Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án luật
TCCSĐT - Ngày 3-11, theo chương trình, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi; dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Buổi chiều, các đại biểu nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quảng cáo; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quảng cáo; Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giám định tư pháp; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Giám định tư pháp; Bộ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Thái Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính.; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ngày 2-11, Dự thảo Luật Giáo dục Đại học gồm 12 chương, 67 điều được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình ra Quốc hội. Dự thảo được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục đại học và đổi mới quản lý của cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn đầu tư của xã hội đối với giáo dục đại học. Dự thảo Luật là đã cụ thể hóa được những nội dung quy định còn mang tính khái quát như quy định về cơ sở giáo dục đại học, chính sách nhà nước về phát triển giáo dục đại học, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học cũng như ưu tiên thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn...
Dự thảo Luật đã thể chế hóa chính sách xã hội hóa giáo dục đại học với việc bổ sung định nghĩa về cơ sở giáo dục đại học tư thục phi lợi nhuận; quy định về kiểm định chất lượng đào tạo, theo đó, các trường phải có trách nhiệm thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
Dự thảo Luật này sẽ được Quốc hội thảo luận vào ngày 14-11.
|
Nhiều đại biểu góp ý đối với những luật cần chỉnh sửa không nhiều thì Quốc hội nên quyết ngay trong một kỳ họp chứ không nên để hai kỳ.
Một số đại biểu đề nghị nên đưa vào Chương trình các Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước; Luật Bảo vệ quyền lợi người dân thuộc diện di dời giải tỏa, Luật Trưng cầu dân ý… để đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống./.
Kỷ niệm 94 năm Cách mạng Tháng Mười Nga  (03/11/2011)
Tuyển chọn được 280 đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã  (03/11/2011)
Nâng quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới  (03/11/2011)
"Quan hệ Nga-Hàn đứng trước tương lai tươi sáng"  (02/11/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm Hàn Quốc và dự Hội nghị APEC lần thứ 19 tại Hawaii  (02/11/2011)
Cần khắc phục tình trạng luật chờ nghị định thi hành  (02/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay