Nhiều ý kiến khác nhau về phân định thẩm quyền của tòa án huyện
Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử sơ thẩm các vụ kiện quy định hành chính cấp huyện trở lên
Một trong những vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm thảo luận là việc phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Điều 32 và 33 dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).
Bên cạnh những ý kiến tán thành, còn có những ý kiến không tán thành việc giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại các Điều 32 và 33 của dự thảo Luật nhằm hạn chế tác động từ phía Ủy ban nhân dân cấp huyện, ảnh hưởng đến sự độc lập, khách quan của thẩm phán khi xét xử vụ án.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc phân định thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật Tố tụng hành chính hiện hành là phù hợp với thực tiễn và định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam.
Việc đề xuất giao thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như dự thảo Luật là không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp đã nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về mở rộng thẩm quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện.
Bên cạnh đó, quy định như vậy không đề cao được vai trò, bản lĩnh cũng như không nêu cao được trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện trong giải quyết sơ thẩm vụ án hành chính.
Theo lập luận này, cũng sẽ không hợp lý nếu dự thảo Luật vẫn giao cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh như Luật hiện hành.
Trước các ý kiến của đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ e ngại quy định Tòa án nhân dân tối cao xét xử sơ thẩm các vấn đề liên quan đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ không phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân vừa được Quốc hội thông qua. Do còn có những ý kiến khác nhau, Quốc hội sẽ gửi phiếu thăm dò ý kiến của các đại biểu.
Về vấn đề người đại diện được quy định tại Điều 62 dự thảo luật, các đại biểu Trương Thái Hiền (Kiên Giang), Phạm Văn Hà (Nghệ An), Thân Đức Nam (Đà Nẵng) đều cho rằng trong tố tụng hành chính, người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
Trong quá trình tố tụng, người bị kiện có quyền sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, dừng hoặc khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
Quyền này chỉ có thể do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền thực hiện mới có hiệu quả, bảo đảm khắc phục nhanh chóng những sai sót của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy, nhiều trường hợp người bị kiện chỉ ủy quyền cho cán bộ tham mưu, giúp việc đại diện tham gia tố tụng nên mang tính hình thức, gây nhiều trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vì người được ủy quyền không có đủ thẩm quyền quyết định về những vấn đề mới phát sinh tại tòa án.
Để khắc phục được những hạn chế hiện nay, nhiều đại biểu đồng tình với việc cho phép ủy quyền nhưng không nên quy định người được ủy quyền là cấp phó bởi thực tế không phải cứ cấp phó là người nắm rõ vấn đề, nên quy định trường hợp người bị kiện là cơ quan tổ chức thì người được ủy quyền phải là người có thẩm quyền giải quyết vụ việc, hoặc nêu rõ cấp phó là người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, phải tham gia quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định.
Các đại biểu tán thành với nhiều điểm bổ sung sửa đổi của Luật, nhiều ý kiến cho rằng để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, cần quy định thẩm quyền tòa án đối với khiếu kiện các quyết định hành vi, hành chính mang tính nội bộ, tòa án giải quyết bằng thủ tục tư pháp sẽ đảm bảo minh bạch, công khai, bảo vệ tốt hơn quyền lợi ích của công dân.
Sửa đổi bổ sung các luật về thuế là cần thiết
Tại phiên làm việc, các đại biểu Quốc hội cũng đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung 3 luật về thuế gồm Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế của Ủy ban Tài chính Ngân sách và thực hiện theo quy trình thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội nhằm tiếp tục thực hiện chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ...; xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật liên quan, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Tăng cường công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng; cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Quản lý thuế mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung tại Luật số 71/2014/QH13, hiệu lực thi hành ngày 01-01-2015 và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi hiện nay chưa đến thời điểm hiệu lực thi hành (ngày 01-01-2016), nay Chính phủ tiếp tục đề nghị sửa đổi là chưa thực sự hợp lý, dẫn đến thiếu ổn định trong chính sách về thu ngân sách. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần đánh giá tổng thể các luật về thuế và sửa đổi toàn diện các nội dung của từng luật thuế trình Quốc hội xem xét khi đủ điều kiện./.
Đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp  (27/10/2015)
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc  (27/10/2015)
Đảng Cộng sản Pháp quan ngại tình hình quân sự hóa ở Biển Đông  (27/10/2015)
Thái Nguyên phát huy lợi thế vùng trọng điểm để phát triển bền vững  (27/10/2015)
Thủ tướng yêu cầu ngành ngoại giao phải sáng tạo để “đua” với quốc tế  (27/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay