Xóa bỏ và ngăn chặn tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
21:46, ngày 01-03-2013
TCCSĐT - Ngày 28-2-2013 tại Hà Nội, cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Diễn đàn Đối thoại chính sách về bình đẳng giới để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 2013.
Nhằm hướng tới kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ và hưởng ứng chủ đề của Khóa họp lần thứ 57 của Ủy ban về địa vị Phụ nữ (CSW), Diễn đàn đối thoại Chính sách về Bình đẳng giới tại Việt Nam đã được tổ chức với sự tham dự của hơn 200 đại biểu, gồm các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia quốc tế và trong nước đến từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ ngành có liên quan, Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, cũng như các tổ chức phi chính phủ và cơ quan truyền thông.
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) hằng năm là ngày đánh dấu những thành tựu kinh tế, chính trị và xã hội của phụ nữ trên khắp thế giới. Chủ đề thảo luận năm nay của Diễn đàn dựa trên chủ đề của Khóa họp lần thứ 57 của Ủy ban về địa vị Phụ nữ: "Xóa bỏ và ngăn chặn tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái". Khóa họp này được tổ chức ở Trụ sở chính của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ ngày 4 đến ngày 15-3-2013, với sự tham gia của các đại diện từ các quốc gia thành viên thuộc Ủy ban, Chính phủ các quốc gia (trong đó có Chính phủ Việt Nam), cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội dân sự, với mục đích xem xét việc thực hiện các hoạt động ngăn chặn và ứng phó với mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, xác định các trở ngại đang tồn tại và thách thức mới, và đưa ra các khuyến nghị cụ thể.
Trên thế giới, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một trong các hành vi vi phạm quyền con người phổ biến với nhiều hình thức khác nhau. Việt nam cũng như các quốc gia thành viên Liên hợp quốc luôn thể hiện quyết tâm chính trị mãnh mẽ để nhằm xóa bỏ và ngăn chặn mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Điều này được thể hiện thông qua việc Chính phủ phê chuẩn và triển khai thực hiện Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), thúc đẩy lồng ghép các vấn đề về giới vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nội luật hóa những nguyên tắc, quy định xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Mặc dù có sự tiến bộ nhất định, song vẫn còn những trở ngại cho việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam (NCFAW), khẳng định cam kết của chính phủ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua việc tiếp tục thực hiện các chương trình và chính sách liên quan tới bình đẳng giới. Đồng thời, thông qua diễn đàn này sẽ chuyển tải những thông điệp mạnh mẽ, những giải pháp đột phá của Chính phủ Việt Nam về lĩnh vực này đến với Khóa họp lần thứ 57 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ tại Liên hợp quốc về xóa bỏ, ngăn chặn mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên phạm vi toàn cầu.
Tại buổi đối thoại, Bà Pra-ti-bha Mê-ta (Pratibha Mehta), Điều phối viên Liên hợp quốc thường trú tại Việt Nam, nhấn mạnh: "Bạo lực đối với phụ nữ gây những tổn thất to lớn về mặt kinh tế. Mỗi năm, hàng tỷ đô la được chi cho các chi phí y tế và sự giảm sút hiệu suất làm việc được xem như là hậu quả của bạo lực trên cơ sở giới. Ví dụ, bạo lực với bạn tình của Mỹ ước tính gây tổn thất 5,8 tỷ đô la mỗi năm và ở Fiji là 135,8 triệu đô la, tương ứng với 7% GDP, năm 2002. Ở Việt Nam, một nghiên cứu của Liên hợp quốc ước tính tác động kinh tế của bạo lực gia đình kết luận rằng bạo lực gia đình dẫn đến mất năng suất lao động ước tính 1,78% của GDP trong năm 2010 ... Chúng ta cần luật và chính sách thúc đẩy một môi trường hỗ trợ cho việc thực hiện tất cả các quyền của phụ nữ.".
Tại buổi đối thoại, đại diện từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Hội phụ nữ Việt Nam đã trình bày và chia sẻ những thành công và thách thức trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sau khi được thông qua. Những phát hiện chính từ nghiên cứu gần đây của Liên hợp quốc về lây truyền HIV từ bạn tình, cũng được trình bày tại buổi đối thoại. Báo cáo cho thấy tỷ lệ ngày càng tăng của các trường hợp nhiễm HIV mới là phụ nữ, trong đó một số lượng lớn phụ nữ có nguy cơ nhiễm từ các mối quan hệ lâu dài với bạn tình là nam giới. Cuối cùng, đại diện từ ba mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ hoạt động về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc phối hợp giữa các mạng lưới nhằm thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.
Diễn đàn đối thoại chính sách đã được tổ chức thành công tốt đẹp với những cam kết và khuyến nghị thúc đẩy bình đẳng giới của các bên tham gia. Thay mặt hai cơ quan đồng chủ trì Diễn đàn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Liên hợp quốc tiếp tục cam kết phối hợp hiệu quả hơn nữa để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2020) và Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2015) và đảm bảo một xã hội không có bạo lực cho phụ nữ và trẻ em gái./.
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) hằng năm là ngày đánh dấu những thành tựu kinh tế, chính trị và xã hội của phụ nữ trên khắp thế giới. Chủ đề thảo luận năm nay của Diễn đàn dựa trên chủ đề của Khóa họp lần thứ 57 của Ủy ban về địa vị Phụ nữ: "Xóa bỏ và ngăn chặn tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái". Khóa họp này được tổ chức ở Trụ sở chính của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ ngày 4 đến ngày 15-3-2013, với sự tham gia của các đại diện từ các quốc gia thành viên thuộc Ủy ban, Chính phủ các quốc gia (trong đó có Chính phủ Việt Nam), cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội dân sự, với mục đích xem xét việc thực hiện các hoạt động ngăn chặn và ứng phó với mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, xác định các trở ngại đang tồn tại và thách thức mới, và đưa ra các khuyến nghị cụ thể.
Nhằm kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, cùng với buổi đối thoại chính sách, Liên hợp quốc cũng hỗ trợ việc thực hiện hai sự kiện bên lề. Sự kiện "Phá vỡ định kiến về nghề nghiệp hướng tới bình đẳng giới" phối hợp với Đoàn Thanh niên Việt Nam và Đại sứ quán Ai-len, nhằm thách thức quan niệm giới truyền thống phân chia phụ nữ và nam giới trong các khu vực nghề nghiệp nhất định được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 6-3. Bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng hỗ trợ thực hiện triển lãm có tên "Những giọt nước mắt cười", sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 29-3 tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Sự kiện này nhận được hỗ trợ từ Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha - AECID, Đại sứ quán Na Uy, Trung tâm Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc và các mạng lưới các tổ chức phi chính phủ GENCOMNET, DOVIPNET và NEW đồng hành. |
Trên thế giới, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một trong các hành vi vi phạm quyền con người phổ biến với nhiều hình thức khác nhau. Việt nam cũng như các quốc gia thành viên Liên hợp quốc luôn thể hiện quyết tâm chính trị mãnh mẽ để nhằm xóa bỏ và ngăn chặn mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Điều này được thể hiện thông qua việc Chính phủ phê chuẩn và triển khai thực hiện Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), thúc đẩy lồng ghép các vấn đề về giới vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nội luật hóa những nguyên tắc, quy định xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Mặc dù có sự tiến bộ nhất định, song vẫn còn những trở ngại cho việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam (NCFAW), khẳng định cam kết của chính phủ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua việc tiếp tục thực hiện các chương trình và chính sách liên quan tới bình đẳng giới. Đồng thời, thông qua diễn đàn này sẽ chuyển tải những thông điệp mạnh mẽ, những giải pháp đột phá của Chính phủ Việt Nam về lĩnh vực này đến với Khóa họp lần thứ 57 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ tại Liên hợp quốc về xóa bỏ, ngăn chặn mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên phạm vi toàn cầu.
Tại buổi đối thoại, Bà Pra-ti-bha Mê-ta (Pratibha Mehta), Điều phối viên Liên hợp quốc thường trú tại Việt Nam, nhấn mạnh: "Bạo lực đối với phụ nữ gây những tổn thất to lớn về mặt kinh tế. Mỗi năm, hàng tỷ đô la được chi cho các chi phí y tế và sự giảm sút hiệu suất làm việc được xem như là hậu quả của bạo lực trên cơ sở giới. Ví dụ, bạo lực với bạn tình của Mỹ ước tính gây tổn thất 5,8 tỷ đô la mỗi năm và ở Fiji là 135,8 triệu đô la, tương ứng với 7% GDP, năm 2002. Ở Việt Nam, một nghiên cứu của Liên hợp quốc ước tính tác động kinh tế của bạo lực gia đình kết luận rằng bạo lực gia đình dẫn đến mất năng suất lao động ước tính 1,78% của GDP trong năm 2010 ... Chúng ta cần luật và chính sách thúc đẩy một môi trường hỗ trợ cho việc thực hiện tất cả các quyền của phụ nữ.".
Tại buổi đối thoại, đại diện từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Hội phụ nữ Việt Nam đã trình bày và chia sẻ những thành công và thách thức trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sau khi được thông qua. Những phát hiện chính từ nghiên cứu gần đây của Liên hợp quốc về lây truyền HIV từ bạn tình, cũng được trình bày tại buổi đối thoại. Báo cáo cho thấy tỷ lệ ngày càng tăng của các trường hợp nhiễm HIV mới là phụ nữ, trong đó một số lượng lớn phụ nữ có nguy cơ nhiễm từ các mối quan hệ lâu dài với bạn tình là nam giới. Cuối cùng, đại diện từ ba mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ hoạt động về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc phối hợp giữa các mạng lưới nhằm thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.
Diễn đàn đối thoại chính sách đã được tổ chức thành công tốt đẹp với những cam kết và khuyến nghị thúc đẩy bình đẳng giới của các bên tham gia. Thay mặt hai cơ quan đồng chủ trì Diễn đàn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Liên hợp quốc tiếp tục cam kết phối hợp hiệu quả hơn nữa để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2020) và Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới (2011-2015) và đảm bảo một xã hội không có bạo lực cho phụ nữ và trẻ em gái./.
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham nhũng đến cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI  (01/03/2013)
Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người trực tiếp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ  (01/03/2013)
Xy-ri: Đã đến lúc gác súng để đối thoại  (01/03/2013)
Cao Bằng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (01/03/2013)
Cao Bằng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (01/03/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên