Xây dựng đề án an ninh lương thực quốc gia đến 2020
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đề nghị các cơ quan chức năng xây dựng đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, được tính toán kỹ lưỡng trên các cơ sở khoa học cụ thể.
Tại buổi làm việc với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính và Văn phòng Chính phủ về vấn đề an ninh lương thực, ngày 13-10 ở Hà Nội, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, điều đầu tiên cần tính đến là bảo đảm đủ nhu cầu lúa gạo cho nhân dân, sau đó dành cho dự trữ và xuất khẩu.
Theo Phó Thủ tướng, để bảo đảm an ninh lương thực, việc cần làm là nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, mà không phải là mở rộng diện tích đất lúa. Các cơ quan chức năng cần ưu tiên giữ diện tích đất lúa tối thiểu cho người dân trên tinh thần phục vụ tối đa đời sống của nhân dân, đồng thời điều hòa lợi ích giữa diện tích đất trồng lúa với đất trồng các cây lương thực khác.
Theo thống kê, năng suất lúa bình quân cả nước năm 2007 đạt 49,8 tạ/ha và sản lượng lúa bình quân giai đoạn 2001 - 2007 đạt xấp xỉ 35 triệu tấn/năm.
Năng lực chế biến lúa gạo hiện nay đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa chủ động hoàn toàn trong các khâu tồn trữ lúa gạo. Mặc dù năng suất lúa bình quân của Việt Nam đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á nhưng theo Bộ Công Thương, giá gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo Thái Lan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết tỷ lệ lúa hàng hóa sản xuất tại các vùng có sự chênh lệch cao. Tại đồng bằng Sông Hồng lúa hàng hóa chiếm khoảng 25% - 30%, Đông Nam bộ là 55-60% và vùng đồng bằng Sông Cửu Long 70% - 75%, trong khi tại miền núi phía Bắc chỉ khoảng 8-10% và miền Trung và Tây Nguyên khoảng 15% - 20%./.
Vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế  (14/10/2008)
60 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng  (14/10/2008)
Nâng lương cho lao động tại doanh nghiệp từ 2009  (14/10/2008)
Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ  (14/10/2008)
Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương  (14/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên