Các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới
Ngày 12-9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 22 về phòng, chống bão.
Công điện số 22 gửi Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài thông tin duyên hải.
Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 12-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,1 độ vĩ Bắc; 113,4 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) 220km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 -7 (40km/h - 60km/h), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 km và có khả năng mạnh lên thanh bão. Đến 4 giờ ngày 13-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Nam - Bình Định khoảng 130 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão cấp 8 (60km/h - 75 km/giờ), giật cấp 9 - 10. Trong 24 - 36 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km - 20km.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9 - 10, biển động mạnh, cấp độ rủi do thiên tai cấp 3.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh/thành phố, các bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ:
Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến của áp thấp nhiệt đới; theo dõi, tìm kiếm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin lien lạc với chủ các phương tiện hoạt động trên biển để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh. Tổ chức rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Chỉ đạo kiểm tra an toàn đập, hồ chưa, đặc biệt là các hồ chưa nhỏ đề phòng xảy ra mưa lớn cục bộ.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu. Đồng thời, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh/thành phố, các bộ, ngành tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn./.
Việt Nam - Trung Quốc trao đổi kinh nghiệm về kiểm tra xây dựng Đảng  (12/09/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 05 đến ngày 11-9-2016  (12/09/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 05 đến ngày 11-9-2016  (12/09/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 05-9 đến ngày 11-9-2016)  (12/09/2016)
Về vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng  (12/09/2016)
Về vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng  (12/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay