Động lực mới thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn
Để các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong công tác triển khai thực hiện, Tạp chí Cộng sản phỏng vấn đồng chí Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính, về vấn đề này.
PV: Được các doanh nghiệp đánh giá là động lực mới nhằm thu hút và đầu tư vốn vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, vậy, Thông tư số 84/2011/TT-BTC có những vấn đề quan trọng nổi bật nào, thưa đồng chí?
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu: Là một nước nông nghiệp, với trên 86 triệu dân, 76% số dân sinh sống trong các vùng nông thôn và sinh sống bằng nghề nông nên nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề thời sự trong các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhưng, các cơ chế chính sách đó chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này và thực sự việc đầu tư đó chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Trước thực trạng đó, sự ra đời của Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4-6-2010, về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và việc cụ thể hóa các quy định trên tại Thông tư số 84/2011/TT-BTC, ngày 16-6-2011, của Bộ Tài chính được đánh giá như động lực mới khơi nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Nội dung chính là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cụ thể hóa bằng các chính sách ưu đãi hỗ trợ thiết thực, trực tiếp cho các dự án đầu tư về các nội dung ưu đãi của doanh nghiệp thể hiện tại Thông tư số 84/2011/TT-BTC, bao gồm ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Bên cạnh các ưu đãi, chính sách lần này bổ sung thêm các hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển thị trường và dịch vụ tư vấn; hỗ trợ áp dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ cước phí vận tải.
PV: Xin đồng chí cho biết, đâu là điểm nhấn đặc biệt trong các nội dung ưu đãi đầu tư của Thông tư này so với trước đây?
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu: Thông tư số 84/2011/TT-BTC, ngày 16-6-2011, của Bộ Tài chính quy định rõ nguồn kinh phí để thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04-6-2010, của Chính phủ do ngân sách địa phương bảo đảm. Riêng khoản kinh phí hỗ trợ áp dụng khoa học, công nghệ quy định tại Điều 12, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4-6-2010, của Chính phủ được hỗ trợ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ.
Thực tế, trong thời gian vừa qua, rất nhiều địa phương có nguồn vốn của ngân sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng chưa có chính sách cụ thể nên các địa phương còn e ngại. Hơn nữa, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các khoản hỗ trợ của địa phương phục vụ cho lợi ích của địa phương thì các khoản hỗ trợ phải từ nguồn ngân sách của chính địa phương đó, đồng thời cũng là tạo điều kiện cho địa phương quản lý chặt chẽ và tính toán hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất.
Điểm nhấn đặc biệt trong nội dung ưu đãi đầu tư của Thông tư này là, phần lớn các khoản ưu đãi được hỗ trợ từ ngân sách chứ không phải như trước đây là các khoản ưu đãi chỉ là các khoản miễn hoặc giảm cho các hộ gia đình và cá nhân. Cụ thể như: hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân theo khung giá đất, mặt nước của địa phương trong 5 năm đầu tiên kể từ khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành; các khoản hỗ trợ đầu tư như đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và dịch vụ tư vấn, cước phí vận tải,... được hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương; các chính sách hỗ trợ đầu tư hằng năm, một lần cho doanh nghiệp và cơ chế hỗ trợ có tính đến loại hình doanh nghiệp để có chính sách phù hợp.
Hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và áp dụng cơ chế hỗ trợ sau khi công việc hoàn thành (gọi tắt là hỗ trợ sau đầu tư).
PV: Các doanh nghiệp sẽ phải làm gì để tiếp cận những ưu đãi kể trên (chẳng hạn về cơ chế, thủ tục, phương thức thực thi...)?
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu: Thực hiện cơ chế hỗ trợ sau đầu tư các khoản ưu đãi bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng và sẽ không xảy ra thất thoát. Thông tư đã quy định thủ tục cho phép doanh nghiệp hằng năm chủ động đăng ký với cơ quan tài chính địa phương về dự toán, hình thức quyết toán và chuẩn bị hồ sơ quyết toán (theo năm hoặc theo công việc hoàn thành). Tại địa phương, doanh nghiệp chỉ làm việc với một đầu mối là Sở Tài chính và Sở Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp các sở, ban, ngành liên quan để thẩm định.
Sau khi được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, sở tài chính cấp, phát các khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng lệnh chi tiền.
PV: Theo đồng chí, để thực hiện hiệu quả, về phía các doanh nghiệp phải có những bước chuẩn bị như thế nào?
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu: Về câu hỏi này tôi phải nêu ra đối với hai đối tượng doanh nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4-6-2010, của Chính phủ thì cần khẩn trương đăng ký việc quyết toán, thanh toán với Sở Tài chính các địa phương khi dự án đã hoàn thành.
- Đối với các doanh nghiệp dự kiến sắp tới sẽ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần nghiên cứu kỹ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4-6-2010, của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 84/2011/TT-BTC, ngày 16-6-2011, của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định trên; Thông tư số 06/2010/TT-BKHĐT, ngày 6-4-2011, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục cấp “giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 4-6-2010, của Chính phủ”. Đồng thời, chuẩn bị lực lượng về lao động, vật tư, tiền vốn và công nghệ để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói, đây là mảnh đất vẫn còn nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Một số thành tựu về bảo đảm quyền trẻ em trong thời kỳ đổi mới ở nước ta  (03/11/2011)
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội trong phát triển bền vững - những giải pháp chủ yếu đối với Việt Nam  (03/11/2011)
Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án luật  (03/11/2011)
Kỷ niệm 94 năm Cách mạng Tháng Mười Nga  (03/11/2011)
Tuyển chọn được 280 đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã  (03/11/2011)
Nâng quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới  (03/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay