Indonesia chưa phản hồi vụ xuất khẩu nông sản nhiễm mọt sang Việt Nam
20:46, ngày 19-01-2017
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh vừa ký ban hành Quyết định 191/QĐ-BNN-BVTV về việc tạm ngừng nhập khẩu lạc (Arachis hypogaea), hạt muồng (Cassia spp), hạt ca cao (Theobroma cacao), hạt đậu cove (Phaseolus spp) từ Indonesia do có nguy cơ cao nhiễm mọt Caryedon serratus Olivier.
Đây là loài mọt nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và chưa có trên lãnh thổ nước ta. Loài mọt này có thể gây tổn thất lớn cho các loại nông sản lưu giữ trong kho.
Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày hôm nay (19-01-2017).
Trong thời gian quyết định chưa có hiệu lực, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật tiến hành kiểm dịch chặt chẽ các lô lạc, hạt muồng, hạt ca cao, hạt đậu cove nhập khẩu từ Indonesia trong thời gian tới.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ có thông báo chính thức cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của Indonesia biết để có biện pháp khắc phục triệt để.
Trong năm 2016 đã có hơn 5.000 tấn hàng hóa nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam qua cảng Cát Lái và Hải Phòng đã bị Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật phát hiện nhiễm mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier còn sống.
Trong vòng 11 ngày (từ 05-01-2017 đến 16-01-2017), Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục phát hiện thêm 40 container lạc với khối lượng gần 1.000 tấn lạc nhập khẩu từ Indonesia bị nhiễm loài mọt này.
Đại diện Cục Bảo vệ Thực vật cũng cho biết, loài mọt này có thể gây tổn thất lớn cho các loại nông sản bảo quản trong kho, gây hại lạc, hạt muồng, hạt ca cao, đậu côve và quả me...
Theo thông lệ quốc tế và quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật đã nhiều lần gửi thông báo không tuân thủ cho cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia Indonesia. Trước đây, ngày 06-01-2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã ban hành quyết định tạm ngừng nhập khẩu quả me từ Indonesia vì lý do tương tự, tuy nhiên tình hình vẫn không được cải thiện và phía Indonesia cũng không có bất cứ phản hồi nào./.
Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày hôm nay (19-01-2017).
Trong thời gian quyết định chưa có hiệu lực, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật tiến hành kiểm dịch chặt chẽ các lô lạc, hạt muồng, hạt ca cao, hạt đậu cove nhập khẩu từ Indonesia trong thời gian tới.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ có thông báo chính thức cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của Indonesia biết để có biện pháp khắc phục triệt để.
Trong năm 2016 đã có hơn 5.000 tấn hàng hóa nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam qua cảng Cát Lái và Hải Phòng đã bị Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật phát hiện nhiễm mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier còn sống.
Trong vòng 11 ngày (từ 05-01-2017 đến 16-01-2017), Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục phát hiện thêm 40 container lạc với khối lượng gần 1.000 tấn lạc nhập khẩu từ Indonesia bị nhiễm loài mọt này.
Đại diện Cục Bảo vệ Thực vật cũng cho biết, loài mọt này có thể gây tổn thất lớn cho các loại nông sản bảo quản trong kho, gây hại lạc, hạt muồng, hạt ca cao, đậu côve và quả me...
Theo thông lệ quốc tế và quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật đã nhiều lần gửi thông báo không tuân thủ cho cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia Indonesia. Trước đây, ngày 06-01-2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã ban hành quyết định tạm ngừng nhập khẩu quả me từ Indonesia vì lý do tương tự, tuy nhiên tình hình vẫn không được cải thiện và phía Indonesia cũng không có bất cứ phản hồi nào./.
Kinh tế - xã hội và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu  (19/01/2017)
Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống  (18/01/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu Malik  (18/01/2017)
Phó Thủ tướng: Sớm ổn định đời sống hộ dân trong vụ cháy ở Nha Trang  (18/01/2017)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Hội Nạn nhân Chất độc da cam  (18/01/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên