Mỹ - Pa-ki-xtan thắt chặt tình đồng minh
Lâu lắm người ta mới được chứng kiến mối quan hệ giữa hai đồng minh chống khủng bố Mỹ và Pa-ki-xtan gần gũi đến vậy. Đặc phái viên mới của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan, ông Ri-chớt Hôn-brúc đang có mặt tại Pa-ki-xtan trong chuyến công du đầu tiên tới khu vực. Trong thời gian này, đích thân Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma đã điện đàm với người đồng cấp Pa-ki-xtan, ông Gia-đa-ri. Cả hai bên đã đạt được sự nhất trí về một loạt vấn đề với trọng tâm là cuộc chiến chống khủng bố.
Đồng minh mạnh
Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông B.Ô-ba-ma khẳng định Mỹ muốn bảo đảm Pa-ki-xtan là một đồng minh mạnh của Oa-sinh-tơn trong cuộc chiến chống khủng bố. Một trong những vị trí đầu tiên được tân Tổng thống Ô-ba-ma bổ nhiệm cũng chính là đặc sứ Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan. Ông Ô-ba-ma cũng yêu cầu phải xem xét lại chính sách của Mỹ ở hai nước này theo hướng mở rộng hơn vào trước thời điểm Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra vào tháng 4 tới. Ngoài ra, đặc phái viên Ri-chớt Hôn-brúc nhấn mạnh Mỹ muốn xem xét lại các cam kết và tình hữu nghị với nhân dân Pa-ki-xtan. Một loạt động thái sốt sắng này của chính quyền tân Tổng thống Ô-ba-ma cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với đồng minh chống khủng bố Pa-ki-xtan.
Việc Mỹ gia tăng sự quan tâm đối với Pa-ki-xtan vào thời điểm này cũng dễ hiểu. Một trong những trọng tâm ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ là giải quyết cuộc xung đột ở Áp-ga-ni-xtan trong chiến lược khủng bố. Tổng thống Ô-ba-ma đã buộc phải thừa nhận vấn đề Áp-ga-ni-xtan đang trở nên khó khăn, thậm chí nan giải hơn cả I-rắc. Cũng như vậy, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Đô đốc Mai-cơ Mu-len nhận định chiến trường Áp-ga-ni-xtan sẽ khốc liệt hơn I-rắc do hoạt động chính trị phức tạp ở khu vực bộ lạc cũng như địa bàn trú ẩn an toàn của al-Qaeda dọc biên giới với Pa-ki-xtan.
Biên giới Pa-ki-xtan - Áp-ga-ni-xtan được cho là nơi ẩn náu của al-Qaeda, mục tiêu truy quét số một của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Tổng thống Ô-ba-ma từng tuyên bố Áp-ga-ni-xtan là mặt trận chính trong cuộc chiến chống khủng bố. Các bộ lạc ở Pa-ki-xtan được cho là ủng hộ các thế lực nổi dậy Ta-li-ban và khủng bố mà cho đến nay chính quyền I-xla-ma-bát vẫn bất lực cũng như không thể kiểm soát nổi hoạt động của các thế lực này trên lãnh thổ mình. Pa-ki-xtan không chỉ được Mỹ xây dựng mối quan hệ đồng minh mà mối quan hệ này càng được Oa-sinh-tơn coi trọng vì dù sao Pa-ki-xtan cũng là một chỗ dựa để Mỹ tiêu diệt khủng bố ở khu vực trọng yếu này. Sau cuộc điện đàm cấp cao giữa ông Ô-ba-ma và ông Gia-đa-ri, Nhà Trắng đã ra một thông cáo lên tiếng ủng hộ nền dân chủ của Pa-ki-xtan và cam kết về mối quan hệ cộng tác vững mạnh giữa hai nước, đặc biệt trong chống khủng bố và phát triển kinh tế. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí cần phải có một chiến lược để giải quyết các vấn đề của khu vực Nam Á.
Không phải lúc nào cũng “cơm lành, canh ngọt”
Chuyến công du của đặc phái viên Ri-chớt Hôn-brúc tới Pa-ki-xtan nhằm thúc đẩy các hoạt động chống khủng bố đã thu được một số kết quả nhất định. Tại cuộc gặp giữa ông với các nhà lãnh đạo Pa-ki-xtan, thỏa thuận về việc thành lập một nhóm nghiên cứu chung xem xét toàn bộ các chính sách khu vực và vạch chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, đã được thông qua. Theo đó, hai bên nhất trí thành lập một nhóm "Liên cơ quan", do ông R.Hôn-brúc và Bộ trưởng Ngoại giao Pa-ki-xtan Sa Ma-mút Cơ-rê-si lãnh đạo.
Để có được sự đồng thuận này, ông Hôn-brúc đã phải đối mặt với những khó khăn vốn là nguyên nhân khiến quan hệ đồng minh Mỹ-Pa-ki-xtan nhiều phen bị sứt mẻ. Ông tới Pa-ki-xtan trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan không phẳng lặng do Oa-sinh-tơn cáo buộc I-xla-ma-bát không đủ nỗ lực xóa bỏ các cơ sở của lực lượng nổi dậy Hồi giáo tại Pa-ki-xtan. Ông Hôn-brúc không ngần ngại chuyển tới lãnh đạo Pa-ki-xtan thông điệp cứng rắn của Tổng thống Ô-ba-ma rằng Oa-sinh-tơn không cho phép để An Kê-đa và Ta-li-ban có nơi trú ẩn an toàn tại Pa-ki-xtan, đồng thời nhấn mạnh I-xla-ma-bát phải tăng cường hành động chống khủng bố. Đã không ít lần Mỹ đe dọa cắt viện trợ cho Pa-ki-xtan nếu không hành động tích cực và không ổn định được tình hình đất nước.
Một trong những thách thức của chính quyền Tổng thống Ô-ba-ma là thuyết phục hai nước láng giềng vốn không hòa thuận Ấn Độ và Pa-ki-xtan “chung vai sát cánh” trong cuộc chiến chống An Kê-đa và lực lượng nổi dậy Ta-li-ban. Vì vậy trong bối cảnh Ấn Độ và Pa-ki-xtan đang gia tăng căng thẳng sau vụ tấn công ở thành phố Mum-bai (Ấn Độ) mà Niu Đê-li cáo buộc phiến quân có căn cứ ở Pa-ki-xtan là chủ mưu, sứ mệnh của đặc sứ Ri-chớt Hôn-brúc càng nặng nề.
Hơn nữa, các vụ tấn công “bé cái nhầm” của các lực lượng Mỹ chống khủng bố nhưng lại rơi trúng đầu dân thường vô tội Pa-ki-xtan khiến đồng minh I-xla-ma-bát không hài lòng. Pa-ki-xtan đã yêu cầu Mỹ ngừng các cuộc không kích vào lãnh thổ nước này, cho rằng những hành động như vậy chỉ gây phản tác dụng trong cuộc chiến chống khủng bố./.
Mỹ - Pa-ki-xtan thắt chặt tình đồng minh  (13/02/2009)
Hứa hẹn thêm nhiều hợp tác kinh tế với Cộng hòa Áo  (13/02/2009)
Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ 8: Xây dựng lực lượng sinh viên ngày càng vững mạnh  (13/02/2009)
Đối ngoại đa phương kênh Đảng khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (13/02/2009)
Một sự xuyên tạc xấu xa  (13/02/2009)
Cần có sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác xóa đói, giảm nghèo  (13/02/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm