Malaysia đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam
21:03, ngày 27-07-2017
Trong thông báo về chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman tới Việt Nam từ ngày 26 đến ngày 28-7-2017, Bộ Ngoại giao Malaysia đã đánh giá cao mối quan hệ đối tác chiến lược giữa nước này với Việt Nam.
Dẫn thông báo trên, trong đó nhấn mạnh kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 44 năm, quan hệ song phương Malaysia-Việt Nam ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực như thương mại và đầu tư, giáo dục, an ninh, quốc phòng và quan hệ nhân dân.
Đặc biệt, hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 07-8-2015, tạo khuôn khổ rõ ràng nhằm tăng cường quan hệ song phương trên các lĩnh vực như thương mại và đầu tư, tài chính, quốc phòng và an ninh, nông nghiệp, giáo dục, lao động, năng lượng, văn hoá, thanh niên và thể thao, du lịch và giao thông.
Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Malaysia và Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua và đạt mức 10,3 tỷ USD vào năm 2016. Sau thỏa thuận nâng quan hệ song phương lên đối tác chiến lược vào năm 2015, hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.
Đầu tư của Việt Nam vào Malaysia năm ngoái đạt 165 triệu USD, tăng 42,6% so với mức 89,6 triệu USD năm 2015. Malaysia là nước có vốn đầu tư lớn thứ 7 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký năm 2016 là 12,3 tỷ USD.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Malaysia, trong chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ tọa cuộc họp Ủy ban hỗn hợp (JCM) lần thứ 5 về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ giữa Malaysia và Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Malaysia hy vọng chuyến thăm của Bộ trưởng Anifah Aman tới Việt Nam lần này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, tạo nền móng cho hai nước xây dựng mối quan hệ anh em gần gũi hơn và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau./.
Đặc biệt, hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 07-8-2015, tạo khuôn khổ rõ ràng nhằm tăng cường quan hệ song phương trên các lĩnh vực như thương mại và đầu tư, tài chính, quốc phòng và an ninh, nông nghiệp, giáo dục, lao động, năng lượng, văn hoá, thanh niên và thể thao, du lịch và giao thông.
Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Malaysia và Việt Nam đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua và đạt mức 10,3 tỷ USD vào năm 2016. Sau thỏa thuận nâng quan hệ song phương lên đối tác chiến lược vào năm 2015, hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.
Đầu tư của Việt Nam vào Malaysia năm ngoái đạt 165 triệu USD, tăng 42,6% so với mức 89,6 triệu USD năm 2015. Malaysia là nước có vốn đầu tư lớn thứ 7 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký năm 2016 là 12,3 tỷ USD.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Malaysia, trong chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ tọa cuộc họp Ủy ban hỗn hợp (JCM) lần thứ 5 về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ giữa Malaysia và Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Malaysia hy vọng chuyến thăm của Bộ trưởng Anifah Aman tới Việt Nam lần này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, tạo nền móng cho hai nước xây dựng mối quan hệ anh em gần gũi hơn và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau./.
Kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ  (27/07/2017)
Khánh thành Tượng đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia tại tỉnh Battambang  (27/07/2017)
Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng 7-2017  (27/07/2017)
Chăm sóc người có công - Đạo lý, bổn phận và tình thương yêu  (27/07/2017)
Đoàn đại biểu Tạp chí A-lun-may (Lào) sang thăm và làm việc tại Việt Nam  (27/07/2017)
Tỉnh Kiên Giang quan tâm đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển  (27/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên