Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông là phù hợp với "lợi ích của tất cả các bên”
20:44, ngày 05-09-2012
TCCSĐT - Trong chuyến công du kéo dài 11 ngày của Ngoại trưởng Mỹ tới một loạt quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn (Hillary Clinton) đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Trung Quốc, chặng dừng chân thứ hai sau In-đô-nê-xi-a.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 4-9, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn đã tới thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc hai ngày theo lời mời của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ngay khi tới Bắc Kinh, bà Clin-tơn đã có cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì, trong đó hai bên trao đổi quan điểm về mối quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề khác cùng quan tâm.
Theo kế hoạch, trong thời gian ở thăm Bắc Kinh, bà Hi-la-ry Clin-tơn có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Các chủ đề dự kiến được bà Hi-la-ry Clin-tơn thảo luận với các quan chức Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm này bao gồm các tranh chấp biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cuộc khủng hoảng tại Xi-ri, vấn đề hạt nhân I-ran, và các vấn đề liên quan đến thương mại.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của bà Hi-la-ry Clin-tơn trong năm nay. Trước đó, hồi tháng 5, bà đã thay mặt Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tham dự vòng đàm phán thứ tư cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung.
Tại buổi hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định các nước phải được hưởng (quyền) tự do hàng hải trên Biển Đông đồng thời cam kết rằng điều này "sẽ không bao giờ là vấn đề" liên quan tới tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn đang ở thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã bày tỏ hy vọng được hợp tác với Mỹ và ghi nhận những yêu cầu của các quốc gia Đông Nam Á nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Ông Dương Khiết Trì nói rằng, tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp và tham vấn thân thiện. Tuy nhiên ông Dương Khiết Trì vẫn khăng khăng nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn nói với Trung Quốc rằng việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) là phù hợp với "lợi ích của tất cả các bên," song bác bỏ những cáo buộc cho rằng Oa-sinh-tơn đang tìm cách kiềm chế quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh với Ngoại trưởng nước chủ nhà Dương Khiết Trì, bà Hi-la-ry Clin-tơn nhấn mạnh: "Chúng tôi tin chắc rằng Trung Quốc và ASEAN đang can dự một tiến trình ngoại giao cùng hướng tới mục tiêu COC."
Bà Hi-la-ry Clin-tơn cũng bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ nhất trí thực hiện COC liên quan tới những tranh cãi về lãnh hải, đồng thời khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á giữ vững tinh thần đoàn kết.
Trước đó tại In-đô-nê-xi-a, trong cuộc gặp người đồng cấp In-đô-nê-xi-a Ma-ty Na-ta-lê-ga-oa (Marty Natalegawa) tại Gia-các-ta (Jakarta), bà Hi-la-ry Clin-tơn đã lặp lại quan điểm rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng Biển Đông, đồng thời kêu gọi tránh tình trạng "ép buộc”" trong vấn đề Biển Đông, cũng như hối thúc các bên cộng tác nhằm đạt được tiến triển trong việc thiết lập bộ quy tắc ứng xử để dàn xếp những tranh chấp chồng chéo tại khu vực này. Bà Hi-la-ry Clin-tơn nêu rõ: "Chúng tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực nên cùng nhau cộng tác để giải quyết các tranh chấp mà không ép buộc, đe dọa và chắc chắn là không sử dụng vũ lực."
Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên và Trung Quốc tạo ra "tiến triển có ý nghĩa" trong Bộ Quy tắc ứng xử và bày tỏ hy vọng hai bên sẽ đạt được tiến triển trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 tới./.
Theo kế hoạch, trong thời gian ở thăm Bắc Kinh, bà Hi-la-ry Clin-tơn có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Các chủ đề dự kiến được bà Hi-la-ry Clin-tơn thảo luận với các quan chức Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm này bao gồm các tranh chấp biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cuộc khủng hoảng tại Xi-ri, vấn đề hạt nhân I-ran, và các vấn đề liên quan đến thương mại.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của bà Hi-la-ry Clin-tơn trong năm nay. Trước đó, hồi tháng 5, bà đã thay mặt Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tham dự vòng đàm phán thứ tư cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung.
Tại buổi hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định các nước phải được hưởng (quyền) tự do hàng hải trên Biển Đông đồng thời cam kết rằng điều này "sẽ không bao giờ là vấn đề" liên quan tới tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn đang ở thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã bày tỏ hy vọng được hợp tác với Mỹ và ghi nhận những yêu cầu của các quốc gia Đông Nam Á nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Ông Dương Khiết Trì nói rằng, tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp và tham vấn thân thiện. Tuy nhiên ông Dương Khiết Trì vẫn khăng khăng nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn nói với Trung Quốc rằng việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) là phù hợp với "lợi ích của tất cả các bên," song bác bỏ những cáo buộc cho rằng Oa-sinh-tơn đang tìm cách kiềm chế quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh với Ngoại trưởng nước chủ nhà Dương Khiết Trì, bà Hi-la-ry Clin-tơn nhấn mạnh: "Chúng tôi tin chắc rằng Trung Quốc và ASEAN đang can dự một tiến trình ngoại giao cùng hướng tới mục tiêu COC."
Bà Hi-la-ry Clin-tơn cũng bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ nhất trí thực hiện COC liên quan tới những tranh cãi về lãnh hải, đồng thời khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á giữ vững tinh thần đoàn kết.
Trước đó tại In-đô-nê-xi-a, trong cuộc gặp người đồng cấp In-đô-nê-xi-a Ma-ty Na-ta-lê-ga-oa (Marty Natalegawa) tại Gia-các-ta (Jakarta), bà Hi-la-ry Clin-tơn đã lặp lại quan điểm rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng Biển Đông, đồng thời kêu gọi tránh tình trạng "ép buộc”" trong vấn đề Biển Đông, cũng như hối thúc các bên cộng tác nhằm đạt được tiến triển trong việc thiết lập bộ quy tắc ứng xử để dàn xếp những tranh chấp chồng chéo tại khu vực này. Bà Hi-la-ry Clin-tơn nêu rõ: "Chúng tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực nên cùng nhau cộng tác để giải quyết các tranh chấp mà không ép buộc, đe dọa và chắc chắn là không sử dụng vũ lực."
Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên và Trung Quốc tạo ra "tiến triển có ý nghĩa" trong Bộ Quy tắc ứng xử và bày tỏ hy vọng hai bên sẽ đạt được tiến triển trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 tới./.
Cả nước tưng bừng chào đón ngày hội khai trường năm học 2012-2013  (05/09/2012)
Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận Trung ương  (05/09/2012)
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (05/09/2012)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai giảng năm học 2012-2013  (04/09/2012)
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập tăng  (04/09/2012)
Ra Quyết định về Kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu  (04/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển