Hội Việt Nam - ASEAN phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan
Ngày 15-5, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - ASEAN đã ra Tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Tuyên bố nêu rõ, hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một quốc gia thành viên; đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp tình hình và gây mất ổn định, đe dọa hòa bình, tự do hàng hải ở khu vực.
Tuyên bố nhấn mạnh: “Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới bị đe dọa nghiêm trọng. Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - ASEAN kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc, đề nghị Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các phương tiện hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong tương lai.
Chúng tôi ủng hộ việc tiến hành đàm phán để giải quyết những bất đồng một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, phù hợp với nguyện vọng và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”.
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - ASEAN hoan nghênh và đánh giá cao việc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 và Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp tại Naypyitaw của Myanmar vừa qua đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng nêu trên và yêu cầu các bên nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh chung của khu vực và thế giới.
Tuyên bố đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi nhân dân các nước ASEAN và các nước trên thế giới, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động nguy hiểm này của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt tôn trọng chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết”./.
Cựu thanh niên xung phong phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan  (15/05/2014)
Chuyên gia Đức: Trung Quốc có động cơ chính trị ở Biển Đông  (15/05/2014)
Khai mạc phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/05/2014)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Đại hội VIII  (15/05/2014)
Chủ tịch nước điện thăm hỏi về vụ sập hầm mỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ  (15/05/2014)
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ có bước phát triển mới  (15/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên