Nâng cao hiệu quả kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố
Chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước đã giúp các doanh nghiệp sản xuất chủ động được sản lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm có thế mạnh của các tỉnh, thành phố được các doanh nghiệp phân phối lớn của Hà Nội tư vấn hỗ trợ về thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, chất lượng sản phẩm và đưa vào kênh phân phối hiện đại.
Tăng cường kết nối cung - cầu hàng hóa
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Doãn Toản, Hà Nội có một số nhóm sản phẩm có thế mạnh, gồm hàng dệt may, cơ khí chế tạo, da giày, nhựa và lương thực, thực phẩm chế biến... Hà Nội có 59 sản phẩm của 46 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm chủ lực, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, một số sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường “khó tính”. Với khoảng 10 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng nông sản mỗi tháng của thành phố rất lớn. Do đó, thành phố luôn quan tâm, tham gia giao thương hàng hóa với các địa phương.
Năm 2016, Hà Nội tổ chức cho gần 400 lượt doanh nghiệp tham gia các hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành. Có thể kể đến việc tổ chức thành công Hội nghị hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; phối hợp với các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Thái Bình, Sơn La, Hưng Yên, Tuyên Quang, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam, Sóc Trăng, Quảng Nam, Cần Thơ tổ chức 10 chương trình tuần hàng hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội; phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm thanh long và sản phẩm thế mạnh của tỉnh Bình Thuận tại thị trường Hà Nội. Song song đó, các doanh nghiệp Hà Nội ký kết trên 350 biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế về khai thác đa dạng sản phẩm nông sản thực phẩm, thủy hải sản và các sản phẩm lợi thế từ doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.
10 tháng đầu năm 2017, Sở Công Thương Hà Nội cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại du lịch thành phố phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức 2 Tuần hàng Sơn La tại Hà Nội để giới thiệu sản phẩm nông sản, rau củ, quả của tỉnh Sơn La; triển khai các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2017, trong đó tổ chức tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang năm 2017 tại Hà Nội; tổ chức tuần lễ nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội để giới thiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên đến người tiêu dùng Thủ đô; tổ chức Hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng tại thành phố Hà Nội... Bên cạnh đó, Hà Nội đã hỗ trợ tổ chức, cá nhân cung ứng cho thị trường Hà Nội những sản phẩm bảo đảm chất lượng, có xuất xứ rõ ràng. Thực hiện chọn lựa các cơ sở chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản và các mặt hàng để hỗ trợ xây dựng tem điện tử thông minh QR code cho 250 dòng sản phẩm trong đó có các sản phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh chuyển về Hà Nội...
Doanh nghiệp cần chủ động
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, chương trình giao thương, kết nối cung cầu là giải pháp quan trọng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhờ liên kết chặt chẽ có thể điều hòa cung cầu, bảo đảm nguồn cung và ổn định giá. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đánh giá, Hà Nội không chỉ là trung tâm bán lẻ mà còn là trung tâm bán buôn, đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài. Nếu Hà Nội phát triển được trang thương mại điện tử có uy tín, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định thì sẽ giúp thương mại phát triển tốt nhất, không chỉ cho thành phố mà còn cả các tỉnh, thành phố khác.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm nguồn cung, các doanh nghiệp phân phối của Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nhất là khi cần số lượng hàng lớn với chất lượng bảo đảm, đồng đều. Hơn nữa, sự phối hợp của các địa phương đôi khi chưa kịp thời để có thể đáp ứng yêu cầu đột xuất của thị trường, cho nên công tác triển khai hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn. Việc hỗ trợ nắm bắt nhu cầu về cung - cầu trên thị trường cho các doanh nghiệp chưa kịp thời dẫn đến một số sản phẩm hàng hóa sản xuất cung vượt cầu, dư cung lớn ảnh hưởng đến giá cả, khó khăn trong việc tiêu thụ...
Đại diện các địa phương mong muốn Hà Nội hỗ trợ, quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các tỉnh tập kết, lưu chuyển hàng hóa vào thị trường Hà Nội. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức, các siêu thị, trung tâm thương mại của Hà Nội trực tiếp tới các tỉnh, thành phố để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Các tỉnh, thành phố cam kết sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư, kết nối giao thương với các doanh nghiệp của địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, mỗi cơ quan, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác, tăng cường tiêu thụ sản phẩm; trong đó lưu ý xuất xứ và chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, nâng cao sức cạnh tranh. Mục tiêu là bảo đảm nguồn cung, thể hiện được sức mạnh hàng hóa trong nước với tỷ trọng xứng đáng tại các cơ sở thương mại nội địa cũng như của nước ngoài. Hà Nội sẽ chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu, xây dựng chuỗi liên kết hiệu quả, phối hợp trong quản lý thị trường.../.
Tăng cường hợp tác biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia trong tình hình mới  (08/11/2017)
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, ổn định thị trường Tết  (08/11/2017)
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, ổn định thị trường Tết  (08/11/2017)
Xây dựng thành phố Phủ Lý sớm trở thành đô thị loại II thuộc tỉnh Hà Nam  (08/11/2017)
Xây dựng thành phố Phủ Lý sớm trở thành đô thị loại II thuộc tỉnh Hà Nam  (08/11/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 30-10 đến 05-11-2017)  (07/11/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay