Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Canada theo hướng toàn diện, hiệu quả, thực chất, ổn định và lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích song trùng cả về song phương, khu vực và quốc tế.
Đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Canada, tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước và thúc đẩy đà phát triển tích cực của quan hệ chung hai nước trong thời gian tới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị phía Canada tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo... nhất trí hai bên cần mở rộng và tăng cường hợp tác như khắc phục hậu quả chiến tranh, công nghiệp quốc phòng, nâng cao năng lực an ninh hàng hải...
Hai bên bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực và toàn diện trong quan hệ Việt Nam - Canada, đặc biệt là Thủ tướng J.Trudeau thăm chính thức Việt Nam, dự Hội nghị Cấp cao APEC tháng 11-2017 và hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện dịp này. Sắp tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Canada và dự Hội nghị Cấp cao G7 mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Trudeau. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam ủng hộ và tin tưởng sẽ đóng góp vào thành công chung của Hội nghị. Tin tưởng chuyến thăm Canada và cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng sẽ có kết quả tích cực, thúc đẩy thực chất quan hệ Đối tác toàn diện của hai nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam hoan nghênh chính sách đối ngoại của Canada trong việc tăng cường gắn kết với thế giới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, coi trọng và tăng cường quan hệ với Việt Nam, ASEAN, nhất trí hợp tác hai nước trên bình diện khu vực và quốc tế tới đây cần được tăng cường hơn nữa vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới; tiếp tục phối hợp tại các diễn đàn và cơ chế đa phương quan trọng như: Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, hợp tác với ASEAN, hợp tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Harjit Singh Sahan bày tỏ vui mừng được tiếp kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; cảm ơn về sự đón tiếp trọng thị, chu đáo, thân tình dành cho đoàn, bày tỏ ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sau 30 năm đổi mới, đánh giá cao chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và vị thế đối ngoại ngày càng tăng trên trường quốc tế của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực và mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Việt Nam, trong đó có hợp tác quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada khẳng định việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện là cơ sở và định hướng quan trọng cho quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ thời gian tới, trong đó có hợp tác quốc phòng; khẳng định Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo, nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Trước những diễn biến phức tạp hiện nay, hai bên khẳng định lập trường ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC)./.
Sửa quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ  (04/06/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-5 đến 03-6-2018)  (04/06/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 28-5 đến ngày 03-6-2018  (04/06/2018)
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn Quốc hội  (04/06/2018)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo thăm chính thức Việt Nam  (04/06/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên