Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-7-2018)
23:13, ngày 18-07-2018
TCCSĐT - Tổng hợp kết quả kiểm toán sau 6 tháng, cơ quan chức năng đã kiến xử lý tài chính tổng cộng 22.669 tỷ đồng. Theo con số vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố, kết quả trên có được sau khi cơ quan chức năng tổng hợp sơ bộ 48 dự thảo báo cáo kiểm toán và 14 báo cáo kiểm toán đã phát hành.
Phát triển, xây dựng Hải Phòng trở thành Thành phố Cảng xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, thành phố Hải Phòng được xây dựng trở thành Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, thông minh với tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; bước đầu phát triển kinh tế tri thức; kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là trung tâm giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Thành phố có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2020 và đạt các tiêu chí chủ yếu của đô thị đặc biệt vào năm 2025.
Thành phố là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; kết nối mạnh mẽ với thế giới, khu vực và các địa phương khác trong cả nước, là đầu tàu động lực có sức lan tỏa của vùng Bắc Bộ về phát triển kinh tế - xã hội.
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; môi trường được bảo vệ tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; một pháo đài vững chắc về quốc phòng-an ninh.
Về kinh tế, Hải Phòng phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố theo giá hiện hành chiếm 19,6% so với tổng GDP của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và chiếm 4,86% so với toàn quốc vào năm 2020; GRDP bình quân đầu người vào năm 2020 theo giá so sánh 2010 đạt 86,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
Cơ cấu GRDP của thành phố năm 2020 là: Dịch vụ 57%, công nghiệp - xây dựng 38,1% và nông, lâm, thủy sản 4,9%; năm 2025 tương ứng là 60,8%; 36% và 3,2%; năm 2030 tương ứng là 63,3%; 34,6% và 2,1%; phấn đấu Hải Phòng nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào năm 2020.
Về kết cấu hạ tầng, giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với các tiêu chuẩn của đô thị loại I và tiệm cận với đô thị loại đặc biệt ở một số tiêu chí.
Tốc độ tăng trưởng phát triển kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 16%, đến năm 2030 đạt 20%. Năm 2019 hoàn thành xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với bên ngoài.
Đến năm 2020, dân số thành phố Hải Phòng sẽ đạt khoảng 2,1 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50-55%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm hàng năm 0,7-1%.
Theo định hướng, Hải Phòng sẽ tập trung phát triển 3 nhóm ngành kinh tế gồm: Dịch vụ; công nghiệp-xây dựng; nông, lâm, thủy sản. Trong đó, nhóm dịch vụ, Hải Phòng tập trung đầu tư phát triển nhanh các dịch vụ (cảng, vận tải biển, logistics, hàng không, tài chính-ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục-đào tạo, y tế,...) đảm bảo xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ với 04 Trung tâm logistics vệ tinh là Lạch Huyện, VSIP, Tràng Duệ và Tiên Lãng; trung tâm tài chính, thương mại, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực.
Phát triển du lịch Hải Phòng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, có tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, nhất là du lịch cao cấp. Hình thành các khu du lịch biển tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Cát Bà, Đồ Sơn.
Hải Phòng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp biển, công nghiệp điện tử, điện gia dụng, công nghiệp hàng xuất khẩu các ngành công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên thu hút công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường; nâng cao tỷ lệ nội địa trong sản phẩm, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế tác; giảm dần những sản phẩm sơ chế; tiếp tục thu hút các dự án nước ngoài thuộc nhóm công nghệ rất mới, rất hiện đại, tạo thành cụm công nghiệp điện tử để trở thành một trung tâm hàng đầu của công nghiệp Việt Nam; thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và thế giới...
Công bố 5 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam uy tín 2018
Báo cáo của Vietnam Report đã xác định 5 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018 gồm Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần tập đoàn FPT, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC và Công ty cổ phần VNG. Đây đều là những doanh nghiệp được kỳ vọng giữ vai trò tiên phong giúp nền kinh tế Việt Nam tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp này đã đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là IoT (Internet vạn vật), Big Data (Phân tích dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo), Cloud Computing (Điện toán đám mây) và Blockchain (Khối chuỗi).
Trong đó, AI được đánh giá là xu hướng công nghệ “hot” nhất hiện nay được các công ty công nghệ Việt Nam rất quan tâm. Hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã đầu tư cho AI và hơn 33% đang nghiên cứu và dự định đầu tư trong 12 tháng tới.
Cũng theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, các nhà lãnh đạo của Top 5 doanh nghiệp công nghệ uy tín như ông Trương Gia Bình (FPT), ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel), ông Trần Mạnh Hùng (VNPT), ông Nguyễn Trung Chính (CMC) và ông Lê Hồng Minh (VNG) đều có tần suất xuất hiện trên truyền thông cao nhất.
Trong đó, ông Lê Hồng Minh là diễn giả truyền cảm hứng hàng đầu về xu hướng, công nghệ, khởi nghiệp và Internet nhờ sự am hiểu, tâm huyết với ngành và tầm nhìn chiến lược. VNG cũng có nhiều sản phẩm ấn tượng như Gương thông minh (trí tuệ nhân tạo), hệ thống quản lý bãi xe thông minh (IoT), Camera giám sát (Cloud Computing)…
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính gần 23.000 tỷ đồng
Tổng hợp kết quả kiểm toán sau 6 tháng, cơ quan chức năng đã kiến xử lý tài chính tổng cộng 22.669 tỷ đồng. Theo con số vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố, kết quả trên có được sau khi cơ quan chức năng tổng hợp sơ bộ 48 dự thảo báo cáo kiểm toán và 14 báo cáo kiểm toán đã phát hành.
Số tiền kiến nghị xử lý tài chính 22.669 tỷ đồng theo thống kê đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, tổng số tăng thu ngân sách là 12.614 tỷ đồng, giảm chi ngân sách là hơn 8.600 tỷ đồng, còn lại là các kiến nghị khác.
Chưa nói cụ thể nhưng phía Kiểm toán Nhà nước nhắc tới một số đoàn kiểm toán có kết quả nổi bật thời gian qua là: Chuyên đề công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2017; Chuyên đề Quản lý và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2015 - 2017; Một số cơ chế, chính sách bất cập trong quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước,...
Về 6 tháng cuối năm, phía Kiểm toán Nhà nước cho biết, một trong các nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2019 trong đó bảo đảm mục tiêu kiểm toán ngân sách của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan Trung ương.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết sẽ tập trung lựa chọn kiểm toán đối với cơ chế chính sách mới được triển khai thực hiện trong năm 2018 gắn với cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu nhất trí thúc đẩy tiếp cận thị trường
Ngày 16-7, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí trao đổi về các đề nghị tiếp cận thị trường lẫn nhau để thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư song phương mà hai bên đang đàm phán, đồng thời kêu gọi việc đưa thỏa thuận này trở thành ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hai bên.
Trong tuyên bố chung đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - EU thường niên diễn ra ở Bắc Kinh, hai bên cam kết tiếp tục thúc đẩy các cuộc thảo luận liên quan đến thỏa thuận nói trên.
EU đã ghi nhận những cam kết gần đây của Trung Quốc trong việc cải thiện cơ hội tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ.
Hai bên cũng cam kết thiết lập nhóm làm việc chung về cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); nhất trí rằng tình trạng dư thừa công suất sản xuất thép là thách thức toàn cầu; cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và thúc đẩy năng lượng sạch ở thời điểm hiện tại.
Trước đó, cũng tại hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và duy trì thương mại tự do cũng như chủ nghĩa đa phương.
Vốn từ lâu thường bị cáo buộc gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài với các biện pháp bảo hộ, Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi cách nhìn nhận trên giữa lúc cuộc chiến thương mại leo thang bằng cách thông qua những khoản đầu tư lớn, như dự án hóa dầu trị giá 10 tỷ USD của công ty BASF (Đức).
Trước động thái trên của Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng Trung Quốc có thể mở cửa nền kinh tế nếu đây là điều mà quốc gia Đông Á này mong muốn.
Ấn Độ: Cán cân thương mại không phản ánh đúng quan hệ với Mỹ
Nguồn tin quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này sẽ sớm gửi văn bản tới Văn phòng đại diện thương mại Mỹ nhằm nêu bật quan điểm của New Delhi cho rằng cán cân thương mại hiện tại không phản ánh đúng quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh cán cân thương mại này có lợi cho cả 2 nước.
Trang mạng The Hindu Business Line ngày 08-7 dẫn nguồn tin trên nêu rõ hiện tại kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ cao hơn kim ngạch nhập khẩu, song cần nhìn nhận hiện trạng này trong mối liên hệ với các yếu tố khác như sinh viên Ấn Độ du học tại Mỹ và đóng góp cho nền kinh tế Mỹ.
Tương tự, các công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc làm và thu nhập cho nền kinh tế Mỹ. Washington cần nhìn vào danh mục các mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, trong đó có những nguyên liệu phục vụ đầu vào của ngành công nghiệp chế tạo Mỹ.
Văn bản trên cũng liệt kê các lĩnh vực mà Mỹ hiện có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Ấn Độ như hàng không và năng lượng.
Hồi đầu năm nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liệt kê Ấn Độ vào danh sách các nước mà Mỹ đang bị thâm hụt thương mại và cần điều tra để phát hiện "mọi hình thức lạm dụng thương mại cũng như các hoạt động không tương ứng dẫn đến thâm hụt."
Sau đó, Mỹ đã áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Ấn Độ.
Ấn Độ hy vọng có thể thuyết phục Mỹ rút việc áp thuế nhập khẩu cao hơn 10% và 20% đang áp dụng với nhôm và thép Ấn Độ trước ngày 04-8 để New Delhi không phải áp dụng các biện pháp trả đũa mà Bộ Tài chính đã thông báo./.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, thành phố Hải Phòng được xây dựng trở thành Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, thông minh với tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; bước đầu phát triển kinh tế tri thức; kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là trung tâm giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Thành phố có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2020 và đạt các tiêu chí chủ yếu của đô thị đặc biệt vào năm 2025.
Thành phố là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; kết nối mạnh mẽ với thế giới, khu vực và các địa phương khác trong cả nước, là đầu tàu động lực có sức lan tỏa của vùng Bắc Bộ về phát triển kinh tế - xã hội.
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; môi trường được bảo vệ tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; một pháo đài vững chắc về quốc phòng-an ninh.
Về kinh tế, Hải Phòng phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố theo giá hiện hành chiếm 19,6% so với tổng GDP của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và chiếm 4,86% so với toàn quốc vào năm 2020; GRDP bình quân đầu người vào năm 2020 theo giá so sánh 2010 đạt 86,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
Cơ cấu GRDP của thành phố năm 2020 là: Dịch vụ 57%, công nghiệp - xây dựng 38,1% và nông, lâm, thủy sản 4,9%; năm 2025 tương ứng là 60,8%; 36% và 3,2%; năm 2030 tương ứng là 63,3%; 34,6% và 2,1%; phấn đấu Hải Phòng nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào năm 2020.
Về kết cấu hạ tầng, giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với các tiêu chuẩn của đô thị loại I và tiệm cận với đô thị loại đặc biệt ở một số tiêu chí.
Tốc độ tăng trưởng phát triển kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 16%, đến năm 2030 đạt 20%. Năm 2019 hoàn thành xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với bên ngoài.
Đến năm 2020, dân số thành phố Hải Phòng sẽ đạt khoảng 2,1 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50-55%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm hàng năm 0,7-1%.
Theo định hướng, Hải Phòng sẽ tập trung phát triển 3 nhóm ngành kinh tế gồm: Dịch vụ; công nghiệp-xây dựng; nông, lâm, thủy sản. Trong đó, nhóm dịch vụ, Hải Phòng tập trung đầu tư phát triển nhanh các dịch vụ (cảng, vận tải biển, logistics, hàng không, tài chính-ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục-đào tạo, y tế,...) đảm bảo xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ với 04 Trung tâm logistics vệ tinh là Lạch Huyện, VSIP, Tràng Duệ và Tiên Lãng; trung tâm tài chính, thương mại, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực.
Phát triển du lịch Hải Phòng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, có tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, nhất là du lịch cao cấp. Hình thành các khu du lịch biển tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Cát Bà, Đồ Sơn.
Hải Phòng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp biển, công nghiệp điện tử, điện gia dụng, công nghiệp hàng xuất khẩu các ngành công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên thu hút công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường; nâng cao tỷ lệ nội địa trong sản phẩm, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế tác; giảm dần những sản phẩm sơ chế; tiếp tục thu hút các dự án nước ngoài thuộc nhóm công nghệ rất mới, rất hiện đại, tạo thành cụm công nghiệp điện tử để trở thành một trung tâm hàng đầu của công nghiệp Việt Nam; thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và thế giới...
Công bố 5 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam uy tín 2018
Báo cáo của Vietnam Report đã xác định 5 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018 gồm Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần tập đoàn FPT, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC và Công ty cổ phần VNG. Đây đều là những doanh nghiệp được kỳ vọng giữ vai trò tiên phong giúp nền kinh tế Việt Nam tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp này đã đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là IoT (Internet vạn vật), Big Data (Phân tích dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo), Cloud Computing (Điện toán đám mây) và Blockchain (Khối chuỗi).
Trong đó, AI được đánh giá là xu hướng công nghệ “hot” nhất hiện nay được các công ty công nghệ Việt Nam rất quan tâm. Hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã đầu tư cho AI và hơn 33% đang nghiên cứu và dự định đầu tư trong 12 tháng tới.
Cũng theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, các nhà lãnh đạo của Top 5 doanh nghiệp công nghệ uy tín như ông Trương Gia Bình (FPT), ông Nguyễn Mạnh Hùng (Viettel), ông Trần Mạnh Hùng (VNPT), ông Nguyễn Trung Chính (CMC) và ông Lê Hồng Minh (VNG) đều có tần suất xuất hiện trên truyền thông cao nhất.
Trong đó, ông Lê Hồng Minh là diễn giả truyền cảm hứng hàng đầu về xu hướng, công nghệ, khởi nghiệp và Internet nhờ sự am hiểu, tâm huyết với ngành và tầm nhìn chiến lược. VNG cũng có nhiều sản phẩm ấn tượng như Gương thông minh (trí tuệ nhân tạo), hệ thống quản lý bãi xe thông minh (IoT), Camera giám sát (Cloud Computing)…
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính gần 23.000 tỷ đồng
Tổng hợp kết quả kiểm toán sau 6 tháng, cơ quan chức năng đã kiến xử lý tài chính tổng cộng 22.669 tỷ đồng. Theo con số vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố, kết quả trên có được sau khi cơ quan chức năng tổng hợp sơ bộ 48 dự thảo báo cáo kiểm toán và 14 báo cáo kiểm toán đã phát hành.
Số tiền kiến nghị xử lý tài chính 22.669 tỷ đồng theo thống kê đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, tổng số tăng thu ngân sách là 12.614 tỷ đồng, giảm chi ngân sách là hơn 8.600 tỷ đồng, còn lại là các kiến nghị khác.
Chưa nói cụ thể nhưng phía Kiểm toán Nhà nước nhắc tới một số đoàn kiểm toán có kết quả nổi bật thời gian qua là: Chuyên đề công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2017; Chuyên đề Quản lý và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2015 - 2017; Một số cơ chế, chính sách bất cập trong quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước,...
Về 6 tháng cuối năm, phía Kiểm toán Nhà nước cho biết, một trong các nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2019 trong đó bảo đảm mục tiêu kiểm toán ngân sách của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan Trung ương.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết sẽ tập trung lựa chọn kiểm toán đối với cơ chế chính sách mới được triển khai thực hiện trong năm 2018 gắn với cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu nhất trí thúc đẩy tiếp cận thị trường
Ngày 16-7, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí trao đổi về các đề nghị tiếp cận thị trường lẫn nhau để thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư song phương mà hai bên đang đàm phán, đồng thời kêu gọi việc đưa thỏa thuận này trở thành ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hai bên.
Trong tuyên bố chung đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - EU thường niên diễn ra ở Bắc Kinh, hai bên cam kết tiếp tục thúc đẩy các cuộc thảo luận liên quan đến thỏa thuận nói trên.
EU đã ghi nhận những cam kết gần đây của Trung Quốc trong việc cải thiện cơ hội tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ.
Hai bên cũng cam kết thiết lập nhóm làm việc chung về cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); nhất trí rằng tình trạng dư thừa công suất sản xuất thép là thách thức toàn cầu; cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường và thúc đẩy năng lượng sạch ở thời điểm hiện tại.
Trước đó, cũng tại hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và duy trì thương mại tự do cũng như chủ nghĩa đa phương.
Vốn từ lâu thường bị cáo buộc gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài với các biện pháp bảo hộ, Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi cách nhìn nhận trên giữa lúc cuộc chiến thương mại leo thang bằng cách thông qua những khoản đầu tư lớn, như dự án hóa dầu trị giá 10 tỷ USD của công ty BASF (Đức).
Trước động thái trên của Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng Trung Quốc có thể mở cửa nền kinh tế nếu đây là điều mà quốc gia Đông Á này mong muốn.
Ấn Độ: Cán cân thương mại không phản ánh đúng quan hệ với Mỹ
Nguồn tin quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này sẽ sớm gửi văn bản tới Văn phòng đại diện thương mại Mỹ nhằm nêu bật quan điểm của New Delhi cho rằng cán cân thương mại hiện tại không phản ánh đúng quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh cán cân thương mại này có lợi cho cả 2 nước.
Trang mạng The Hindu Business Line ngày 08-7 dẫn nguồn tin trên nêu rõ hiện tại kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ cao hơn kim ngạch nhập khẩu, song cần nhìn nhận hiện trạng này trong mối liên hệ với các yếu tố khác như sinh viên Ấn Độ du học tại Mỹ và đóng góp cho nền kinh tế Mỹ.
Tương tự, các công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc làm và thu nhập cho nền kinh tế Mỹ. Washington cần nhìn vào danh mục các mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, trong đó có những nguyên liệu phục vụ đầu vào của ngành công nghiệp chế tạo Mỹ.
Văn bản trên cũng liệt kê các lĩnh vực mà Mỹ hiện có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Ấn Độ như hàng không và năng lượng.
Hồi đầu năm nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liệt kê Ấn Độ vào danh sách các nước mà Mỹ đang bị thâm hụt thương mại và cần điều tra để phát hiện "mọi hình thức lạm dụng thương mại cũng như các hoạt động không tương ứng dẫn đến thâm hụt."
Sau đó, Mỹ đã áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Ấn Độ.
Ấn Độ hy vọng có thể thuyết phục Mỹ rút việc áp thuế nhập khẩu cao hơn 10% và 20% đang áp dụng với nhôm và thép Ấn Độ trước ngày 04-8 để New Delhi không phải áp dụng các biện pháp trả đũa mà Bộ Tài chính đã thông báo./.
Đổi mới nội dung, phương thức vận động phụ nữ trong tình hình mới  (18/07/2018)
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Ninh Bình  (18/07/2018)
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở tỉnh Ninh Bình  (18/07/2018)
Những lặng thầm nơi Ngã ba huyền thoại  (18/07/2018)
Những lặng thầm nơi Ngã ba huyền thoại  (18/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay