Tạp chí Cộng sản: Nối những nhịp cầu vui cho bà con vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số
21:22, ngày 17-09-2016
TCCSĐT - Sáng 16-9-2016, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành chiếc cầu nối kênh T9 giữa ấp Leng thuộc xã An Quảng Hữu với ấp Leng và ấp Ông Rùm thuộc xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Trần Thanh Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Trần Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh; cùng với sự tham dự của cán bộ Tạp chí Cộng sản, Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú, Ủy ban nhân dân hai xã An Quảng Hữu, Tân Sơn và bà con 3 ấp thuộc hai xã An Quảng Hữu và Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, PGS, TS. Vũ Văn Phúc cho biết: Thực hiện chức năng là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng, cùng với việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, Tạp Chí Cộng sản còn chú trọng đến các hoạt động xã hội, từ thiện. Vì vậy, nhiều năm qua Tạp chí Cộng sản đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội, từ thiện trên khắp cả nước với ý nghĩa thiết thực, như kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm,... hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa; giúp cư dân đóng vỏ tàu sắt để vươn khơi, bám biển, phát triển nghề cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tặng học bổng cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...
PGS, TS. Vũ Văn Phúc khẳng định, việc Tạp chí Cộng sản phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng cây cầu tặng bà con 3 ấp (ấp Leng xã An Quảng Hữu, ấp Leng và ấp Ông Rùm xã Tân Sơn) trên kênh T9 chính là một trong những hoạt động thiết thực nữa của Tạp chí Cộng sản.
Cây cầu do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng trên kênh T9 được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, có chiều dài 36 mét, tải trọng thiết kế 1,5 tấn, chiều rộng mặt cầu 03 mét, tĩnh không thông thuyền 02 mét; cầu gồm 03 nhịp, với kinh phí xây dựng gần 1 tỷ đồng và sau 3 tháng xây dựng, đến nay cầu đã được thông xe kỹ thuật. PGS, TS. Vũ Văn Phúc tin tưởng rằng, việc đưa cây cầu vào sử dụng sẽ góp phần vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trà Cú, đồng thời, góp phần thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn này.
Trong niềm vui và hạnh phúc khi đón nhận những tình cảm của Tạp chí Cộng sản cũng như Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú Nguyễn Thị Mộng Thu, chia sẻ: Trong thời gian qua, toàn huyện đã đầu tư trên 350.000 mét dài cầu, đường giao thông nông thôn bằng bê tông cốt thép liên ấp, liên xã. Thế nhưng, hiện nay toàn huyện còn hơn 100 cây cầu nông thôn vẫn được bắc tạm bợ và một số tuyến kênh chưa có cầu để phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân, nhất là cho trẻ em đi học hằng ngày.
Mặc dù huyện thấy được bức xúc đó, nhưng nguồn kinh phí còn rất khó khăn, nên chưa thể đầu tư đồng bộ. Bởi vậy, việc Tạp chí Cộng sản và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng cầu đã nhân lên rất nhiều niềm vui, hạnh phúc và mong ước của chính quyền địa phương, nhất là bà con nhân dân hai xã An Quảng Hữu và Tân Sơn. Bà Nguyễn Thị Mộng Thu khẳng định, cây cầu này được đưa vào sử dụng sẽ tăng khả năng vận chuyển, lưu thông hàng hóa và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt là giúp cho các em nhỏ đi học thuận lợi.
Xúc động trước sự kiện này, ông Lâm Văn Vĩnh, đại diện người dân 3 ấp bày tỏ: Đây là một sự kiện đặc biệt không chỉ dành cho tất cả nhân dân nơi đây, mà nó còn là sự kiện khó quên trong cuộc đời tôi. Vì cây cầu này chính là niềm mong ước đã hiện diện hàng chục năm nay trong suy nghĩ của những người dân nơi đây. Do đó, khi cầu được xây và đưa vào sử dụng, người dân 3 ấp quyết tâm đoàn kết, đồng lòng, có trách nhiệm quản lý, sử dụng công trình hiệu quả; thường xuyên theo dõi để phát hiện nếu có dấu hiệu hư hỏng để kịp thời duy tu, bảo dưỡng nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình.
Cùng cảm giác vui sướng như ông Lâm Văn Vĩnh và nhiều bà con khác, ông Kim Rương sống ở ấp Leng, xã An Quảng Hữu phấn khởi cho biết: Hơn 67 năm sống ở khu vực này, cứ nghĩ rằng cả cuộc đời của mình, tôi không được chứng kiến hình ảnh có một chiếc cầu được nối với hai bờ của con sông. Nhưng bây giờ giấc mơ đó đã trở thành hiện thực, mấy hôm nay khi chiếc cầu được nối nhịp cuối cùng và có thể đi lại được, người dân chúng tôi vui mừng lắm. Tôi tin chắc chắn rằng, cây cầu được đưa vào sử dụng sẽ rất thuận lợi cho người dân chúng tôi đi lại, việc kết nối ấp này với ấp khác được dễ hơn, tình cảm sẽ bền chặt hơn, mừng nhất là việc đi lại học hành của các cháu nhỏ sẽ rất thuận lợi.
Ông Thạch Sa Rây, 57 tuổi, sống ở ấp Ông Rùm, xã Tân Sơn xúc động: “Mừng quá, chúng tôi mừng quá. Vì cây cầu này không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của bà con nhân dân mà có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế. Bởi vì, bao năm qua bà con chúng tôi đều phải vận chuyển lúa bằng xuồng, vừa tốn công, vừa tốn của, mùa vụ tới và những năm sau này bà con chúng tôi không phải lo đến công việc vận chuyển nữa”.
Khi được hỏi về cảm xúc của mình khi cây cầu được xây dựng nơi đây, cháu Lâm Thị Quế Trân, 10 tuổi, sinh sống tại ấp Leng xã An Quảng Hữu hiện đang học lớp 4, vừa nói vừa chỉ tay về bên kia con sông và cho biết: “Bên đó có nhiều bạn học của con lắm, chỉ mấy ngày trước đây thôi, cứ mỗi lần muốn sang bạn hỏi bài, mượn sách vở là con phải đ̉i bộ mất vài cây số, trời nắng thì không sao, trời mưa thì khổ ở lắm ạ. Giờ có cầu rồi, con đi lại thuận lợi lắm, nếu cần liên hệ với bạn bè thì chỉ chạy ù vài phút là gặp nhau rồi. Chúng con vui và hạnh phúc lắm ạ”.
Có thể khẳng định rằng, dù giá trị cây cầu không lớn, nhưng những nét mặt vui sướng của bà con nơi đây toát lên sự hạnh phúc, vui sướng. Và với họ, cây cầu như là một tài sản, tài sản đó không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn là giá trị to lớn về mặt tinh thần. Và, chắc chắn trong thời gian tới, do việc đi lại thuận lợi là điều kiện trong phát triển kinh tế, đó còn là cây cầu nối những tình cảm của bà con các ấp khu vực này sẽ ngày càng gắn kết và bền chặt./.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, PGS, TS. Vũ Văn Phúc cho biết: Thực hiện chức năng là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng, cùng với việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, Tạp Chí Cộng sản còn chú trọng đến các hoạt động xã hội, từ thiện. Vì vậy, nhiều năm qua Tạp chí Cộng sản đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội, từ thiện trên khắp cả nước với ý nghĩa thiết thực, như kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm,... hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa; giúp cư dân đóng vỏ tàu sắt để vươn khơi, bám biển, phát triển nghề cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; tặng học bổng cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...
PGS, TS. Vũ Văn Phúc khẳng định, việc Tạp chí Cộng sản phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng cây cầu tặng bà con 3 ấp (ấp Leng xã An Quảng Hữu, ấp Leng và ấp Ông Rùm xã Tân Sơn) trên kênh T9 chính là một trong những hoạt động thiết thực nữa của Tạp chí Cộng sản.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cùng các đồng chí đại diện Ủy ban nhân dân địa phương, đại diện Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh cắt băng khánh thành |
Cây cầu do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng trên kênh T9 được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, có chiều dài 36 mét, tải trọng thiết kế 1,5 tấn, chiều rộng mặt cầu 03 mét, tĩnh không thông thuyền 02 mét; cầu gồm 03 nhịp, với kinh phí xây dựng gần 1 tỷ đồng và sau 3 tháng xây dựng, đến nay cầu đã được thông xe kỹ thuật. PGS, TS. Vũ Văn Phúc tin tưởng rằng, việc đưa cây cầu vào sử dụng sẽ góp phần vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trà Cú, đồng thời, góp phần thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn này.
Trong niềm vui và hạnh phúc khi đón nhận những tình cảm của Tạp chí Cộng sản cũng như Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú Nguyễn Thị Mộng Thu, chia sẻ: Trong thời gian qua, toàn huyện đã đầu tư trên 350.000 mét dài cầu, đường giao thông nông thôn bằng bê tông cốt thép liên ấp, liên xã. Thế nhưng, hiện nay toàn huyện còn hơn 100 cây cầu nông thôn vẫn được bắc tạm bợ và một số tuyến kênh chưa có cầu để phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân, nhất là cho trẻ em đi học hằng ngày.
Mặc dù huyện thấy được bức xúc đó, nhưng nguồn kinh phí còn rất khó khăn, nên chưa thể đầu tư đồng bộ. Bởi vậy, việc Tạp chí Cộng sản và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng cầu đã nhân lên rất nhiều niềm vui, hạnh phúc và mong ước của chính quyền địa phương, nhất là bà con nhân dân hai xã An Quảng Hữu và Tân Sơn. Bà Nguyễn Thị Mộng Thu khẳng định, cây cầu này được đưa vào sử dụng sẽ tăng khả năng vận chuyển, lưu thông hàng hóa và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt là giúp cho các em nhỏ đi học thuận lợi.
Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Trà Cú Nguyễn Thị Mộng Thu bày tỏ sự tri ân đối với Tạp chí Cộng sản và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đất Thắng Thành phố Hồ Chí Minh |
Xúc động trước sự kiện này, ông Lâm Văn Vĩnh, đại diện người dân 3 ấp bày tỏ: Đây là một sự kiện đặc biệt không chỉ dành cho tất cả nhân dân nơi đây, mà nó còn là sự kiện khó quên trong cuộc đời tôi. Vì cây cầu này chính là niềm mong ước đã hiện diện hàng chục năm nay trong suy nghĩ của những người dân nơi đây. Do đó, khi cầu được xây và đưa vào sử dụng, người dân 3 ấp quyết tâm đoàn kết, đồng lòng, có trách nhiệm quản lý, sử dụng công trình hiệu quả; thường xuyên theo dõi để phát hiện nếu có dấu hiệu hư hỏng để kịp thời duy tu, bảo dưỡng nhằm kéo dài tuổi thọ của công trình.
Cùng cảm giác vui sướng như ông Lâm Văn Vĩnh và nhiều bà con khác, ông Kim Rương sống ở ấp Leng, xã An Quảng Hữu phấn khởi cho biết: Hơn 67 năm sống ở khu vực này, cứ nghĩ rằng cả cuộc đời của mình, tôi không được chứng kiến hình ảnh có một chiếc cầu được nối với hai bờ của con sông. Nhưng bây giờ giấc mơ đó đã trở thành hiện thực, mấy hôm nay khi chiếc cầu được nối nhịp cuối cùng và có thể đi lại được, người dân chúng tôi vui mừng lắm. Tôi tin chắc chắn rằng, cây cầu được đưa vào sử dụng sẽ rất thuận lợi cho người dân chúng tôi đi lại, việc kết nối ấp này với ấp khác được dễ hơn, tình cảm sẽ bền chặt hơn, mừng nhất là việc đi lại học hành của các cháu nhỏ sẽ rất thuận lợi.
Ông Thạch Sa Rây, 57 tuổi, sống ở ấp Ông Rùm, xã Tân Sơn xúc động: “Mừng quá, chúng tôi mừng quá. Vì cây cầu này không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của bà con nhân dân mà có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế. Bởi vì, bao năm qua bà con chúng tôi đều phải vận chuyển lúa bằng xuồng, vừa tốn công, vừa tốn của, mùa vụ tới và những năm sau này bà con chúng tôi không phải lo đến công việc vận chuyển nữa”.
Khi được hỏi về cảm xúc của mình khi cây cầu được xây dựng nơi đây, cháu Lâm Thị Quế Trân, 10 tuổi, sinh sống tại ấp Leng xã An Quảng Hữu hiện đang học lớp 4, vừa nói vừa chỉ tay về bên kia con sông và cho biết: “Bên đó có nhiều bạn học của con lắm, chỉ mấy ngày trước đây thôi, cứ mỗi lần muốn sang bạn hỏi bài, mượn sách vở là con phải đ̉i bộ mất vài cây số, trời nắng thì không sao, trời mưa thì khổ ở lắm ạ. Giờ có cầu rồi, con đi lại thuận lợi lắm, nếu cần liên hệ với bạn bè thì chỉ chạy ù vài phút là gặp nhau rồi. Chúng con vui và hạnh phúc lắm ạ”.
Các đại biểu và người dân đi lại trên cầu sau khi cắt băng khánh thành |
Có thể khẳng định rằng, dù giá trị cây cầu không lớn, nhưng những nét mặt vui sướng của bà con nơi đây toát lên sự hạnh phúc, vui sướng. Và với họ, cây cầu như là một tài sản, tài sản đó không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn là giá trị to lớn về mặt tinh thần. Và, chắc chắn trong thời gian tới, do việc đi lại thuận lợi là điều kiện trong phát triển kinh tế, đó còn là cây cầu nối những tình cảm của bà con các ấp khu vực này sẽ ngày càng gắn kết và bền chặt./.
Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam - Indonesia về vấn đề ngư dân  (16/09/2016)
Phát động nhắn tin gây quỹ hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em  (16/09/2016)
Khai mạc Đại hội đại biểu Việt kiều tại Campuchia lần thứ II  (16/09/2016)
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vi phạm về đất đai tại huyện Đông Anh  (16/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay