Trên 20 ngân hàng chưa thu phí rút tiền qua ATM
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên vẫn có trên 20 ngân hàng chưa thu phí rút tiền ATM nội mạng như BIDV, BaoVietBank, TienPhong Bank, DongA Bank, SCB, VietinBank, Maritime Bank, VIB, SHB, NamA Bank, MDB... Cùng đó, nhiều ngân hàng khác lại áp dụng phương án điều chỉnh giảm một số loại phí dịch vụ thẻ.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán Bùi Quang Tiên, trong số 34/50 ngân hàng báo cáo về các biểu phí dịch vụ thẻ dự kiến thu thì có 2 đơn vị xây dựng mức thu từ 200-500 đồng/lần giao dịch nội mạng, 10 đơn vị thu ở mức trần (1.000 đồng/lần giao dịch), 22 ngân hàng còn lại thông báo miễn phí dịch vụ này. Lộ trình thu phí tiền mặt thẻ ATM cho giao dịch nội mạng do Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mức thấp nhất là 0 đồng và mức thu tối đa sẽ tăng dần theo từng năm. Năm 2013 sẽ áp mức 1.000 đồng/lần giao dịch và đến năm 2015 tăng lên thành 3.000 đồng/lần giao dịch; giao dịch ngoại mạng tối đa là 3.000 đồng/lần.
Nhiều người cho rằng các ngân hàng nhỏ sẽ tạm hoãn thời hạn thu phí để thu hút khách hàng sử dụng còn các ngân hàng lớn vẫn triển khai đúng thời điểm thu phí như đã định. Tuy nhiên, ngay hôm nay (1-3), chính ngân hàng trụ cột như BIDV cũng chính thức tuyên bố miễn phí rút tiền nội mạng tại ATM cho chủ thẻ trong 2 tháng (từ ngày 1-3 đến hết ngày 30-4).
Một số ngân hàng lại chọn cách “giữ khách” tại thời điểm 1-3 bằng cách điều chỉnh giảm hoặc chưa thu một số loại phí. Đơn cử như Vietcombank, mặc dù vẫn thu phí rút tiền mặt nội mạng ATM 1.100 đồng/giao dịch nhưng ngân hàng này lại chưa thu một số phí như vấn tin tài khoản, in sao kê tài khoản, in chứng từ vấn tin tài khoản...
Riêng phí giao dịch ngoài hệ thống Vietcombank (áp dụng đối với thẻ ghi nợ nội địa) khi vấn tin tài khoản, in sao kê tài khoản, in chứng từ vấn tin tài khoản được giảm từ 1.500 đồng/giao dịch xuống còn 550 đồng/giao dịch.
Trong 5 nhóm phí tại biểu phí mới của thẻ ghi nợ nội địa BIDV (bao gồm: phát hành, sử dụng, giao dịch trên ATM, dịch vụ POS và thanh toán trực tuyến tại các website chấp nhận thẻ), ngân hàng này cũng quyết định miễn phí cho khách hàng một số dịch vụ. Cụ thể như vấn tin số dư tài khoản và xem sao kê nội mạng; phí yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn và thanh toán hóa đơn dịch vụ EVN, VNPT Hà Nội; mua/thanh toán bảo hiểm, thanh toán vé máy bay Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Air Mekong; nạp tiền thuê bao di động – BIDV VnTopup, ví điện tử Vn-Mart trên ATM BIDV; thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ và vấn tin số dư trên POS BIDV; thanh toán trực tuyến trên các website chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa BIDV.
Chủ tịch hội Thẻ ngân hàng Việt Nam - ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank khẳng định hiện chi phí trung bình cho mỗi lần giao dịch rút tiền mặt là từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng. Do đó, nếu tính trên mặt bằng tối thiểu, các ngân hàng vẫn lỗ khoảng 6.000 đồng/giao dịch. Việc hiện nay áp dụng khung giá thu phí tối thiểu là nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong bối cảnh chung.
Hầu hết các ngân hàng đều cam kết sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm dịch vụ thẻ nói chung và dịch vụ ATM/POS nói riêng; kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động; theo dõi giám sát tình trạng hoạt động của máy ATM/POS ngoài giờ làm việc và trong các ngày nghỉ, lễ, Tết... nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Thực hiện rút tiền qua máy ATM của Vietcombank tại góc đường Nguyễn Du cắt Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khách hàng Hoàng Tùng (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ với mức phí rút tiền từ thẻ nội mạng Vietcombank như hiện nay thì anh thấy vẫn chấp nhận được, còn hơn phải mất thời gian vào xếp hàng rồi làm thủ tục rút tiền tại ngân hàng.
Tuy nhiên, hạn mức cho mỗi lần rút tiền ở các cây ATM không giống nhau. Có khi cần rút nhiều nhưng khách hàng chỉ rút được 1,5 triệu đồng/lần do toàn tiền mệnh giá 50.000 đồng. Trong khi đó, phí rút tiền lại tính trên số lần giao dịch, như vậy biểu phí cũng chưa thật phù hợp. Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều khách hàng khi các ngân hàng chính thức thu phí rút tiền qua ATM từ ngày 1-3 này./.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3  (01/03/2013)
Các nước cam kết tăng cường đối thoại về văn hóa  (01/03/2013)
"Bệnh nhân người I-ta-li-a"  (01/03/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên