nước và người dân Việt Nam, cũng như những người bạn của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới.
Trong phát biểu tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng, tất cả các đoàn đại biểu đã chuyển lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang./.
Chuẩn bị tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (25/09/2018)
Thủ tướng Campuchia tới Việt Nam viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (25/09/2018)
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội Công đoàn lần thứ 12  (25/09/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên