Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống
23:53, ngày 18-01-2017
TCCSĐT - Chiều 18-01-2017, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tham dự Hội nghị còn có hơn 650 đại biểu, đại diện lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước
Trình bày Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, hiện nay cả nước ta có 859 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo (bao gồm 86 cơ quan trung ương, 113 cơ quan địa phương); 660 cơ quan tạp chí (bao gồm, 523 cơ quan trung ương, 137 cơ quan địa phương). Tính đến tháng 9-2016, cả nước có 18.630 nhà báo được cấp thẻ (báo in và báo điện tử là 11.675 người, phát thanh và truyền hình 6.685 người) và có trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ. Về cơ bản, trong năm 2016 các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. Báo chí đã tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả, góp phần vào thành công tốt đẹp của Đại hội XII của Đảng; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; tích cực tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XII vào cuộc sống; tuyên truyền đậm nét các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; thông tin về các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; thông tin toàn diện về công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc; thông tin, phản ánh toàn diện, kịp thời về các sự kiện quan trọng, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước… Bên cạnh đó, báo chí đã chủ động khai thác, tuyên truyền phản ánh đậm nét các giải pháp chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...
Một số nhiệm vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo được báo chí thông tin, phản ánh khách quan, thận trọng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Báo chí cũng tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu công cuộc đổi mới; kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, hướng đi thiết thực; đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội, phát huy quyền làm chủ của người dân. Cùng với việc tuyên truyền trên báo chí, nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức và thông tin về các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với phong trào thanh niên tình nguyện, vì biển đảo quê hương, chia sẻ khó khăn với đồng bào nơi bị thiên tai, lũ lụt, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập lao động, sản xuất.
Nhiều cơ quan báo chí tiếp tục phát huy được tính năng động, tích cực trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Các cơ quan báo chí cũng mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và thành tựu đổi mới của đất nước với bạn bè quốc tế vào kiều bào ta ở nước ngoài bằng nhiều hình thức, loại hình và ngôn ngữ khác nhau, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiện vụ thông tin đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Kiên quyết xử lý những cơ quan báo chí vi phạm pháp luật
Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước tác động không nhỏ đến sự phát triển của báo chí nước nhà, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm nêu trên, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục bao gồm các dạng sai phạm thông tin không đúng với tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép; thông tin phiến diện, không cân bằng chưa được khắc phục triệt để; thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, không phù hợp định hướng thông tin; thông tin sai sự thật, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các hành vi vi phạm của báo chí...
Hội nghị đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động báo chí và công tác báo chí năm 2017. Theo đó, cơ quan chỉ đạo, định hướng, quản lý cần nỗ lực hơn nữa, phát huy kết quả năm 2016, nắm bắt kịp thời các vấn đề, sự kiện, diễn biến tình hình; kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, nhất là vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Các cơ quan báo chí cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Báo chí năm 2016 và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Báo chí tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội; chính sách, pháp luật, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bám sát, tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện, ngày lễ lớn trong năm 2017...
Bên cạnh đó, báo chí cần tiếp tục thể hiện vai trò là lực lượng nòng cốt, quan trọng thực hiện tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm, các thông tin sai trái, vu khống, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch; chủ động, tích cực đấu tranh, phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội. Báo chí tuyên truyền có hiệu quả các vấn đề về chủ quyền biển đảo, về quan hệ quốc tế, bảo đảm độc lập chủ quyền Tổ quốc, đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới; tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý báo chí, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và nhà báo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ cảm ơn báo giới đã đồng hành với Chính phủ và đất nước trong năm qua, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ những thách thức đối với hoạt động báo chí hiện nay. Đó là hầu hết các cơ quan báo chí không còn được bao cấp, phải chạy theo thương mại, kinh tế. Công nghệ thông tin, internet phát triển mạnh mẽ đã tạo ra sự canh tranh khốc liệt giữa báo chí truyền thống, báo điện tử và mạng xã hội. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong năm qua, các cơ quan chức năng đã xử lý quyết liệt một số cơ quan báo chí vi phạm pháp luật; nhưng đó là việc làm uốn nắn, răn đe, nhằm để báo chí nước nhà hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời phải thích ứng việc xử lý các sự cố về thông tin một cách nhạy bén, kịp thời và đúng đắn nhất.
Đánh giá về công tác báo chí năm 2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Trong bối cảnh nhiều cơ quan báo chí phải tự chủ về tài chính, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị lẫn chăm lo đời sống cho cán bộ phóng viên, tuy nhiên trước thách thức đó, báo chí cả nước đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nhất là việc thông tin, phản biện những chính sách, chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Bên cạnh việc sẽ tăng cường công tác quản lí về báo chí, Chính phủ cũng sẽ tạo nhiều điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển thuận lợi. Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục tăng cường thông tin kịp thời cho báo chí trong thời gian tới, nhất là bảo vệ bản quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan báo chí, các nhà báo.
Đáp ứng được yêu cầu công nghệ số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Kết luận hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng khẳng định năm 2016, báo chí cả nước đã tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả, góp phần vào thành công tốt đẹp của Đại hội XII của Đảng; cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, tích cực tuyên truyền các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Thông tin toàn diện, kịp thời về công tác bảo vệ chủ quyền, đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch cũng như tuyên truyền, phản ánh đậm nét tình hình kinh tế xã hội, các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Kịp thời cổ vũ những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến…
Nêu lên những hạn chế của báo chí trong năm vừa qua, điển hình như việc phát hiện ra nhiều sai phạm của các nhà báo có biểu hiện tha hóa về đạo đức, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, đưa các thông tin sai sự thật gây phương hại tới lợi ích quốc gia, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng, việc xử lý các cơ quan báo chí và nhà báo sai phạm là chuyện đau lòng nhưng đây là sự đau lòng cần thiết để làm trong sạch nghề báo, do đó sẽ tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý báo chí trong thời gian tới.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng nhấn mạnh, mặc dù có một số vụ việc về hoạt động báo chí, nhưng nhìn chung báo chí đất nước đã vượt khó, đóng góp vào những thành tựu chung của đất nước. Hoạt động báo chí cũng như công tác chỉ đạo, quản lý báo chí cũng đã có những bước tiến mới. Năm 2017, nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với công tác báo chí. Nếu đội ngũ phóng viên không cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương thức làm báo, trau dồi bản lĩnh thì sẽ tụt hậu. Cùng với đó, đang có sự tác động của doanh nghiệp, lợi ích nhóm vào hoạt động của báo chí làm biến dạng bản chất của báo chí cách mạng; Sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng đang tác động không nhỏ đến đội ngũ những người làm báo. Đây là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý báo chí. Do vậy, thời gian tới, các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản của báo chí cần nghiêm túc thực hiện theo đúng tôn chỉ mục đích, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Nhấn mạnh đến các thách thức đối với báo chí đất nước trong năm 2017, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu đội ngũ phóng viên cần phải cập nhật kiến thức, công nghệ, kỹ năng làm báo hiện đại. Với các cơ quan báo chí, đó là việc thay đổi mô hình quản lý tòa soạn, tiếp cận phù hợp và hiệu quả với bài toán kinh tế báo chí, đặc biệt là sự tác động của doanh nghiệp, nhóm lợi ích đến hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, xu hướng thu hẹp báo in và phát triển báo điện tử được xem là tất yếu. Thế nhưng với tình hình hiện nay, thời gian tới Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng sẽ tiến hành rà soát, xử lý thỏa đáng hoạt động của báo điện tử, các phụ trang báo điện tử, vấn đề bán kênh, bán sóng trên phát thanh - truyền hình, bán măng-sét với báo in; xem xét sự chi phối của các công ty truyền thông, quảng cáo đối với hoạt động báo chí. Việc này khó, mất thời gian nhưng không thể không làm. Để lâu sẽ khó làm và ảnh hưởng đến nền báo chí đất nước. Theo đó, ba vấn đề trọng tâm trong công tác báo chí năm 2017 là quy hoạch báo chí, rà soát để xem xét, xử lý thỏa đáng các trang tin điện tử, đồng thời sẽ chấn chỉnh, nâng cao phẩm chất của người làm báo.
Trên cơ sở các nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động báo chí và công tác báo chí năm 2017 đã được hội nghị xác định, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ năm 2017, công tác báo chí cần tiếp tục tập trung tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vào cuộc sống; coi trọng việc phát hiện, cổ vũ động viên các điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện suy thoái tư tưởng đạo đức lối sống; chống những biểu hiện tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm; tạo diễn đàn để các tầng lớp nhân dân hiến kế đóng góp giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng đã trao Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương cho 17 tác phẩm báo chí và 3 chuyên mục báo chí tiêu biểu, có chất lượng tốt trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong năm 2016./.
Thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước
Trình bày Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, hiện nay cả nước ta có 859 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo (bao gồm 86 cơ quan trung ương, 113 cơ quan địa phương); 660 cơ quan tạp chí (bao gồm, 523 cơ quan trung ương, 137 cơ quan địa phương). Tính đến tháng 9-2016, cả nước có 18.630 nhà báo được cấp thẻ (báo in và báo điện tử là 11.675 người, phát thanh và truyền hình 6.685 người) và có trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ. Về cơ bản, trong năm 2016 các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân. Báo chí đã tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả, góp phần vào thành công tốt đẹp của Đại hội XII của Đảng; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; tích cực tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XII vào cuộc sống; tuyên truyền đậm nét các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; thông tin về các hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; thông tin toàn diện về công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc; thông tin, phản ánh toàn diện, kịp thời về các sự kiện quan trọng, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước… Bên cạnh đó, báo chí đã chủ động khai thác, tuyên truyền phản ánh đậm nét các giải pháp chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...
Một số nhiệm vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo được báo chí thông tin, phản ánh khách quan, thận trọng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Báo chí cũng tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu công cuộc đổi mới; kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, hướng đi thiết thực; đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội, phát huy quyền làm chủ của người dân. Cùng với việc tuyên truyền trên báo chí, nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức và thông tin về các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với phong trào thanh niên tình nguyện, vì biển đảo quê hương, chia sẻ khó khăn với đồng bào nơi bị thiên tai, lũ lụt, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập lao động, sản xuất.
Nhiều cơ quan báo chí tiếp tục phát huy được tính năng động, tích cực trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Các cơ quan báo chí cũng mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và thành tựu đổi mới của đất nước với bạn bè quốc tế vào kiều bào ta ở nước ngoài bằng nhiều hình thức, loại hình và ngôn ngữ khác nhau, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiện vụ thông tin đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Kiên quyết xử lý những cơ quan báo chí vi phạm pháp luật
Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước tác động không nhỏ đến sự phát triển của báo chí nước nhà, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm nêu trên, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục bao gồm các dạng sai phạm thông tin không đúng với tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép; thông tin phiến diện, không cân bằng chưa được khắc phục triệt để; thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, không phù hợp định hướng thông tin; thông tin sai sự thật, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các hành vi vi phạm của báo chí...
Hội nghị đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động báo chí và công tác báo chí năm 2017. Theo đó, cơ quan chỉ đạo, định hướng, quản lý cần nỗ lực hơn nữa, phát huy kết quả năm 2016, nắm bắt kịp thời các vấn đề, sự kiện, diễn biến tình hình; kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, nhất là vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Các cơ quan báo chí cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Báo chí năm 2016 và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Báo chí tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội; chính sách, pháp luật, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bám sát, tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện, ngày lễ lớn trong năm 2017...
Bên cạnh đó, báo chí cần tiếp tục thể hiện vai trò là lực lượng nòng cốt, quan trọng thực hiện tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm, các thông tin sai trái, vu khống, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch; chủ động, tích cực đấu tranh, phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội. Báo chí tuyên truyền có hiệu quả các vấn đề về chủ quyền biển đảo, về quan hệ quốc tế, bảo đảm độc lập chủ quyền Tổ quốc, đồng thời bảo đảm môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới; tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý báo chí, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và nhà báo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ cảm ơn báo giới đã đồng hành với Chính phủ và đất nước trong năm qua, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ những thách thức đối với hoạt động báo chí hiện nay. Đó là hầu hết các cơ quan báo chí không còn được bao cấp, phải chạy theo thương mại, kinh tế. Công nghệ thông tin, internet phát triển mạnh mẽ đã tạo ra sự canh tranh khốc liệt giữa báo chí truyền thống, báo điện tử và mạng xã hội. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong năm qua, các cơ quan chức năng đã xử lý quyết liệt một số cơ quan báo chí vi phạm pháp luật; nhưng đó là việc làm uốn nắn, răn đe, nhằm để báo chí nước nhà hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời phải thích ứng việc xử lý các sự cố về thông tin một cách nhạy bén, kịp thời và đúng đắn nhất.
Đánh giá về công tác báo chí năm 2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Trong bối cảnh nhiều cơ quan báo chí phải tự chủ về tài chính, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị lẫn chăm lo đời sống cho cán bộ phóng viên, tuy nhiên trước thách thức đó, báo chí cả nước đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nhất là việc thông tin, phản biện những chính sách, chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Bên cạnh việc sẽ tăng cường công tác quản lí về báo chí, Chính phủ cũng sẽ tạo nhiều điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển thuận lợi. Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục tăng cường thông tin kịp thời cho báo chí trong thời gian tới, nhất là bảo vệ bản quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan báo chí, các nhà báo.
Đáp ứng được yêu cầu công nghệ số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Kết luận hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng khẳng định năm 2016, báo chí cả nước đã tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả, góp phần vào thành công tốt đẹp của Đại hội XII của Đảng; cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, tích cực tuyên truyền các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Thông tin toàn diện, kịp thời về công tác bảo vệ chủ quyền, đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch cũng như tuyên truyền, phản ánh đậm nét tình hình kinh tế xã hội, các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Kịp thời cổ vũ những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến…
Nêu lên những hạn chế của báo chí trong năm vừa qua, điển hình như việc phát hiện ra nhiều sai phạm của các nhà báo có biểu hiện tha hóa về đạo đức, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, đưa các thông tin sai sự thật gây phương hại tới lợi ích quốc gia, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng, việc xử lý các cơ quan báo chí và nhà báo sai phạm là chuyện đau lòng nhưng đây là sự đau lòng cần thiết để làm trong sạch nghề báo, do đó sẽ tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý báo chí trong thời gian tới.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng nhấn mạnh, mặc dù có một số vụ việc về hoạt động báo chí, nhưng nhìn chung báo chí đất nước đã vượt khó, đóng góp vào những thành tựu chung của đất nước. Hoạt động báo chí cũng như công tác chỉ đạo, quản lý báo chí cũng đã có những bước tiến mới. Năm 2017, nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với công tác báo chí. Nếu đội ngũ phóng viên không cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương thức làm báo, trau dồi bản lĩnh thì sẽ tụt hậu. Cùng với đó, đang có sự tác động của doanh nghiệp, lợi ích nhóm vào hoạt động của báo chí làm biến dạng bản chất của báo chí cách mạng; Sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa cũng đang tác động không nhỏ đến đội ngũ những người làm báo. Đây là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý báo chí. Do vậy, thời gian tới, các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản của báo chí cần nghiêm túc thực hiện theo đúng tôn chỉ mục đích, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Nhấn mạnh đến các thách thức đối với báo chí đất nước trong năm 2017, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu đội ngũ phóng viên cần phải cập nhật kiến thức, công nghệ, kỹ năng làm báo hiện đại. Với các cơ quan báo chí, đó là việc thay đổi mô hình quản lý tòa soạn, tiếp cận phù hợp và hiệu quả với bài toán kinh tế báo chí, đặc biệt là sự tác động của doanh nghiệp, nhóm lợi ích đến hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, xu hướng thu hẹp báo in và phát triển báo điện tử được xem là tất yếu. Thế nhưng với tình hình hiện nay, thời gian tới Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng sẽ tiến hành rà soát, xử lý thỏa đáng hoạt động của báo điện tử, các phụ trang báo điện tử, vấn đề bán kênh, bán sóng trên phát thanh - truyền hình, bán măng-sét với báo in; xem xét sự chi phối của các công ty truyền thông, quảng cáo đối với hoạt động báo chí. Việc này khó, mất thời gian nhưng không thể không làm. Để lâu sẽ khó làm và ảnh hưởng đến nền báo chí đất nước. Theo đó, ba vấn đề trọng tâm trong công tác báo chí năm 2017 là quy hoạch báo chí, rà soát để xem xét, xử lý thỏa đáng các trang tin điện tử, đồng thời sẽ chấn chỉnh, nâng cao phẩm chất của người làm báo.
Trên cơ sở các nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động báo chí và công tác báo chí năm 2017 đã được hội nghị xác định, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ năm 2017, công tác báo chí cần tiếp tục tập trung tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vào cuộc sống; coi trọng việc phát hiện, cổ vũ động viên các điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện suy thoái tư tưởng đạo đức lối sống; chống những biểu hiện tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm; tạo diễn đàn để các tầng lớp nhân dân hiến kế đóng góp giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng đã trao Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương cho 17 tác phẩm báo chí và 3 chuyên mục báo chí tiêu biểu, có chất lượng tốt trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong năm 2016./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu Malik  (18/01/2017)
Phó Thủ tướng: Sớm ổn định đời sống hộ dân trong vụ cháy ở Nha Trang  (18/01/2017)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Hội Nạn nhân Chất độc da cam  (18/01/2017)
Hai Thứ trưởng Bộ Nội vụ bị kỷ luật do liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh  (18/01/2017)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng AIIB  (18/01/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan  (18/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay