Thất bại của Mỹ trong kế hoạch đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn
22:13, ngày 16-05-2014
TCCSĐT - Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn là một trong những mục tiêu được Mỹ xếp loại ưu tiên đánh phá, hủy diệt. Toàn bộ công tác huấn luyện và chỉ huy hoạt động biệt kích đánh phá đều do bộ phận Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Việt Nam phụ trách. Dưới con mắt của CIA, cuộc chiến phá hoại, ngăn chặn và hủy diệt “đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn” là một “cuộc chiến bí mật” hay “cuộc chiến trong bóng tối”.
Theo các tài liệu do Mỹ công bố sau khi giải mã, tổ chức “Đoàn nghiên cứu quan sát” được cho là cơ quan chuyên trách chỉ đạo và chỉ huy “cuộc chiến bí mật” này. Cũng theo cuốn sách “Cái giá nước Mỹ phải trả cho cuộc chiến bí mật ở miền Nam Việt Nam” (1) và tài liệu “Đạo quân bí mật, trận chiến bí mật” (2), trong nỗ lực đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh, CIA đã sử dụng lực lượng biệt kích Mỹ (lính mũ nồi xanh) huấn luyện và chỉ huy lực lượng biệt kích quân đội Sài Gòn (lính Lôi Hổ, Phi Hổ) triển khai các kế hoạch, bao gồm: chiến tranh biệt kích 34A (thả biệt kích đánh phá miền Bắc - điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn); chiến tranh tâm lý chiến OP-39 (bắt cóc ngư dân miền Bắc đưa đến Cù Lao Chàm để mua chuộc, dụ dỗ); chiến tranh xâm nhập hay chiến tranh ngoại biên OP-35 (dùng biệt kích xâm nhập các căn cứ địa, chiến khu kháng chiến trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam và Lào để chỉ điểm cho máy bay oanh kích, pháo binh bắn phá; xâm nhập Cam-pu-chia (đánh phá hành lang vận tải chiến lược qua cảng Xi-ha-núc-vin).
Chiến thuật “Chiến tranh biệt kích”
Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc kháng chiến của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, được sự hậu thuẫn của hậu phương lớn miền Bắc ngày càng lớn mạnh, làm tăng thêm sự bất ổn đối với chính quyền Sài Gòn, khiến Chính phủ Mỹ hết sức lo ngại và tìm cách ngăn chặn sự phát triển này.
Với những kế hoạch và thủ đoạn thâm độc, một mặt, Mỹ tập trung mọi phương tiện vật chất, kỹ thuật, tiến hành 15.000 trận đánh phá bằng không quân, thực hiện hàng vạn lượt máy bay chiến lược B52 ném hơn 4 triệu tấn bom, đạn, chất độc xuống toàn bộ tuyến đường Trường Sơn; đồng thời lập hàng rào điện tử, sử dụng máy dò nghe trộm điện thoại, tiến hành trên 120 cuộc hành quân đánh phá và 1.235 vụ phá hoại bằng biệt kích. Mặt khác, ra sức tuyển mộ, huấn luyện lực lượng biệt kích Lôi Hổ, Phi Hổ, thám báo, thám kích, dân sự chiến đấu.
Đặc biệt, sau khi nhận được báo cáo về việc Việt Nam quyết định xây dựng đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh từ năm 1959 đến cuối năm 1963, Chính phủ Mỹ càng quyết tâm ngăn chặn và phá hoại bằng được con đường tiếp tế chiến lược này.
Uy-li-am Côn-bi (William Colby) - trùm CIA lúc đó, đã ra lệnh cho lực lượng biệt kích “mũ nồi xanh” tiến hành gần 41 cuộc hành quân do thám toàn bộ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, từ A-tô-pơ (Attopeu) đến Se-pôn (Chepone) và đường số 9, giáp ranh địa bàn quân khu I và II của quân đội Sài Gòn, nhằm ngăn chặn và cắt đứt tuyến vận tải chiến lược đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn; đồng thời phối hợp cùng Ban Tham mưu hỗn hợp của Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) soạn thảo kế hoạch đánh phá toàn diện hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh.
Cả MACV và CIA đều đặc biệt quan tâm đến con đường huyết mạch chạy dọc hai sườn Đông và Tây Trường Sơn, nối liền hậu phương miền Bắc và chiến trường miền Nam. Do đó, phạm vi các kế hoạch nhằm đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn không giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam, mà mở rộng sang cả đất của Lào và Cam-pu-chia. Tại thời điểm đó, để có thể thu thập tin tức tình báo liên quan đến đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam Pôn Hắc-kin (Paul Harkins) phối hợp với quân đội Sài Gòn tổ chức các cuộc hành quân xâm nhập lãnh thổ Lào. Trên phương diện ngoại giao, lính Mỹ không được phép xâm nhập lãnh thổ Lào, chỉ được hoạt động quanh khu vực giữa đường số 9 đến vĩ tuyến 17, vì thế, CIA đã sử dụng quân biệt kích Sài Gòn cải trang thành bộ đội hay Quân Giải phóng miền Nam để xâm nhập lãnh thổ Lào.
Sau những biến cố xảy ra vào cuối năm 1963, cả Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (Ngô Đình Diệm) và Tổng thống Hoa Kỳ (Giôn Ph. Ken-nơ-đi) đều bị nạn, tình hình chính quyền ngụy Sài Gòn trở nên rối ren, kế hoạch 34A phá hoại miền Bắc Việt Nam tiếp tục được CIA điều chỉnh. Theo đó, ngày 24-01-1964, Mỹ thành lập Trung tâm hành quân đặc biệt (SOG), đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ M. Tai-lo (Maxwell Taylor) và Tư lệnh quân đội viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam W.C. Oét-mo-len (Westmoreland). Trên phương diện lý thuyết, SOG sử dụng chiến thuật “chiến tranh ngoại biên” để quấy rối, phá hoại hòng làm suy yếu nền kinh tế miền Bắc; kết hợp với xâm nhập, bắt cóc con tin để khai thác, thu thập tin tức tình báo và phản gián, tuyên truyền phá hoại. SOG có 4 hình thức hoạt động: 1- tập kích bất ngờ; 2- tập kích phá hoại các căn cứ; 3- tổ chức các cuộc hành quân từ cấp đại đội đến tiểu đoàn xâm nhập lãnh thổ miền Bắc, phá hoại các cơ sở sản xuất kinh tế; 4- sử dụng không quân đánh phá làm suy sụp nền kinh tế miền Bắc.
Tháng 4-1964, Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt Mỹ tại miền Nam Việt Nam Clai-dơ Rút-xen (Clyde Russell) đã nhận mệnh lệnh: “Phải đặt chân trên mặt đất, nhìn tận mắt về những hoạt động của cộng sản trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, hơn một tháng sau, lực lượng đặc biệt Mỹ mới huấn luyện xong những toán biệt kích đầu tiên, sẵn sàng vượt biên xâm nhập lãnh thổ Lào, trong đội hình cuộc hành quân biệt kích lần thứ nhất mang tên “Leaping Lena”.
Tháng 6-1964, dưới sự chỉ huy của C. Rút-xen, 5 toán biệt kích quân đội Sài Gòn đã xâm nhập khu vực đường 9 và phía đông Sê-pôn, nhằm do thám mọi hoạt động diễn ra trên tuyến đường Tây Trường Sơn. Tuy nhiên, ngay lần đầu xuất quân, lực lượng biệt kích Sài Gòn đã bị thất bại thảm bại. Chỉ có 5 trong số 40 quân biệt kích thoát chết. Cuộc hành quân “Leaping Lena” kết thúc không kèn, trống. C. Rút-xen bị cách chức và Đô-nan Blách-bơn (Donald Blackburn) được bổ nhiệm thay thế C. Rút-xen làm Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
Tháng 9-1965, Đ. Blách-bơn chỉ định đại tá Bun Xi-mông (Bull Simons) tổ chức cuộc hành quân đánh phá toàn diện cả hai tuyến đường Đông và Tây Trường Sơn, nhằm thâm nhập do thám mọi hoạt động của đối phương trên tuyến đường và chỉ điểm cho không quân Mỹ oanh kích. Căn cứ vào tin tình báo của trung tá Ray Côn (Ray Call) - một trong số sĩ quan chỉ huy cuộc hành quân OP-35: “Cộng sản đem đồ tiếp vận vào quá nhiều, các toán biệt kích gọi phi cơ oanh kích không xuể. Càng bắn phá bao nhiêu, họ đem đồ vào nhiều bấy nhiêu”, Bun Xi-mông đã ra lệnh cho Ray Côn tổ chức các cuộc hành quân viễn thám do các toán biệt kích Mỹ trực tiếp xâm nhập lãnh thổ Lào.
“Chiến tranh ngoại biên” và dấu chấm hết về “huyền thoại SOG”
Theo kế hoạch OP-35, một căn cứ sở chỉ huy hành quân sẽ được thiết lập tại Đà Nẵng, cách biên giới Việt Nam - Lào khoảng 50 dặm. Do đó, Ray Côn đã tìm một địa điểm khác gần biên giới hơn, làm căn cứ sở chỉ huy tiền phương cho những chuyến hành quân xâm nhập (FOB). Bun Xi-mông và Ray Côn đã chọn Khâm Đức, nguyên là trại biệt kích của quân đội Sài Gòn, cách biên giới Việt - Lào 10 dặm, làm căn cứ bàn đạp cho các toán biệt kích xâm nhập tuyến đường Tây Trường Sơn. Sở chỉ huy hành quân trung tâm OP-35 được tổ chức gồm hai cơ sở tại Sài Gòn và Đà Nẵng, với những nhiệm vụ chỉ huy các căn cứ hành quân tiền phương; soạn thảo văn kiện hành quân; điều hành các đơn vị yểm trợ; phối hợp thông tin liên lạc, quản trị, tiếp vận cho các căn cứ hành quân, mà căn cứ đầu tiên là trại Khâm Đức. Tính đến cuối năm 1965, lực lượng biệt kích ở trại Khâm Đức được tổ chức thành 5 toán, mỗi toán gồm 3 biệt kích “mũ nồi xanh” chỉ huy và 9 biệt kích.
Năm 1967, trước đòi hỏi gia tăng hoạt động biệt kích của CIA đối với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, kế hoạch OP-35 có sự điều chỉnh, với sự ra đời của hai căn cứ hành quân Trung (CCC, đóng tại Kon Tum) và căn cứ hành quân Nam (CCR, đóng tại Buôn Ma Thuột). Nhằm thống nhất trong chỉ huy, căn cứ hành quân Đà Nẵng từ đó được gọi là Sở Bắc (CCN), với hai căn cứ hành quân tiền phương là Bộ Chỉ huy Bắc và Bộ Chỉ huy Bắc Nam. Bộ Chỉ huy Bắc đảm trách địa bàn từ vĩ tuyến 17 đến thung lũng A Sầu, Bộ Chỉ huy Trung chịu trách nhiệm phần còn lại trên đất Lào và Bộ Chỉ huy Nam đảm trách các mục tiêu trên đất Cam-pu-chia (kể từ tháng 5-1967). Trong hai năm 1966 - 1967, Bun Xi-mông đã xây dựng được một đơn vị bí mật, gồm 3 bộ chỉ huy, với 110 sĩ quan, hàng nghìn biệt kích Mỹ - ngụy. Ngoài ra, Bun Xi-mông còn xây dựng các trung tâm huấn luyện biệt kích tại ba cơ sở Bắc, Trung và Nam Việt Nam.
Khác với kế hoạch 34A - thực hiện “chiến tranh biệt kích” đánh phá hậu phương miền Bắc Việt Nam, kế hoạch OP-35 nhằm trực tiếp đánh phá toàn bộ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn, bao gồm cả hai tuyến Đông, Tây Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh trên biển. CIA đã lên kế hoạch OP-35 gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: sử dụng các toán biệt kích xâm nhập đường Tây Trường Sơn trên lãnh thổ Lào để do thám, phát hiện và đánh dấu các mục tiêu (căn cứ, sở chỉ huy, kho tàng vật chất), chỉ điểm cho không quân oanh kích. Giai đoạn 2: sử dụng các đại đội biệt kích xung kích trực tiếp tiến công chớp nhoáng vào các mục tiêu dọc biên giới rồi rút quân. Giai đoạn 3: tuyển mộ, tổ chức lực lượng dân sự chiến đấu tại các buôn làng của các dân tộc thiểu số hoạt động phá hoại trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của các cuộc hành quân biệt kích, ngoài nhiệm vụ chính là do thám, phát hiện mục tiêu, chỉ điểm cho không quân oanh kích, các toán biệt kích còn có nhiệm vụ bắt tù binh. Theo CIA, tù binh sẽ cung cấp tin tức mới nhất về các đơn vị của đối phương. Các toán biệt kích thỉnh thoảng xâm nhập vào các khu vực không quân Mỹ oanh kích để thẩm định kết quả những trận đánh bom B52 bằng cách chụp ảnh phạm vi, mức độ tàn phá của bom đạn và xác định tổn thất của đối phương. Cuối cùng là sử dụng máy nghe trộm các cuộc điện đàm giữa bộ chỉ huy đến các đơn vị quân đội Bắc Việt.
Tháng 6-1967, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Mắc Na-ma-ra ra lệnh triển khai chương trình “Mussel Shoals”, đặt máy thăm dò điện tử theo dõi mọi hoạt động chuyển quân trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn, hoặc trong rừng rậm, những nơi nghi có sự hiện diện của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam. Các tín hiệu điện tử sẽ báo về trung tâm kiểm soát Na-khon Pha-nom (Nakhon Phanom, Thái Lan), tiếp đó chuyển đến trung tâm hành quân tại hạm đội 7 cho không quân Mỹ thực hiện các phi vụ oanh kích. Theo chương trình này, hàng ngàn máy dò điện tử được máy bay thả xuống dọc tuyến đường Trường Sơn cùng một số khác do các toán biệt kích “mũ nồi xanh” đem theo, để gài lén vào vùng đối phương kiểm soát. Ngoài những nhiệm vụ trên, quân biệt kích còn được sử dụng vào việc thực thi những nhiệm vụ cứu phi công lâm nạn đang lẩn trốn, hoặc tiến công các trại giam của đối phương để giải thoát tù binh.
Tháng 9-1966, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thành lập Trung tâm hỗn hợp cứu nạn (JPRC) thuộc lực lượng đặc biệt, làm nhiệm vụ hành quân giải cứu tù binh bằng cách: Một là, tấn công bất ngờ vào các trạm giam của đối phương hoặc những nơi tình nghi giam giữ tù binh. Hai là, tìm kiếm lính Mỹ lâm nạn (khi máy bay bị rơi, hoặc tù binh đang trên đường trốn chạy). Mùa khô năm 1964 - 1965, kế hoạch chi tiết về các cuộc hành quân giải cứu đã được hoàn tất và 5 toán biệt kích đã sẵn sàng vượt biên xâm nhập vào tuyến đường Tây Trường Sơn. Để giữ bí mật, các toán biệt kích nhận nhiệm vụ xâm nhập vào lãnh thổ Lào với yêu cầu phải “sạch”, nghĩa là không mang quân hàm, phù hiệu đơn vị. Riêng quân phục được đặt may tại một nước châu Á nào đó. Vũ khí trang bị không phải là súng Mỹ, để sao cho đối phương không tìm được xuất xứ của những vũ khí trên. Nói chung, biệt kích không được phép đem theo bất kỳ vật dụng gì khiến đối phương có thể nhận diện được.
Những thông tin ban đầu mà các toán biệt kích đem về đã củng cố thêm niềm tin của CIA vào khả năng thành công của kế hoạch OP-35. CIA quyết định nới rộng phạm vi hoạt động cho các đơn vị của lực lượng đặc biệt và lệnh cho đại tá Bun Xi-mông gia tăng các cuộc hành quân biệt kích trong năm 1966. Trong khi đó, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam cũng nóng lòng muốn oanh kích hệ thống tiếp tế, truyền tin của đối phương trên địa bàn Nam Lào, bởi theo họ, “Quân đội Bắc Việt rõ ràng đang phát triển nhanh hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để chuyển quân vào miền Nam, mở những trận đánh lớn”.
Từ mùa khô năm 1970 - 1971, những chuyến xâm nhập sang đất Lào và Cam-pu-chia của biệt kích Mỹ - ngụy ngày càng trở nên nguy hiểm. Rô-giơ Pê-giê-lê (Roger Pezzelle), viên chỉ huy triển khai kế hoạch OP-35 sau này nhớ lại: “Trong tháng 8-1971, chúng tôi thả toán biệt kích Can-xát (Kansas) vào khu vực phía Nam khu phi quân sự. Chỉ trong vòng 10 phút, quân đội Bắc Việt kéo tới một trung đội, rồi đại đội và cả tiểu đoàn… Quân đội Bắc Việt đưa quân rất đông vào miền Nam Việt Nam… Họ dùng xe chuyển quân, chở lương thực, đồ tiếp vận đến các đơn vị hành quân của họ trên chiến trường. Biệt kích báo cáo là đối phương có cả xe tăng ở Kon Tum, nhưng chẳng ai tin, cuối cùng phải chụp ảnh đem về”. Kế hoạch OP-35 do CIA soạn thảo thực hiện phi vụ cuối cùng vào cuối năm 1971.
Trong cuộc tấn công chiến lược quy mô toàn miền Nam năm 1972 mà ta gọi là “chiến dịch Nguyễn Huệ”, Quân Giải phóng miền Nam đã đánh thẳng vào các căn cứ, đơn vị chủ lực của Mỹ - ngụy. Thắng lợi vang dội của cách mạng miền Nam đã uy hiếp tinh thần, gây tổn thất nghiêm trọng lực lượng của đối phương. Ngày 30-4-1972, Bộ Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương ra lệnh cho SOG ngừng mọi hoạt động, bàn giao tất cả cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn, đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “huyền thoại về Trung tâm nghiên cứu đặc biệt hay Đoàn nghiên cứu quan sát sát - SOG”.
Tổn thất nặng nề - kết quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa
Khi quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, tất cả những hồ sơ về cuộc chiến bí mật của CIA đều được đưa vào tủ sắt niêm phong. Câu chuyện về những đơn vị SOG chìm dần vào lãng quên. Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi những hồ sơ mật được giải mã, những bí mật về lực lượng biệt kích Mỹ và Sài Gòn mới được phơi bày. Theo đó, từ năm 1957, lực lượng đặc biệt Mỹ đã hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trên cương vị cố vấn cho quân đội Sài Gòn. Ngày 24-6-1957, một bộ phận của Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ được cử sang Việt Nam huấn luyện cho quân đội Sài Gòn tại Trung tâm huấn luyện biệt động ở Nha Trang. Mười năm sau (năm 1967), lực lượng biệt kích Mỹ với vai trò cố vấn đã yểm trợ cho trên 40.000 dân sự chiến đấu, hoạt động trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam, đặc biệt suốt tuyến đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh - Trường Sơn, với các kế hoạch ngăn chặn, đánh phá, hủy diệt một cách toàn diện bằng biệt kích, bom đạn, tâm lý chiến, phương tiện kỹ thuật hiện đại,…
Hơn nửa thế kỷ qua, Lầu Năm góc vẫn chưa được báo cáo chính xác con số tổn thất của họ trong nỗ lực phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn. Người ta chỉ có thể ước đoán lực lượng biệt kích Mỹ mất khoảng trên 3.000 lính, trong đó số bị mất tích khoảng 1/4. Ngoài ra, những biệt kích quân, điệp viên, tình báo được CIA điều động ra miền Bắc Việt Nam để phá hoại, tính đến năm 1968, có khoảng 500 người bỏ mạng, một số bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc. Năm 1973, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trả tự do cho 591 tù binh Mỹ. Từ những năm 1970 - 1980, khoảng 400 biệt kích, gián điệp Sài Gòn bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc đã được trả tự do.
Đến nay, tuyến đường vận tải chiến lược, đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn huyền thoại vẫn tồn tại và phát triển không ngừng, là minh chứng cho sức sống trường tồn của dân tộc mà không sức mạnh nào của quân xâm lược có thể ngăn cản nổi./.
----------------------
(1) Kenneth Conboy Deale Andrade: “How American lost the secret war in North Vietnam, United Press, 2000
(2) Sedgwick Touriso: “Secret Army, secret war”, 1995
Chiến thuật “Chiến tranh biệt kích”
Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc kháng chiến của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, được sự hậu thuẫn của hậu phương lớn miền Bắc ngày càng lớn mạnh, làm tăng thêm sự bất ổn đối với chính quyền Sài Gòn, khiến Chính phủ Mỹ hết sức lo ngại và tìm cách ngăn chặn sự phát triển này.
Với những kế hoạch và thủ đoạn thâm độc, một mặt, Mỹ tập trung mọi phương tiện vật chất, kỹ thuật, tiến hành 15.000 trận đánh phá bằng không quân, thực hiện hàng vạn lượt máy bay chiến lược B52 ném hơn 4 triệu tấn bom, đạn, chất độc xuống toàn bộ tuyến đường Trường Sơn; đồng thời lập hàng rào điện tử, sử dụng máy dò nghe trộm điện thoại, tiến hành trên 120 cuộc hành quân đánh phá và 1.235 vụ phá hoại bằng biệt kích. Mặt khác, ra sức tuyển mộ, huấn luyện lực lượng biệt kích Lôi Hổ, Phi Hổ, thám báo, thám kích, dân sự chiến đấu.
Đặc biệt, sau khi nhận được báo cáo về việc Việt Nam quyết định xây dựng đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh từ năm 1959 đến cuối năm 1963, Chính phủ Mỹ càng quyết tâm ngăn chặn và phá hoại bằng được con đường tiếp tế chiến lược này.
Uy-li-am Côn-bi (William Colby) - trùm CIA lúc đó, đã ra lệnh cho lực lượng biệt kích “mũ nồi xanh” tiến hành gần 41 cuộc hành quân do thám toàn bộ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, từ A-tô-pơ (Attopeu) đến Se-pôn (Chepone) và đường số 9, giáp ranh địa bàn quân khu I và II của quân đội Sài Gòn, nhằm ngăn chặn và cắt đứt tuyến vận tải chiến lược đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn; đồng thời phối hợp cùng Ban Tham mưu hỗn hợp của Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam (MACV) soạn thảo kế hoạch đánh phá toàn diện hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh.
Cả MACV và CIA đều đặc biệt quan tâm đến con đường huyết mạch chạy dọc hai sườn Đông và Tây Trường Sơn, nối liền hậu phương miền Bắc và chiến trường miền Nam. Do đó, phạm vi các kế hoạch nhằm đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn không giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam, mà mở rộng sang cả đất của Lào và Cam-pu-chia. Tại thời điểm đó, để có thể thu thập tin tức tình báo liên quan đến đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam Pôn Hắc-kin (Paul Harkins) phối hợp với quân đội Sài Gòn tổ chức các cuộc hành quân xâm nhập lãnh thổ Lào. Trên phương diện ngoại giao, lính Mỹ không được phép xâm nhập lãnh thổ Lào, chỉ được hoạt động quanh khu vực giữa đường số 9 đến vĩ tuyến 17, vì thế, CIA đã sử dụng quân biệt kích Sài Gòn cải trang thành bộ đội hay Quân Giải phóng miền Nam để xâm nhập lãnh thổ Lào.
Sau những biến cố xảy ra vào cuối năm 1963, cả Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (Ngô Đình Diệm) và Tổng thống Hoa Kỳ (Giôn Ph. Ken-nơ-đi) đều bị nạn, tình hình chính quyền ngụy Sài Gòn trở nên rối ren, kế hoạch 34A phá hoại miền Bắc Việt Nam tiếp tục được CIA điều chỉnh. Theo đó, ngày 24-01-1964, Mỹ thành lập Trung tâm hành quân đặc biệt (SOG), đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ M. Tai-lo (Maxwell Taylor) và Tư lệnh quân đội viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam W.C. Oét-mo-len (Westmoreland). Trên phương diện lý thuyết, SOG sử dụng chiến thuật “chiến tranh ngoại biên” để quấy rối, phá hoại hòng làm suy yếu nền kinh tế miền Bắc; kết hợp với xâm nhập, bắt cóc con tin để khai thác, thu thập tin tức tình báo và phản gián, tuyên truyền phá hoại. SOG có 4 hình thức hoạt động: 1- tập kích bất ngờ; 2- tập kích phá hoại các căn cứ; 3- tổ chức các cuộc hành quân từ cấp đại đội đến tiểu đoàn xâm nhập lãnh thổ miền Bắc, phá hoại các cơ sở sản xuất kinh tế; 4- sử dụng không quân đánh phá làm suy sụp nền kinh tế miền Bắc.
Tháng 4-1964, Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt Mỹ tại miền Nam Việt Nam Clai-dơ Rút-xen (Clyde Russell) đã nhận mệnh lệnh: “Phải đặt chân trên mặt đất, nhìn tận mắt về những hoạt động của cộng sản trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, hơn một tháng sau, lực lượng đặc biệt Mỹ mới huấn luyện xong những toán biệt kích đầu tiên, sẵn sàng vượt biên xâm nhập lãnh thổ Lào, trong đội hình cuộc hành quân biệt kích lần thứ nhất mang tên “Leaping Lena”.
Tháng 6-1964, dưới sự chỉ huy của C. Rút-xen, 5 toán biệt kích quân đội Sài Gòn đã xâm nhập khu vực đường 9 và phía đông Sê-pôn, nhằm do thám mọi hoạt động diễn ra trên tuyến đường Tây Trường Sơn. Tuy nhiên, ngay lần đầu xuất quân, lực lượng biệt kích Sài Gòn đã bị thất bại thảm bại. Chỉ có 5 trong số 40 quân biệt kích thoát chết. Cuộc hành quân “Leaping Lena” kết thúc không kèn, trống. C. Rút-xen bị cách chức và Đô-nan Blách-bơn (Donald Blackburn) được bổ nhiệm thay thế C. Rút-xen làm Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
Tháng 9-1965, Đ. Blách-bơn chỉ định đại tá Bun Xi-mông (Bull Simons) tổ chức cuộc hành quân đánh phá toàn diện cả hai tuyến đường Đông và Tây Trường Sơn, nhằm thâm nhập do thám mọi hoạt động của đối phương trên tuyến đường và chỉ điểm cho không quân Mỹ oanh kích. Căn cứ vào tin tình báo của trung tá Ray Côn (Ray Call) - một trong số sĩ quan chỉ huy cuộc hành quân OP-35: “Cộng sản đem đồ tiếp vận vào quá nhiều, các toán biệt kích gọi phi cơ oanh kích không xuể. Càng bắn phá bao nhiêu, họ đem đồ vào nhiều bấy nhiêu”, Bun Xi-mông đã ra lệnh cho Ray Côn tổ chức các cuộc hành quân viễn thám do các toán biệt kích Mỹ trực tiếp xâm nhập lãnh thổ Lào.
“Chiến tranh ngoại biên” và dấu chấm hết về “huyền thoại SOG”
Theo kế hoạch OP-35, một căn cứ sở chỉ huy hành quân sẽ được thiết lập tại Đà Nẵng, cách biên giới Việt Nam - Lào khoảng 50 dặm. Do đó, Ray Côn đã tìm một địa điểm khác gần biên giới hơn, làm căn cứ sở chỉ huy tiền phương cho những chuyến hành quân xâm nhập (FOB). Bun Xi-mông và Ray Côn đã chọn Khâm Đức, nguyên là trại biệt kích của quân đội Sài Gòn, cách biên giới Việt - Lào 10 dặm, làm căn cứ bàn đạp cho các toán biệt kích xâm nhập tuyến đường Tây Trường Sơn. Sở chỉ huy hành quân trung tâm OP-35 được tổ chức gồm hai cơ sở tại Sài Gòn và Đà Nẵng, với những nhiệm vụ chỉ huy các căn cứ hành quân tiền phương; soạn thảo văn kiện hành quân; điều hành các đơn vị yểm trợ; phối hợp thông tin liên lạc, quản trị, tiếp vận cho các căn cứ hành quân, mà căn cứ đầu tiên là trại Khâm Đức. Tính đến cuối năm 1965, lực lượng biệt kích ở trại Khâm Đức được tổ chức thành 5 toán, mỗi toán gồm 3 biệt kích “mũ nồi xanh” chỉ huy và 9 biệt kích.
Năm 1967, trước đòi hỏi gia tăng hoạt động biệt kích của CIA đối với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, kế hoạch OP-35 có sự điều chỉnh, với sự ra đời của hai căn cứ hành quân Trung (CCC, đóng tại Kon Tum) và căn cứ hành quân Nam (CCR, đóng tại Buôn Ma Thuột). Nhằm thống nhất trong chỉ huy, căn cứ hành quân Đà Nẵng từ đó được gọi là Sở Bắc (CCN), với hai căn cứ hành quân tiền phương là Bộ Chỉ huy Bắc và Bộ Chỉ huy Bắc Nam. Bộ Chỉ huy Bắc đảm trách địa bàn từ vĩ tuyến 17 đến thung lũng A Sầu, Bộ Chỉ huy Trung chịu trách nhiệm phần còn lại trên đất Lào và Bộ Chỉ huy Nam đảm trách các mục tiêu trên đất Cam-pu-chia (kể từ tháng 5-1967). Trong hai năm 1966 - 1967, Bun Xi-mông đã xây dựng được một đơn vị bí mật, gồm 3 bộ chỉ huy, với 110 sĩ quan, hàng nghìn biệt kích Mỹ - ngụy. Ngoài ra, Bun Xi-mông còn xây dựng các trung tâm huấn luyện biệt kích tại ba cơ sở Bắc, Trung và Nam Việt Nam.
Khác với kế hoạch 34A - thực hiện “chiến tranh biệt kích” đánh phá hậu phương miền Bắc Việt Nam, kế hoạch OP-35 nhằm trực tiếp đánh phá toàn bộ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn, bao gồm cả hai tuyến Đông, Tây Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh trên biển. CIA đã lên kế hoạch OP-35 gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: sử dụng các toán biệt kích xâm nhập đường Tây Trường Sơn trên lãnh thổ Lào để do thám, phát hiện và đánh dấu các mục tiêu (căn cứ, sở chỉ huy, kho tàng vật chất), chỉ điểm cho không quân oanh kích. Giai đoạn 2: sử dụng các đại đội biệt kích xung kích trực tiếp tiến công chớp nhoáng vào các mục tiêu dọc biên giới rồi rút quân. Giai đoạn 3: tuyển mộ, tổ chức lực lượng dân sự chiến đấu tại các buôn làng của các dân tộc thiểu số hoạt động phá hoại trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của các cuộc hành quân biệt kích, ngoài nhiệm vụ chính là do thám, phát hiện mục tiêu, chỉ điểm cho không quân oanh kích, các toán biệt kích còn có nhiệm vụ bắt tù binh. Theo CIA, tù binh sẽ cung cấp tin tức mới nhất về các đơn vị của đối phương. Các toán biệt kích thỉnh thoảng xâm nhập vào các khu vực không quân Mỹ oanh kích để thẩm định kết quả những trận đánh bom B52 bằng cách chụp ảnh phạm vi, mức độ tàn phá của bom đạn và xác định tổn thất của đối phương. Cuối cùng là sử dụng máy nghe trộm các cuộc điện đàm giữa bộ chỉ huy đến các đơn vị quân đội Bắc Việt.
Tháng 6-1967, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Mắc Na-ma-ra ra lệnh triển khai chương trình “Mussel Shoals”, đặt máy thăm dò điện tử theo dõi mọi hoạt động chuyển quân trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn, hoặc trong rừng rậm, những nơi nghi có sự hiện diện của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam. Các tín hiệu điện tử sẽ báo về trung tâm kiểm soát Na-khon Pha-nom (Nakhon Phanom, Thái Lan), tiếp đó chuyển đến trung tâm hành quân tại hạm đội 7 cho không quân Mỹ thực hiện các phi vụ oanh kích. Theo chương trình này, hàng ngàn máy dò điện tử được máy bay thả xuống dọc tuyến đường Trường Sơn cùng một số khác do các toán biệt kích “mũ nồi xanh” đem theo, để gài lén vào vùng đối phương kiểm soát. Ngoài những nhiệm vụ trên, quân biệt kích còn được sử dụng vào việc thực thi những nhiệm vụ cứu phi công lâm nạn đang lẩn trốn, hoặc tiến công các trại giam của đối phương để giải thoát tù binh.
Tháng 9-1966, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thành lập Trung tâm hỗn hợp cứu nạn (JPRC) thuộc lực lượng đặc biệt, làm nhiệm vụ hành quân giải cứu tù binh bằng cách: Một là, tấn công bất ngờ vào các trạm giam của đối phương hoặc những nơi tình nghi giam giữ tù binh. Hai là, tìm kiếm lính Mỹ lâm nạn (khi máy bay bị rơi, hoặc tù binh đang trên đường trốn chạy). Mùa khô năm 1964 - 1965, kế hoạch chi tiết về các cuộc hành quân giải cứu đã được hoàn tất và 5 toán biệt kích đã sẵn sàng vượt biên xâm nhập vào tuyến đường Tây Trường Sơn. Để giữ bí mật, các toán biệt kích nhận nhiệm vụ xâm nhập vào lãnh thổ Lào với yêu cầu phải “sạch”, nghĩa là không mang quân hàm, phù hiệu đơn vị. Riêng quân phục được đặt may tại một nước châu Á nào đó. Vũ khí trang bị không phải là súng Mỹ, để sao cho đối phương không tìm được xuất xứ của những vũ khí trên. Nói chung, biệt kích không được phép đem theo bất kỳ vật dụng gì khiến đối phương có thể nhận diện được.
Những thông tin ban đầu mà các toán biệt kích đem về đã củng cố thêm niềm tin của CIA vào khả năng thành công của kế hoạch OP-35. CIA quyết định nới rộng phạm vi hoạt động cho các đơn vị của lực lượng đặc biệt và lệnh cho đại tá Bun Xi-mông gia tăng các cuộc hành quân biệt kích trong năm 1966. Trong khi đó, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam cũng nóng lòng muốn oanh kích hệ thống tiếp tế, truyền tin của đối phương trên địa bàn Nam Lào, bởi theo họ, “Quân đội Bắc Việt rõ ràng đang phát triển nhanh hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để chuyển quân vào miền Nam, mở những trận đánh lớn”.
Từ mùa khô năm 1970 - 1971, những chuyến xâm nhập sang đất Lào và Cam-pu-chia của biệt kích Mỹ - ngụy ngày càng trở nên nguy hiểm. Rô-giơ Pê-giê-lê (Roger Pezzelle), viên chỉ huy triển khai kế hoạch OP-35 sau này nhớ lại: “Trong tháng 8-1971, chúng tôi thả toán biệt kích Can-xát (Kansas) vào khu vực phía Nam khu phi quân sự. Chỉ trong vòng 10 phút, quân đội Bắc Việt kéo tới một trung đội, rồi đại đội và cả tiểu đoàn… Quân đội Bắc Việt đưa quân rất đông vào miền Nam Việt Nam… Họ dùng xe chuyển quân, chở lương thực, đồ tiếp vận đến các đơn vị hành quân của họ trên chiến trường. Biệt kích báo cáo là đối phương có cả xe tăng ở Kon Tum, nhưng chẳng ai tin, cuối cùng phải chụp ảnh đem về”. Kế hoạch OP-35 do CIA soạn thảo thực hiện phi vụ cuối cùng vào cuối năm 1971.
Trong cuộc tấn công chiến lược quy mô toàn miền Nam năm 1972 mà ta gọi là “chiến dịch Nguyễn Huệ”, Quân Giải phóng miền Nam đã đánh thẳng vào các căn cứ, đơn vị chủ lực của Mỹ - ngụy. Thắng lợi vang dội của cách mạng miền Nam đã uy hiếp tinh thần, gây tổn thất nghiêm trọng lực lượng của đối phương. Ngày 30-4-1972, Bộ Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương ra lệnh cho SOG ngừng mọi hoạt động, bàn giao tất cả cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn, đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “huyền thoại về Trung tâm nghiên cứu đặc biệt hay Đoàn nghiên cứu quan sát sát - SOG”.
Tổn thất nặng nề - kết quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa
Khi quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, tất cả những hồ sơ về cuộc chiến bí mật của CIA đều được đưa vào tủ sắt niêm phong. Câu chuyện về những đơn vị SOG chìm dần vào lãng quên. Cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi những hồ sơ mật được giải mã, những bí mật về lực lượng biệt kích Mỹ và Sài Gòn mới được phơi bày. Theo đó, từ năm 1957, lực lượng đặc biệt Mỹ đã hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trên cương vị cố vấn cho quân đội Sài Gòn. Ngày 24-6-1957, một bộ phận của Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ được cử sang Việt Nam huấn luyện cho quân đội Sài Gòn tại Trung tâm huấn luyện biệt động ở Nha Trang. Mười năm sau (năm 1967), lực lượng biệt kích Mỹ với vai trò cố vấn đã yểm trợ cho trên 40.000 dân sự chiến đấu, hoạt động trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam, đặc biệt suốt tuyến đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh - Trường Sơn, với các kế hoạch ngăn chặn, đánh phá, hủy diệt một cách toàn diện bằng biệt kích, bom đạn, tâm lý chiến, phương tiện kỹ thuật hiện đại,…
Hơn nửa thế kỷ qua, Lầu Năm góc vẫn chưa được báo cáo chính xác con số tổn thất của họ trong nỗ lực phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn. Người ta chỉ có thể ước đoán lực lượng biệt kích Mỹ mất khoảng trên 3.000 lính, trong đó số bị mất tích khoảng 1/4. Ngoài ra, những biệt kích quân, điệp viên, tình báo được CIA điều động ra miền Bắc Việt Nam để phá hoại, tính đến năm 1968, có khoảng 500 người bỏ mạng, một số bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc. Năm 1973, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trả tự do cho 591 tù binh Mỹ. Từ những năm 1970 - 1980, khoảng 400 biệt kích, gián điệp Sài Gòn bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc đã được trả tự do.
Đến nay, tuyến đường vận tải chiến lược, đường mòn Hồ Chí Minh - Trường Sơn huyền thoại vẫn tồn tại và phát triển không ngừng, là minh chứng cho sức sống trường tồn của dân tộc mà không sức mạnh nào của quân xâm lược có thể ngăn cản nổi./.
----------------------
(1) Kenneth Conboy Deale Andrade: “How American lost the secret war in North Vietnam, United Press, 2000
(2) Sedgwick Touriso: “Secret Army, secret war”, 1995
Đồng chí Đào Duy Tùng với công tác báo chí của Đảng  (16/05/2014)
Đồng chí Đào Duy Tùng: Nhà tư tưởng - lý luận của Đảng ta  (15/05/2014)
Thủ tướng Chính phủ: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia  (15/05/2014)
Triệu trái tim chung nhịp đập bảo vệ chủ quyền Tổ quốc  (15/05/2014)
Việt Nam sử dụng mọi biện pháp phù hợp để bảo vệ chủ quyền  (15/05/2014)
Hội Việt Nam - ASEAN phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan  (15/05/2014)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay