Phó Thủ tướng: 'Cải cách nhưng đừng làm méo mó chính sách thuế'
23:36, ngày 18-07-2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, đôi khi giảm thuế nhưng lại tăng được tổng thu, đó mới là đúng đắn. Quyết định chưa tăng thuế giá trị gia tăng của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo Phó Thủ tướng là dũng cảm và trách nhiệm.
Cân nhắc thuế tài sản
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành tài chính ngày 18-7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiết lộ, ông đã làm việc với một giáo sư nổi tiếng thế giới về thuế tài sản và khoản thuế này có thể hiểu đơn giản là thuế nhà và đất. Đây là vấn đề theo Phó Thủ tướng cần nghiên cứu, nhất là với các thành phố lớn để tăng cường khả năng hạ tầng.
Với thuế đất, theo Phó Thủ tướng, hiện ta đã có thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và phương án của Bộ Tài chính đưa ra là xem xét tăng thuế.
Tuy nhiên, về nhà ở, Phó Thủ tướng dẫn tính toán của ngành tài chính, với mức chịu thuế là 700 triệu đồng, ngân sách có thể có thêm 2.900 tỷ đồng. Nếu ngưỡng tính thuế là 1 tỷ đồng, số tiền thu thêm chỉ là 1.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng đặt ra câu hỏi, con số này “bằng một phần bao nhiêu” của nợ đọng thuế đang lên tới vài chục nghìn tỷ đồng.
Chưa kể, theo ông, với chi phí quản lý thuế nhà, trên thế giới có những nơi “2 đồng chi phí quản lý thuế mới thu được 1 đồng thuế”. Bởi vậy, đây là vấn đề theo Phó Thủ tướng cần cân nhắc.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật thuế, đặc biệt là thuế tài sản, điều mà Phó Thủ tướng yêu cầu là làm sao phù hợp với Việt Nam.
Đôi khi giảm thuế nhưng tăng thu
Mở rộng hơn với các luật thuế khác, Phó Thủ tướng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung phải với tinh thần đúng với chiến lược cải cách thuế, đúng bản chất các sắc thuế.
“Cải cách nhưng đừng làm méo mó chính sách thuế. VAT là VAT, thế nào là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sớm trình Chính phủ”, Phó Thủ tướng nêu lên.
Tinh thần theo ông là phải nuôi dưỡng nguồn thu, khoan sức dân. Đôi khi, việc giảm thuế, tỷ lệ thu nhưng tăng được tổng thu được Phó Thủ tướng lưu ý mới là đúng đắn.
Phó Thủ tướng nhớ lại việc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng. Theo ông, “ai cũng lo khoản này thất thu nhiều nhưng tới bây giờ thì thu đã tăng rất nhiều lần.”
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước đó về việc không tăng thuế giá trị gia tăng. Điều này đã có tác động tốt tới thị trường và Phó Thủ tướng thừa nhận, đây là quyết định dũng cảm và trách nhiệm.
“Đừng để nước đến chân mới nhảy”
Nói về tiến độ thu ngân sách, Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá, tiến độ thu sau 6 tháng đạt 49,4% dự toán là cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Theo ông, thông thường, nửa cuối năm có số thu ngân sách cao hơn và điều này hứa hẹn cả năm sẽ đạt dự toán thu.
Tuy nhiên, vấn đề là vẫn còn 20 địa phương thu dưới 50% dự toán trong đó Hà Nội mới “xấp xỉ”, Thành phố Hồ Chí Minh thì mặc dù số thu tuyệt đối tăng nhưng tỷ lệ hoàn thành lại thấp hơn năm trước.
Bởi vậy, Phó Thủ tướng cảnh báo, vẫn có rủi ro với kết quả thu của cả năm. Ông đề nghị các Bộ Tài chính và các tỉnh, thành phố rà soát tiến độ thu ngân sách tại 20 địa phương trên.
“Đừng để nước tới chân mới nhảy, cần rà soát vì sao thu thấp, do dự toán hay quản lý thu, trách nhiệm của Trung ương, địa phương ra sao,” Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng, hiện có tình trạng, địa phương hụt thu, giảm thu nhưng có nơi lại tăng thu nhiều so với dự toán. Tức là, việc xây dựng dự toán phải bám sát hơn nữa trên cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội.
“Địa phương nào cũng muốn dự toán chi xông xênh, thu dễ thở nên bây giờ ta phải làm sao rà soát thu phù hợp với dự toán từng địa phương, đừng để địa phương vượt thu, hụt thu quá mức,” Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, hiện vẫn còn tồn tại về quản lý thu, một số địa bàn thu chưa quyết liệt, chưa sát thực tiễn.
Bộ trưởng bày tỏ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan quán triệt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng./.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành tài chính ngày 18-7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiết lộ, ông đã làm việc với một giáo sư nổi tiếng thế giới về thuế tài sản và khoản thuế này có thể hiểu đơn giản là thuế nhà và đất. Đây là vấn đề theo Phó Thủ tướng cần nghiên cứu, nhất là với các thành phố lớn để tăng cường khả năng hạ tầng.
Với thuế đất, theo Phó Thủ tướng, hiện ta đã có thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và phương án của Bộ Tài chính đưa ra là xem xét tăng thuế.
Tuy nhiên, về nhà ở, Phó Thủ tướng dẫn tính toán của ngành tài chính, với mức chịu thuế là 700 triệu đồng, ngân sách có thể có thêm 2.900 tỷ đồng. Nếu ngưỡng tính thuế là 1 tỷ đồng, số tiền thu thêm chỉ là 1.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng đặt ra câu hỏi, con số này “bằng một phần bao nhiêu” của nợ đọng thuế đang lên tới vài chục nghìn tỷ đồng.
Chưa kể, theo ông, với chi phí quản lý thuế nhà, trên thế giới có những nơi “2 đồng chi phí quản lý thuế mới thu được 1 đồng thuế”. Bởi vậy, đây là vấn đề theo Phó Thủ tướng cần cân nhắc.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật thuế, đặc biệt là thuế tài sản, điều mà Phó Thủ tướng yêu cầu là làm sao phù hợp với Việt Nam.
Đôi khi giảm thuế nhưng tăng thu
Mở rộng hơn với các luật thuế khác, Phó Thủ tướng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung phải với tinh thần đúng với chiến lược cải cách thuế, đúng bản chất các sắc thuế.
“Cải cách nhưng đừng làm méo mó chính sách thuế. VAT là VAT, thế nào là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sớm trình Chính phủ”, Phó Thủ tướng nêu lên.
Tinh thần theo ông là phải nuôi dưỡng nguồn thu, khoan sức dân. Đôi khi, việc giảm thuế, tỷ lệ thu nhưng tăng được tổng thu được Phó Thủ tướng lưu ý mới là đúng đắn.
Phó Thủ tướng nhớ lại việc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng. Theo ông, “ai cũng lo khoản này thất thu nhiều nhưng tới bây giờ thì thu đã tăng rất nhiều lần.”
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước đó về việc không tăng thuế giá trị gia tăng. Điều này đã có tác động tốt tới thị trường và Phó Thủ tướng thừa nhận, đây là quyết định dũng cảm và trách nhiệm.
“Đừng để nước đến chân mới nhảy”
Nói về tiến độ thu ngân sách, Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá, tiến độ thu sau 6 tháng đạt 49,4% dự toán là cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Theo ông, thông thường, nửa cuối năm có số thu ngân sách cao hơn và điều này hứa hẹn cả năm sẽ đạt dự toán thu.
Tuy nhiên, vấn đề là vẫn còn 20 địa phương thu dưới 50% dự toán trong đó Hà Nội mới “xấp xỉ”, Thành phố Hồ Chí Minh thì mặc dù số thu tuyệt đối tăng nhưng tỷ lệ hoàn thành lại thấp hơn năm trước.
Bởi vậy, Phó Thủ tướng cảnh báo, vẫn có rủi ro với kết quả thu của cả năm. Ông đề nghị các Bộ Tài chính và các tỉnh, thành phố rà soát tiến độ thu ngân sách tại 20 địa phương trên.
“Đừng để nước tới chân mới nhảy, cần rà soát vì sao thu thấp, do dự toán hay quản lý thu, trách nhiệm của Trung ương, địa phương ra sao,” Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng, hiện có tình trạng, địa phương hụt thu, giảm thu nhưng có nơi lại tăng thu nhiều so với dự toán. Tức là, việc xây dựng dự toán phải bám sát hơn nữa trên cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội.
“Địa phương nào cũng muốn dự toán chi xông xênh, thu dễ thở nên bây giờ ta phải làm sao rà soát thu phù hợp với dự toán từng địa phương, đừng để địa phương vượt thu, hụt thu quá mức,” Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, hiện vẫn còn tồn tại về quản lý thu, một số địa bàn thu chưa quyết liệt, chưa sát thực tiễn.
Bộ trưởng bày tỏ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan quán triệt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng./.
Nâng cao chất lượng, tiến độ và hiệu quả trong xây dựng pháp luật  (18/07/2018)
Thủ tướng: Tự đổi mới để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0  (18/07/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-7-2018)  (18/07/2018)
Đổi mới nội dung, phương thức vận động phụ nữ trong tình hình mới  (18/07/2018)
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Ninh Bình  (18/07/2018)
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Ninh Bình  (18/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay