Kinh tế Nhật Bản tiếp tục phục hồi vững chắc
Dù vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức thường trực như nợ công cao, giảm phát..., nhưng kinh tế Nhật Bản có thể đạt tốc độ tăng trưởng 2% năm 2012 trước khi giảm xuống còn 1,75% năm 2013.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn lời Phó Tổng Giám đốc IMF David Lipton cho rằng, căng thẳng đang tăng lên trong các nền kinh tế châu Âu đã trở thành nguy cơ lớn, đe dọa làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với Nhật Bản, nhờ chi tiêu cho tái thiết sau thảm họa kép động đất sóng thần tháng 3-2011 và tiêu dùng tư nhân tăng mạnh mà tốc độ phục hồi của kinh tế xứ sở hoa anh đào có thể được giữ vững. Mặc dù vậy, IMF vẫn khuyến cáo Nhật Bản cần hành động mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực để tận dụng lợi thế phối hợp giữa các chính sách tài chính, tái cơ cấu và tiền tệ.
Theo các nhà kinh tế IMF, Nhật Bản cần ưu tiên giải quyết các vấn đề tài khóa nan giải để tăng cường sự ổn định về tài chính trong năm 2013. Nợ công của Nhật Bản đã tăng gấp 10 lần trong 20 năm qua, do chi phí an sinh xã hội tăng phi mã.
Cải cách thuế và an sinh xã hội có ý nghĩa sống còn, giúp Nhật Bản giữ vững tăng trưởng, thực hiện cam kết cải tổ tài chính và duy trì niềm tin của nhà đầu tư. Nhật Bản cần đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách và nợ (khoảng 10% GDP trong 10 năm tới). Cải tổ cũng cần tập trung giải quyết các trở lực đối với tăng trưởng như lực lượng lao động già, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thấp, nguồn vốn phòng ngừa rủi ro thấp.../.
Tình hình tại Xyri đang ngày càng căng thẳng  (14/06/2012)
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012: “Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”  (13/06/2012)
Những chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của tân Tổng thống Nga V.Putin định hướng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm tới  (13/06/2012)
Tạo chuyển biến mạnh trong học tập gương Bác Hồ  (13/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay